Quy hoạch giao thông tỉnh Hưng Yên đến năm 2030

0
132

Quy hoạch giao thông tỉnh Hưng Yên thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 gồm hệ thống đường bộ, đường sắt, đường thủy và cảng cạn.

Thưc trạng giao thông tỉnh Hưng Yên

Đường bộ

Hệ thống cao tốc, quốc lộ

Hệ thống cao tốc, quốc lộ đóng vai trò là các tuyến giao thông đối ngoại chính yếu đối với tỉnh Hưng Yên, gồm tuyến cao tốc Hà Nội – Hải Phòng và 5 tuyến quốc lộ 5, 39, 38, 38B, tuyến đường nối hai đường cao tốc là Hà Nội – Hải Phòng và Cầu Giẽ – Ninh Bình với tổng chiều dài 150,76 km, quốc lộ cơ bản đạt từ cấp III đến cấp I.

Hệ thống cao tốc, quốc lộ trên địa bàn tỉnh Hưng Yên hình thành nên 4 trục ngang và 1 trục dọc, phù hợp với đặc điểm, điều kiện địa lý, hướng tuyến của tỉnh, tạo lên mạng lưới liên hoàn liên kết giữa tỉnh Hưng Yên với thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận, cũng như kết nối trung tâm tỉnh với các huyện và kết nối giữa các huyện với nhau.

(1) Cao tốc Hà Nội – Hải Phòng

Cao tốc Hà Nội – Hải Phòng là tuyến kết nối thủ đô Hà Nội với cảng biển Hải Phòng; đoạn tuyến qua địa bàn tỉnh Hưng Yên có chiều dài 26,55 km, quy mô 6 làn xe cơ giới, mặt đường bê tông nhựa (có tạo nhám mặt), hiện có 01 điểm giao cắt khác mức kết nối với quốc lộ 39.

(2) Quốc lộ 5

Quốc lộ 5: Điểm đầu nút Cầu Chui, quận Long Biên, thành phố Hà Nội, điểm cuối Nhà máy DAP, quận Hải An, thành phố Hải Phòng, chiều dài tuyến khoảng 113km, đạt tiêu chuẩn cấp II, 4-6 làn xe. Đoạn đi qu tỉnh Hưng Yên từ TT. Như Quỳnh (Km11+335) đến xã Minh Đức (Km33+890), dài 22,56 km, đạt tiêu chuẩn cấp II ĐB, mặt đường bê tông nhự .

Đặc điểm: tuyến đi qua vùng đồng bằng, hai bên đường dọc tuyến gồm nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp như các KCN Như Quỳnh, Phố Nối, Minh Đức…; tuyến cũng đi qua nhiều thị trấn, thị tứ như Như Quỳnh, Bần,…

(3) Quốc lộ 38

Quốc lộ 38: Điểm đầu giao cao tốc Nội Bài – Bắc Ninh, Tp Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh, điểm cuối giao QL.21B, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, chiều dài tuyến khoảng 96 km, đạt tiêu chuẩn cấp III, 2-4 làn xe. Đoạn qu địa bàn tỉnh Hưng Yên từ dốc Cống Tranh đến cầu Yên Lệnh (gồm hai đoạn: Cống Tranh – Trương Xá, Km19, QL39 và Km35, QL39 – cầu Yên Lệnh), dài 18 km, đạt tiêu chuẩn IV, V ĐB, mặt đường bê tông nhự ; đoạn qua thành phố Hưng Yên có quy mô đường cấp II, 4 làn xe.

Đặc điểm: tuyến đi 2 khu vực đô thị (thị trấn Ân Thi, thành phố Hưng Yên), đoạn còn lại qua khu vực đất nông nghiệp.

(4) Quốc lộ 38B

Quốc lộ 38B: Điểm đầu ngã tư Gi Lộc, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương, điểm cuối giao QL.12B, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, chiều dài tuyến khoảng 122Km, đạt tiêu chuẩn cấp II-III ĐB, 2-4 làn xe.

Đoạn qu địa bàn tỉnh Hưng Yên từ cầu Tràng (giáp ranh tỉnh Hải Dương), đến thành phố Hưng
Yên, dài 18,2km, đạt tiêu chuẩn cấp III ĐB, mặt đường bê tông nhự ; đoạn qua thành phố Hưng Yên từ Chợ Đầu đến cầu Yên Lệnh, đạt tiêu chuẩn cấp II ĐB, 4 làn xe. Đặc điểm: Tuyến chạy dọc theo kênh Hòa Bình, qua 03 khu vực đô thị (thị trấn Trần Cao, thị trấn Vương, thành phố Hưng Yên).

(5) Quốc lộ 39

Quốc lộ 39: Điểm đầu giao QL.38, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, điểm cuối cảng Diêm Điền, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, chiều dài tuyến khoảng 124km, đạt tiêu chuẩn cấp III ĐB, 2-4 làn xe. Đoạn qua tỉnh Hưng Yên từ Phố Nối đến cầu Triều Dương, dài 45km, đạt tiêu chuẩn cấp III ĐB, đi qua thị xã Mỹ Hào, các huyện Yên Mỹ, Khoái Châu, Kim Động, TP. Hưng Yên và Tiên Lữ. Đặc điểm: tuyến đi qu một số khu, cụm công nghiệp, một số khu vực đô
thị: Mỹ Hào, Yên Mỹ, Bô Thời, Lương Bằng, TP. Hưng Yên.

