Lĩnh vực văn học luôn mang lại rất nhiều cảm xúc cho người đọc và đây cũng là lĩnh vực với nhiều kiến thức, thể loại đa dạng. Vậy tản văn là gì? Tản văn là thể loại văn học có đặc trưng như thế nào. Hãy cùng Wiki tìm hiểu!
Mục lục bài viết
Tản văn là gì?
Tản văn là gì? Tản văn là một trong các thể loại văn học với hình thức đa dạng, đề tài rộng rãi và phong phú không bị hạn chế bởi thời gian hay không gian. Cùng với sự phát triển của nền văn học mà ý nghĩa và phạm vi của tản văn cũng biến đổi không ngừng
Tản văn hiện đại không chỉ có các thể loại văn học thơ, ca, kịch, tiểu thuyết… mà còn có các thể loại khác như tạp văn, tiểu phẩm, tùy bút, truyền kí, du (lịch) kí, những chuyện kể tai nghe mắt thấy, hồi ký, báo cáo văn học v.v…
Cách viết tản văn không có sự gò bó, hay câu nệ, nội dung viết tự do, điều chỉnh biến hóa tùy ý có thể là sự trần thuật về diễn biến sự việc, hay miêu tả hình tượng nhân vật mà cũng có thể là gửi gắm tình cảm qua điều gì đó, phát biểu quan điểm bản thân…
Đặc trưng của tản văn
Tính trữ tình
Mỗi nhà văn có thể sáng tác tản văn qua những gì họ nhìn thấy, họ suy nghĩ, họ cảm nhận được. Muốn viết tản văn cần có “sự cảm nhận” rồi viết về những gì mà nhà văn tự mình cảm thấy, tự mình trải qua như một điều tất yếu
Nếu tiểu thuyết viết về sự việc trong cuộc đời người khác thì tản văn lại viết về chính mình, cho dù có viết về người khác thì trên thực tế cũng là viết về chính mình mà thôi. Cái mà tiểu thuyết viết là ngoài bản thân nhưng cái tản văn viết lại chính là sự việc của tác giả
Trong khi tiểu thuyết dễ chạm đến, dễ cảm nhận thì tản văn lại khó cảm, nó tựa như là sự phân thân của nhà văn, là sự ghi chép lại một cách hư cấu trong bản thân của nhà văn
Suy cho cùng, tản văn chính là biểu lộ sự chân thành chân thực một cách linh hoạt. Trong sáng tác tản văn, đề tài có thể gặp nhưng không thể cầu được là có. Tản văn tất yếu phải dựa vào tình cảm chân thành xuất phát từ cuộc sống và kinh nghiệm nghệ thuật chứ không phải là sự chắp vá, thiếu thì bổ sung
Tính tự do, phóng túng
Tản văn là thể văn tự do và phóng túng vô cùng. Bất luận đề tài, bố cục kết cấu hay thủ pháp nào thì tản văn đều ít có tính quy phạm, cách thức, hạn chế, tất cả đều là cảm nhận và giãi tác giả làm trung tâm
Trong tác phẩm tản văn luôn có nghị luận logic và cả tranh luận nhưng nó không hề giống văn phê bình hay văn lí luận với thái độ trang nghiêm khiến người đọc dường như thấy tức giận, phẫn nộ ngay khi đọc
Tính đa dạng về đề tài
Tản văn là thể loại có đề tài rộng lớn từ lịch sử, hiện tại, tương lai, tự nhiên, xã hội, nhân sinh, sự kiện, cảnh vật, tình cảm, tinh thần cho đến thiên văn, địa lí, tôn giáo, văn hóa, nghệ thuật, triết học …
Tản văn với hình thức phong phú không theo bất kể một khuôn nào. Hình thức thể loại tản văn hết sức linh hoạt, có thể liên hệ với các thể loại khác tạo nên tính tạo hình rất lớn
Người ta căn cứ vào đối tượng và hình thức thể hiện để chia tản văn thành ba loại: tản văn tự sự, tản văn trữ tình, tản văn nghị luận.
Qua những giãi bày của các nhà văn, tản văn bao hàm những triết lí sâu sắc, tình ý đậm chất thơ là những yếu tố hấp dẫn người đọc
Kết cấu tự do
Có thể thấy tản văn có kết cấu tự do. Đặc điểm tự do trong kết cấu này của tản văn khiến người đọc có cảm giác tản mạn, nhưng cái “tản” này không hề có sự lộn xộn
Ngôn ngữ xúc tích
Ngôn ngữ tản văn bóng bẩy, trong sáng, súc tích, tươi mới, tự nhiên. Đề tài của tản văn rộng nhưng đều nằm trong những suy nghĩ, trải nghiệm của tác giả từ cuộc sống thường ngày cho đến các hiện tượng khác
Chính những nội dung này lại rất hợp với ngôn ngữ tự nhiên, tươi mới, gọn gàng, bóng bẩy. Tản văn miêu tả nhân vật, âm thanh và tình cảm hết sức sinh động chân thành. Những dòng cảm xúc diễn ra hết sức tự nhiên
Trên đây, Wiki đã chia sẻ đến bạn đọc về chủ đề Tản văn là gì? Đặc trưng của tản văn. Hi vọng bạn đọc đã có thêm những thông tin bổ ích cho mình cũng như có thể vận dụng phần nào đó nhằm viết lên những suy nghĩ chân thực của bản thân đối với những sự việc có ý nghĩa nhất. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!