(6) Đường nối 2 cao tốc:

Điểm đầu giao đường dẫn cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, điểm cuối cầu Hưng Hà (giáp ranh tỉnh Hà Nam), dài 27 km, đạt tiêu chuẩn cấp II ĐB, mặt đường bê tông nhựa. Tuyến đi qua 5 huyện và thành phố Hưng Yên.

Hệ thống đường tỉnh

Hưng Yên có 15 tuyến đường tỉnh với tổng chiều dài 391,42km, tạo thành hệ thống các trục dọc, trục ngang gồm: ĐT.376, ĐT.377, ĐT.377B, ĐT.378, ĐT.379, ĐT.379B, ĐT.380, ĐT.381, ĐT.382, ĐT.382B, ĐT.383, ĐT.384, ĐT.385, ĐT.386, ĐT.387, cơ bản đạt từ cấp VI đến cấp III, tỉ lệ nhự hó đạt 100%.

Đường sắt

– Tuyến đường sắt:

Tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phòng chạy qua địa bàn, là tuyến nối thủ đô Hà Nội và cảng biển Hải Phòng dài 101,8 km; đoạn qua địa bàn tỉnh Hưng Yên từ Km19+100 đến Km39+500, dài 20,4 km có 02 ga. Tuyến có khổ đường 1.000 mm, hạ tầng tuyến còn hạn chế.

– Ga đường sắt:

Ga Lạc Đạo và ga Tuấn Lương là các g dọc đường, chỉ có 2-3 đường ga. Hiện tại các ga này chủ yếu làm nhiệm vụ đón gửi tàu, cắt lấy toa xe hàng và xếp dỡ hàng hóa.

– Cầu đường sắt:

Có 2 cầu Như Quỳnh và Bà Sinh được xây dựng với kết cầu dàn với tổng chiều dài 75m. Hiện tại các cầu này đang trong giai đoạn xuống cấp và tốc độ cũng bị giới hạn (40km/h).

Đường thủy nội địa

Hưng Yên là tỉnh nằm ở trung tâm vùng đồng bằng sông Hồng có tiềm năng phát triển hệ thống đường thủy nội địa. Ngoài các tuyến sông Trung ương qua địa bàn còn có các tuyến sông đị phương có thể tham gia vận tải hàng hóa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội và giảm tải cho hệ thống đường bộ của tỉnh.

– Hệ thống sông do Trung ương quản lý:

Hưng Yên có 2 sông do Trung ương quản lý là sông Hồng và sông Luộc tổng chiều dài 92 km, cụ thể như sau:

+ Sông Hồng: Trên địa phận tỉnh Hưng Yên, sông Hồng từ Xuân Quan huyện Văn Giang đến ngã ba Phương Trà huyện Tiên Lữ, dài 64 km, đạt cấp 2, luồng lạch khá ổn định, độ sâu ≥ 2,0m, đảm bảo cho các loại phương tiện đến 1000 tấn có thể vận tải trên sông quanh năm.

+ Sông Luộc: Trên địa phận tỉnh Hưng Yên, sông Luộc từ ngã ba Phương Trà đến xã Nguyên Hòa Phù Cừ, dài 28 km, đạt cấp 2, luồng lạch trên sông khá ổn định, độ sâu ≥ 2,0 m, đảm bảo cho các loại phương tiện có tải trọng đến 1000 tấn có thể vận tải trên sông quanh năm.

– Hệ thống sông do đị phương quản lý:

Trên địa bàn tỉnh Hưng Yên có 5 tuyến sông do địa phương quản lý với tổng chiều dài khoảng 113 km. Hiện tại có 4 sông có thể khai thác vận tải là sông Sặt, sông Chanh, sông Cửu Yên và sông Điên Biên; các sông khác chỉ phục vụ tưới tiêu.

+ Sông Sặt:

Sông Sặt từ ngã ba Bát Tràng (giao sông Hồng) chảy qua đập Xuân Quan – Báo Đáp – Kênh Cầu – Lực Điền – Sặt ra Hải Dương qua Âu Ngọc Uyên ra sông Thái Bình, tổng chiều dài 62 km. Sông chảy qua hầu hết các huyện phía Bắc tỉnh Hƣng Yên: Văn Giang, Yên Mỹ, Mỹ Hào, Ân Thi. Đoạn trên địa phận Hưng Yên từ Xuân Quan đến Cống Tranh dài 34 km. Hạn chế: Trên tuyến có nhiều cầu, cống có tĩnh không hạn chế, khẩu độ thông thuyền hẹp (từ 5,2 m đến 6,0 m tại các cửa âu, đập).

+ Sông Cửu An:

Từ đập Giàn qua cầu Ngàng huyện Kim Động – cầu Thi – âu Neo – cầu Ràm – âu An Thổ gặp sông Luộc, phân lưu r âu cầu Xe gặp sông Thái Bình, tổng chiều dài 60 km. Đoạn chảy trong địa phận tỉnh Hưng Yên từ đập Giàn đến ngã ba Pháo Đài, dài 23 km. Sông chảy qua các huyện Khoái Châu, Kim Động, Ân Thi, Phù Cừ. Hạn chế của tuyến sông Cửu An: trên toàn tuyến có 15
cầu và âu tàu, trong đó còn một số cầu có tĩnh không thấp là trở ngại chính cho vận tải.

+ Sông Chanh:

Sông Chanh chảy dọc ranh giới giữa hai tỉnh Hưng Yên và Hải Dương từ cống Tranh (giao với sông Bắc Hưng Hải) đến ngã ba Minh Tân (giao với sông Cửu An tại ngã ba Pháo Đài) qua cầu Tràng, cống Vàng xuống Tam Đa tổng chiều dài 40 km. Sông qua huyện Ân Thi và Phù Cừ. Đây là kênh tiêu chính nối liền hai tuyến sông Sặt và sông Cửu An; là tuyến sông có hai bờ thấp, sông uốn khúc nhiều và chảy qua khu vực dân cư đông đúc.

Trên tuyến có 4 công trình vượt sông là Cống Tranh, cầu Hà, cầu Từ Ô, cầu Tràng. Trong đó cống Chanh chỉ có khẩu độ thông thuyền 5,5 m và cầu Tràng có tĩnh không thấp (3,8 m); hạn chế vận tải.

+ Sông Điện Biên:

Từ cầu Lực Điền (giao với sông Sặt) đến cầu An Tảo, TP. Hưng Yên, chảy qua Bô Thời (Khoái Châu) – Trương Xá (Ân Thi) – Kim Động – TP.Hưng Yên, tổng chiều dài 22km. Sông có vị trí chiến lược, chảy qua nhiều trung tâm kinh tế củ địa phương như Bô Thời, Trương Xá, Kim Động và Thành phố Hưng Yên.

Đoạn từ Lực Điền đến Trương Xá đã được nạo vét, khơi thông luồng đảm bảo các phương tiện có trọng tải đến 100 T có thể lưu thông được; riêng đoạn từ ngã tư Lương Bằng đến TP. Hưng Yên chưa được cải tạo, nâng cấp nên các phương tiện đi lại khó khăn. Trong chiến lược phát triển thành phố Hưng Yên, đây là tuyến sông có triển vọng phát triển vận tải và du lịch.

+ Sông Tam Đô:

Từ cống Bún (giao với sông Sặt) chảy qua cầu Ngói (TT. Ân Thi) gặp sông Thi tại cầu Bình Trì chảy ra ngã ba Tam Đô gặp sông Chanh, tổng chiều dài 7 km.

– Hiện trạng cảng, bến thủy nội địa:

Trên các tuyến sông trên địa bàn tỉnh Hưng Yên chưa có cảng, hiện tại có 111 bến thủy nội đị . Trong đó gồm 86 bến hàng hóa (sông Hồng 43 bến, sông Luộc 13 bến, sông Điện Biên 01 bến, sông Sặt 15 bến, sông Cửu An 3 bến, sông Chanh 11 bến) và 25 bến khách ngang sông (sông Hồng 15 bến, sông Luộc 6 bến, hệ thống sông địa phương 4 bến).

Quy hoạch giao thông tỉnh Hưng Yên đến năm 2030

Đường bộ

Đường bộ cao tốc

(1) Cao tốc Hà Nội – Hải Phòng (CT.04):

Tuyến có điểm đầu Vành đai 3, quận Long Biên, thành phố Hà Nội đến điểm cuối cảng Đình Vũ, quận Hải An, TP Hải Phòng. Đoạn tuyến qua địa bàn tỉnh Hưng Yên có điểm đầu Km6+200 thuộc địa phận xã Cửu Cao huyện Văn Giang, điểm cuối Km32+750 thuộc địa phận xã Bãi Sậy huyện Ân Thi, chiều dài khoảng 26,55 km, quy mô 6 làn xe. Giai đoạn 2021-2030.

(2) Vành đai 4 – Hà Nội (CT.38):

Tuyến có điểm đầu đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai, huyện Sóc Sơn, Hà Nội đến điểm cuối cao tốc Nội Bài – Hạ Long, TP. Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Đoạn qua địa bàn tỉnh Hưng Yên, điểm đầu xã Thắng Lợi, huyện Văn Giang (giáp ranh TP. Hà Nội), điểm cuối xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm (giáp ranh tỉnh Bắc Ninh), chiều dài khoảng 21,6 km, quy mô 6 làn xe. Gi i đoạn 2021-2030.

(3) Cao tốc Chợ Bến – Yên Mỹ (CT.14):

Tuyến có điểm đầu Chợ Bến (giao với VĐ5), Hà Nội đến điểm cuối Yên Mỹ (giao với đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng), Hưng Yên. Đoạn tuyến qua địa bàn tỉnh Hưng Yên, điểm đầu xã Chí Tân huyện Khoái Châu, điểm cuối giao với cao tốc Hà Nội – Hải Phòng tại nút giao Lý Thường Kiệt, huyện Yên Mỹ, chiều dài khoảng 12 km, quy mô 4 làn xe. Giai đoạn sau 2030.

(4) Cao tốc Hưng Yên – Thái Bình (CT.16):

Tuyến có điểm đầu giao đường Vành Đai 4 tại Văn Giang, tỉnh Hưng Yên đến Giao đường Cao tốc Ninh Bình – Hải Phòng – Quảng Ninh tại TP. Thái Bình, tỉnh Thái Bình. Đoạn tuyến qua địa bàn tỉnh Hưng Yên được nâng cấp từ tuyến đường nối 2 cao tốc. Điểm đầu tuyến từ nút giao với Vành đai 4 (Hà Nội) thuộc xã Tân Tiến, huyện Văn Giang, điểm cuối xã Hoàng Hanh, TP. Hưng
Yên, chiều dài khoảng 37,1km; quy mô 4 làn xe. Giai đoạn sau năm 2030.

(5) Nút giao cao tốc:

04 nút giao với cao tốc Hà Nội – Hải Phòng : IC1 (giao Vành đai 3,5 Hà Nội), IC2 (giao Vành đai 4 Hà Nội – CT.38), IC3 (nút giao Lý Thường Kiệt), IC4 (giao ĐT.387).

Quốc lộ

Quy hoạch đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Hưng Yên có 07 tuyến quốc lộ đi qua . Trong đó: Duy tu, bảo trì 04 tuyến quốc lộ hiện hữu: QL.5, QL.38, QL.38B, Tuyến đường nối 2 cao tốc; nâng cấp, duy tu, bảo trì và kéo dài QL.39; xây dựng mới 01 tuyến tránh QL.38B; xây dựng mới 02 tuyến quốc lộ: QL.38C và QL.39B.

(1) Quốc lộ 5: Điểm đầu nút Cầu Chui, quận Long Biên, thành phố Hà Nội, điểm cuối Nhà máy DAP, quận Hải An, thành phố Hải Phòng, chiều dài tuyến khoảng 113 km; quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật: cấp II, 4-6 làn xe. Đoạn đi qu tỉnh Hưng Yên từ TT. Như Quỳnh (Km11+335) đến xã Minh Đức (Km33+890), dài khoảng 22,56 km. Duy tu, bảo trì toàn tuyến đạt quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật cấp II ĐB, 4 làn xe.

(2) Quốc lộ 38: Điểm đầu giao cao tốc Nội Bài – Bắc Ninh, TP. Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh, điểm cuối giao QL.21B, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, chiều dài tuyến khoảng 96 km; quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật: cấp III, 2-4 làn xe. Đoạn qua địa bàn tỉnh Hưng Yên từ điểm đầu dốc Cống Tranh đến điểm cuối cầu Yên Lệnh, dài khoảng 18 km; nâng cấp toàn tuyến đạt quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật: cấp III, 2-4 làn xe.

(3) Quốc lộ 38B: Điểm đầu ngã tư Gia Lộc, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương, điểm cuối giao QL.12B, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, chiều dài tuyến khoảng 122 km; quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật: cấp III ĐB, 2-4 làn xe.

Đoạn qua địa bàn tỉnh Hưng Yên từ cầu Tràng (giáp ranh tỉnh Hải Dương) đến thành phố Hưng Yên, dài khoảng 18,2 km. Duy tu bảo trì toàn tuyến đạt quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật tối thiểu cấp III ĐB, 2-4 làn xe.

Xây dựng mới tuyến tránh QL.38B: Đoạn tuyến qu địa bàn tỉnh Hưng Yên, điểm đầu cầu Yên Lệnh, thành phố Hưng Yên, điểm cuối xã Nhật Quang, huyện Phù Cừ, dài khoảng 19,8 km; quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật tối thiểu cấp III ĐB, 4 làn xe trở lên.

(4) Quốc lộ 39: Điểm đầu giao QL.38, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, điểm cuối cảng Diêm Điền, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, dài khoảng 124 km; quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật cấp III ĐB, 2-4 làn xe.

Đoạn qua tỉnh Hưng Yên từ Phố Nối đến cầu Triều Dương, dài khoảng 45km. Duy tu, bảo trì toàn tuyến đạt quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật cấp III ĐB, 2-4 làn xe.

Kéo dài Quốc lộ 39 từ QL.5 (cầu vượt Phố Nối) đến QL.38 tỉnh Bắc Ninh: đoạn qua tỉnh Hưng Yên từ cầu vượt Phố Nối giao với QL.5 đến giáp ranh tỉnh Bắc Ninh thuộc xã Đại Đồng, Văn Lâm, dài khoảng 7km. Quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật tối thiểu cấp III ĐB, 2-4 làn xe trở lên.

(5) Tuyến đường nối 2 cao tốc: Điểm đầu giao đường dẫn cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, điểm cuối cầu Hưng Hà (giáp ranh tỉnh Hà Nam), dài 27km, đạt tiêu chuẩn cấp II ĐB, mặt
đường bê tông nhựa. Tuyến đi qua 5 huyện và thành phố Hưng Yên.

Xây dựng mới 02 tuyến quốc lộ:

(6) QL 38C: Tuyến có điểm đầu xã Mai Động, huyện Kim Động (giáp ranh Hà Nội), điểm cuối giao với QL.39B tại TT Cao, huyện Phù Cừ, dài khoảng 21,8 km, quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật cấp III ĐB, 2-4 làn xe, xây dựng mới. Toàn tuyến thuộc địa phận tỉnh Hưng Yên.

(7) QL.39B: tuyến được hình thành sau khi hoàn thành nâng cấp từ ĐT 386 và xây dựng mới một số đoạn. Tuyến có điểm giao QL.38 tại Ân Thi, Hưng Yên đến điểm giao QL.21A cầu Lạc Quần tại Xuân Ninh, Xuân Trường, Nam Định, dài khoảng 95km, quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật tối thiểu cấp III, 2-4 làn xe.

Đoạn tuyến qua địa bàn tỉnh Hưng Yên, điểm đầu giao QL.38 tại Trung tâm y tế huyện huyện Ân Thi đến điểm cuối cầu La Tiến bắc qua sông Luộc thuộc xã Tống Trân, huyện Phù Cừ (giáp ranh tỉnh Thái Bình), dài khoảng 25 km, quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật cấp II ĐB, 4 làn xe.

Đường tỉnh

Quy hoạch đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Hưng Yên có 24 tuyến đường tỉnh với tổng chiều dài 661,275 km tăng 270,185 km so với hiện trạng. Cụ thể như sau:

Quy hoạch hệ thống đường (tỉnh) tỉnh Hưng Yên đến năm 2030 Quy hoạch hệ thống đường (tỉnh) tỉnh Hưng Yên đến năm 2030

Nhóm các tuyến đường tỉnh hiện có (duy tu bảo trì, nâng cấp và điều chỉnh tuyến)

(1) Đường tỉnh 376:

Điểm đầu Km0+00 giao với ĐH.22 thuộc địa phận xã Trưng Trắc huyện Văn Lâm, điểm cuối Km37+855 giao với QL.39 thuộc địa phận xã Thiện Phiến huyện Tiên Lữ, chiều dài tuyến khoảng 51,45km (đoạn đoạn Km0+00 giao với QL.5 đến Km37+855 giao với QL.39 Triều Dƣơng; đoạn tránh thị trấn Ân Thi Km17+050 đến Km28+450 Hồng Quang; đoạn tránh Hải Triều Km35+500 đến Km37+190 giao với ĐT.378 tại Dốc Hới).

Quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật cấp I, 6 làn xe, đoạn qua đô thị theo quy hoạch đô thị. Riêng đoạn tuyến cũ từ Thị trấn Ân Thi đến Hồng Quang và từ Hải Triều đến Dốc Hới, quy mô cấp III, 2-4 làn xe.

Quy hoạch điểu chỉnh đoạn tuyến ĐT.376 qu khu vực đông dân cƣ Trung Hòa, Tân Việt dài khoảng 5km; quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật cấp I, 6 làn xe. Kéo dài ĐT.376 từ nút giao ĐH.22 tại xã Trƣưng Trắc, Văn Lâm khoảng 1km đến vị trí giao với tuyến cao tốc CT.38 – Vành đai 4 – Hà Nội. Quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật cấp I ĐB, 6 làn xe.

(2) Đường tỉnh 377:

Điểm đầu Km0+00 giao với ĐT.379B tại thị trấn Văn Giang, điểm cuối Km37+500 giao với ĐT.376 tại xã Hồng Quang, huyện Ân Thi, chiều dài tuyến khoảng 37,5 km. Quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật cấp III ĐB, 2 làn xe, đoạn qu đô thị theo quy hoạch đô thị.

Quy hoạch xây dựng đoạn Ngã ba Thuần Hưng, huyện Khoái Châu đến QL.39 chiều dài khoảng 7km, đoạn tuyến từ QL.39 đến ĐT.376 dài khoảng 6km; đoạn từ ĐT.376 đến ĐT.386 dài khoảng 6km. Quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật tối thiểu cấp III ĐB, 2 làn xe.

Quy hoạch xây dựng các đoạn tuyến tránh xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu; thị trấn Khoái Châu; Thị trấn Văn Giang chiều dài khoảng 18km. Quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật cấp II ĐB, 4 làn xe. (Sau khi đầu tư xây dựng hoàn thành các đoạn tuyến tránh nêu trên thì các đoạn tuyến cũ tương ứng hạ cấp quy hoạch xuống cấp III hoặc theo quy hoạch đô thị được phê duyệt)

(3) Đường tỉnh 377B:

Điểm đầu Km0+00 giao với ĐT.377 tại ngã ba Ba Hàng thuộc xã An Vĩ, huyện Khoái Châu, đến điểm cuối giao ĐT.378 tại Dốc Vĩnh, chiều dài tuyến khoảng 2,4 km. Quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật cấp III ĐB, 2 làn xe.

(4) Đường tỉnh 378:

Điểm đầu Km76+894 thuộc địa phận xã Xuân Quan, huyện Văn Giang (giáp ranh Tp. Hà Nội), điểm cuối KM155+994 thuộc địa phận xã Tam Đa , huyện Phù Cừ (giáp ranh tỉnh Hải Dương), chiều dài tuyến khoảng 79,1 km. Quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật cấp IV ĐB, 2 làn xe.

(5) Đường tỉnh 379:

Điểm đầu Km0+00 tiếp giáp với địa phận TP. Hà Nội nối vào đường Vành đai 3 Hà Nội, điểm cuối Km17+400 giao với QL.39 thuộc địa phận xã Dân Tiến huyện Khoái Châu, chiều dài tuyến khoảng 17,4km.

Đoạn 1: điểm đầu Km0+00 tiếp giáp với địa phận TP. Hà Nội nối vào đường vành đai 3 Hà Nội thuộc địa phận xã Xuân Quan, huyện Văn Giang và điểm cuối giao ĐT.381 thuộc địa phận xã Yên Hòa, Yên Mỹ, dài khoảng 13,3km; quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật cấp I ĐB, 6 làn xe.

Đoạn 2: điểm đầu Km13+300 gi o ĐT 381 thuộc địa phận xã Yên Hòa, Yên Mỹ đến điểm cuối Km17+400 giao với QL.39 thuộc địa phận xã Dân Tiến, huyện Khoái Châu, dài khoảng 4,1km. Quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật cấp III ĐB, 2 làn xe.

Xây dựng 02 đoạn tuyến: đoạn từ xã Yên Hò đến QL.39, dài khoảng 4,05km, quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật cấp I ĐB, 6 làn xe; đoạn nối ĐT.379 với QL.39 và đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, dài khoảng 1,2km, quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật cấp II ĐB, 4 làn xe.

(6) Đường tỉnh 379B:

Điểm đầu Km0+00 giao với ĐH.20 thuộc địa phận xã Cửu Cao, huyện Văn Giang giáp xã Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm, điểm cuối thuộc địa phận xã Xuân Quan, huyện Văn Giang giáp xã Văn Đức, huyện Gia Lâm, chiều dài tuyến khoảng 6,23km. Quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật cấp III ĐB, 2 làn xe, đoạn qua đô thị theo quy hoạch đô thị.

(7) Đường tỉnh 380:

Điểm đầu Km0+00 cầu Gáy thuộc địa phận xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm giáp tỉnh Bắc Ninh, điểm cuối Km17+330 giao QL.39 thuộc địa phận xã Dân Tiến, huyện Khoái Châu, chiều dài tuyến khoảng 17,33km. Quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật cấp III ĐB, 2 làn xe, đoạn qu đô thị theo quy hoạch đô thị.

(8) Đường tỉnh 381:

Điểm đầu Km0+00 giao với QL.5 thuộc địa phận xã Giai Phạm, huyện Yên Mỹ, điểm cuối Km10+500 giao với ĐT.379 tại xã Yên Hòa, huyện Yên Mỹ, chiều dài tuyến khoảng 10,5 km. Quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật cấp III ĐB, 2 làn xe.

(9) Đường tỉnh 382:

Điểm đầu Km0+00 giao với QL.38 tại cống Tranh thuộc địa phận xã Phù Ủng, huyện Ân Thi, điểm cuối Km27+800 tại bến phà Mễ Sở thuộc địa phận xã Mễ Sở, huyện Văn Giang, chiều dài tuyến khoảng 27,8 km. Quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật cấp III ĐB, 2 làn xe.

(10) Đuờng tỉnh 382B:

Tuyến chạy dọc 2 bên đuờng bộ cao tốc Hà Nội – Hải Phòng trên địa bàn tỉnh Hung Yên. Điểm đầu từ xã Cửu Cao, huyện Văn Giang, giáp thành phố Hà Nội, điểm cuối tại xã Bãi Sậy, huyện Ân Thi, giáp tỉnh Hải Duơng, chiều dài tuyến khoảng 53,88 km. Quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật cấp I ĐB, 6 làn xe, đoạn qu khu đô thị, khu công nghiệp theo quy hoạch đô thị, công nghiệp.

(11) Đường tỉnh 383:

Điểm đầu Km0+00 giao với ĐT.380 thuộc địa phận xã Minh Châu, huyện Yên Mỹ, điểm cuối Km10+00 giao với ĐT.378 tại Dốc Bái, xã Đông Kết, Khoái Châu, chiều dài tuyến khoảng 10km. Quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật cấp III ĐB, 2 làn xe.

Quy hoạch nâng cấp tuyến ĐH.56 (từ Dốc Bái đến bến Đông Ninh) lên thành ĐT.383, dài khoảng 3,5km, quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật cấp III ĐB, 2 làn xe. Nghiên cứu xây dựng cầu Đông Ninh vượt sông Hồng.

(12) Đường tỉnh 384:

Tuyến có điểm đầu Km0+00 giao với QL.38 thuộc địa phận xã Tân Phúc, huyện Ân Thi, điểm cuối Km17+200 giao với ĐT.378 thuộc địa phận xã Liên Khê, huyện Khoái Châu, chiều dài tuyến khoảng 17,2km. Quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật cấp III ĐB, 2 làn xe, đoạn qua đô thị theo quy hoạch đô thị.

(13) Đường tỉnh 385:

Điểm đầu Km0+00 giao với QL.5 thuộc địa phận thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, điểm cuối Km17+200 thuộc địa phận xã Lương Tài, huyện Văn Lâm, giáp tỉnh Hải Dương, chiều dài tuyến khoảng 17,2 km. Quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật cấp III ĐB, 2 làn xe, đoạn qua đô thị theo quy hoạch đô thị.

(14) Đường tỉnh 386:

Điểm đầu Km0+00 giao với ĐT.376 tại Bình Trì, huyện Ân Thi, điểm cuối KM24+700 giao với ĐT.378 thuộc địa phận xã Nguyên Hòa, huyện Phù Cừ, toàn tuyến dài khoảng 24,7km. Quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật cấp III ĐB, 2 làn xe, đoạn qua đô thị theo quy hoạch đô thị.

Xây dựng các đoạn tuyến: đoạn kết nối cầu Từ Ô, đoạn từ Đ Lộc đến Minh Tân, đoạn đường dẫn cầu La Tiến. Quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật tối thiểu cấp III ĐB, 2 làn xe.

Nâng cấp lên thành QL.39B khi toàn tuyến quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật đạt tối thiểu cấp III đồng bằng, 2-4 làn xe.

(15) Đường tỉnh 387:

Điểm đầu Km0+00 giao với ĐT.385 thuộc địa phận xã Lương Tài, huyện Văn Lâm, điểm cuối Km18+400 (đò Hà đi Hải Dương) thuộc địa phận xã Bãi Sậy, huyện Ân Thi, chiều dài tuyến khoảng 18,4km. Quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật cấp II ĐB, 4 làn xe.

Xây dựng 03 đoạn: đoạn kéo dài tuyến thuộc địa phận xã Lương Tài, huyện Văn Lâm đến giáp tỉnh Bắc Ninh, dài khoảng 2,2 km; đo n từ nút giao QL.38 lý trình Km15+576 đến cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, dài khoảng 1,03 km và đoạn tuyến mới cắt qua QL.5 dài khoảng 1,5km; quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật cấp II ĐB, 4 làn xe.

– Đường tỉnh xây mới:

(16) Đường tỉnh 381B:

Tuyến được hình thành trên cơ sở đường Vành đai 3,5 Hà Nội qua địa phận tỉnh Hưng Yên. Tuyến có điểm đầu giáp ranh TP Hà Nội, thuộc địa phận thị trấn Văn Gi ng, điểm cuối giao với QL.5 khoảng lý trình Km16+390 thuộc địa phận xã Trưng Trắc, huyện Văn Lâm, chiều dài tuyến khoảng 9,255 km. Quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật cấp I ĐB, 6 làn xe.

(17) Đường tỉnh 381C:

Tuyến được hình thành trên cơ sở kết nối ĐH.22 (4,5km) với ĐH.13 (4,5km). Điểm đầu giao với ĐT.385 tại xã Lạc Đạo, huyện Văn Lâm, tuyến đi qua Khu công nghiệp Phố Nối A thuộc xã Minh Hải, huyện Văn Lâm đến giao QL.5, tuyến đi trùng với ĐT.376 khoảng 1,5 km; tuyến đi tiếp qua xã Vĩnh Khúc, Tây Tiến, huyện Văn Gi ng.

Quy hoạch kéo dài ĐH.23 đến ĐT.379 dài khoảng 2,5 km; đoạn từ ĐT.379 đến ĐT.378 dài đến 4,2 km và đoạn kéo dài từ ĐH.13 sang Bắc Ninh dài 1,6 km. Chiều dài tuyến khoảng 18,8 km. Quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật cấp III ĐB, 2 làn xe.

(18) Đường tỉnh 382C:

Điểm đầu giao với QL.38 thuộc phường Minh Đức, TX. Mỹ Hào, tuyến đi trùng với đường trục trung tâm Khu đô thị phía Nam QL.5 (dài 1,9 km), tuyến đi tiếp cắt QL.39, cắt ĐT.380 kéo dài qua cầu Đừng, giao với ĐT.382 tại xã Thanh Long, huyện Yên Mỹ, chiều dài tuyến khoảng 15,4 km.

Quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật cấp II ĐB, 4 làn xe, đoạn qua khu đô thị, khu công nghiệp theo quy hoạch đô thị, công nghiệp. Tuyến 382C kết nối với ĐT.382 tạo thành trục ngang của
tỉnh.

(19) Đường tỉnh 386B:

Tuyến được hình thành trên cơ sở kết nối ĐH.61 (13km) với ĐH.63(9km). Tuyến có điểm đầu giao với ĐT.382 tại xã Đào Dương, huyện Ân Thi, tuyến đi theo đường hiện tại đến cầu Từ Ô, đi tiếp trùng với một đoạn ĐT.386 và ĐH.63 đến ngã ba Bắc Cả, đi tiếp theo ĐH.63 đến điểm cuối tại giao với ĐT.376 thuộc xã Hồng Quang, huyện Ân Thi (Và ghép nối đoạn tuyến ĐT.386 hiện tại từ ngã ba Bắc Cả đến xã Minh Tân chiều dài 4,3km và đoạn từ ngã tư đi cầu Từ Ô đến ngã ba Đa Lộc dài 1km sau khi tuyến mới thi công hoàn thành và nâng cấp lên quốc lộ), chiều dài tuyến khoảng 27,3 km. Quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật cấp III ĐB, 2 làn xe.

(20) Đường tỉnh 386C:

Điểm đầu giao ĐT.382B xã Tân Phúc, huyện Ân Thi, điểm cuối thuộc địa phận xã Tống Trân, huyện Phù Cừ, giáp tỉnh Thái Bình, chiều dài tuyến khoảng 24,3 km. Quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật cấp II ĐB, 4 làn xe. Tuyến đường kết nối trục dọc Tỉnh thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội các huyện phía đông, gồm Ân Thi, Tiên Lữ, Phù Cừ.

Xây dựng 01 tuyến nhánh kết nối với cầu La Tiến, dài khoảng 3,5km.

Quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật cấp II ĐB, 4 làn xe.

(21) Đường tỉnh 378B (Tuyến đường kết nối di sản văn hóa du lịch – phát triển kinh tế dọc sông Hồng):

Điểm đầu tại xã Xuân Quan, huyện Văn Giang, giáp ranh với TP. Hà Nội đến điểm cuối tại xã Tân Hưng, thành phố Hưng Yên, chiều dài tuyến khoảng 60km. Quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật tối thiểu cấp II ĐB, 4 làn xe trở lên, mặt cắt 69-105m, trong đó có bố trí đường sắt trên cao chạy song hành trong hành lang tuyến đường. Tuyến đường đi qua địa bàn các huyện Văn Giang, Khoái Châu, Kim Động và TP. Hưng Yên.

(22) Đường tỉnh 378C:

Điểm đầu gi o đường kết nối di sản văn hó du lịch – phát triển kinh tế dọc sông Hồng thuộc xã Chí Tân, huyện Khoái Châu và điểm cuối giao với QL.38 mới (Km52+825) tại xã Toàn Thắng, Kim Động. Chiều dài toàn tuyến khoảng 8,9Km. Quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật tối thiểu cấp III ĐB, 2 làn xe.

(23) Đường tỉnh 379C: (Đường 2 bên CT.16, cao tốc Hưng Yên – Thái Bình)

Điểm đầu giao với QL.39 tại xã Lý Thường Kiệt, huyện Yên Mỹ đi theo hƣớng song song với tuyến cao tốc CT.16 đến điểm cuối giao với ĐT.378B, tại xã Hoàng Hanh, TP. Hưng Yên, chiều dài tuyến khoảng 54 km (gồm cả 2 bên đường cao tốc). Quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật cấp III ĐB, 2 làn xe.

(24) Đường tỉnh 376B:

Điểm đầu đường kết nối di sản văn hóa du lịch – phát triển kinh tế dọc sông Hồng tại xã Phú Cường, TP. Hưng Yên, tuyến đi cắt qua QL.38C quy hoạch, QL.39 tại Km22+550, cắt qua tuyến CT.16, ĐT.376 và điểm cuối tại cầu Quán Bạc trên ĐT.386. Tuyến đi qua địa bàn TP. Hưng Yên, Kim Động, Ân Thi, chiều dài tuyến khoảng 15,5km. Quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật tối thiểu cấp
III ĐB, 2 làn xe.

(25) Xây mới đường tỉnh 378D:

Điểm đầu giao với QL39 tại xã Toàn Thắng, huyện Kim Động và điểm cuối giao với ĐT.378 tại xã Thọ Vĩnh, huyện Kim Động. Chiều dài tuyến khoảng 9,5km. Quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật cấp III, 2 làn xe.

Quy hoạch nâng cấp ĐH.73 đoạn từ giao QL39 xã Toàn Thắng, huyện Kim Động đến xã Đông Thanh, huyện Kim Động, dài khoảng 4,2km, quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật cấp III, 2 làn xe. Xây dựng mới đoạn từ xã Đông Thanh, huyện Kim Động đến giao với ĐT 378 tại xã Thọ Vĩnh, huyện Kim Động, dài khoảng 5,3km, quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật cấp III, 2 làn xe.

(26) Nâng cấp ĐH.56 đoạn từ ĐT.378 đến Bến Đông Ninh, dài khoảng 3,5km thành đường tỉnh và là một đoạn kéo dài củ ĐT.383. Quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật cấp III, 2 làn xe.

(27) Xây dựng đoạn QL.39 kéo dài đến QL.38 Bắc Ninh: trước mắt hình thành tuyến đường tỉnh, dài khoảng 7km, quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật cấp II, 4 làn xe, sau năm 2030 quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật cấp I, 6 làn xe.

(28) Xây dựng các tuyến kết nối với Hải Dương theo Chương trình hợp tác giữa 2 tỉnh: trục trung tâm Mỹ Hào với QL.38; thị trấn Sặt kết nối ra QL.5 và cầu Minh Tân kết nối sang Hải Dương, cầu Bãi Sậy trên ĐT.382B với tổng chiều dài khoảng 5,7km, quy mô quy hoạch tối thiểu cấp III, 2 làn xe.

(29) Xây dựng 02 đoạn tuyến kết nối với trục du lịch ven sông: kéo dài tuyến đường Chù Chuông và đoạn từ Dốc Đá đến đường di sản văn hó du lịch – phát triển kinh tế dọc sông Hồng dài khoảng 3km, quy mô tiêu chuẩn kỹ thuật tối thiểu cấp III, 2 làn xe; trong đó đoạn từ Chùa Chuông kéo dài dài khoảng 1,5km, mặt cắt quy hoạch 54m. Nghiên cứu xây dựng mới bổ sung các đoạn tuyến kết nối thành phố Hưng Yên với trục du lịch ven sông.

Đường sắt

Quy hoạch phát triển KCHT gi o thông đường sắt trên địa bàn tỉnh Hưng Yên bao gồm các tuyến:

– Tuyến Hà Nội – Hải Phòng từ g Gia Lâm đến ga Hải Phòng: đường đơn, khổ 1.000 mm, chiều dài 102 km. Đoạn qua địa bàn tỉnh Hưng Yên dài khoảng 20 km.

– Tuyến vành đai phía Đông Thành phố Hà Nội từ Ngọc Hồi – Lạc Đạo – Bắc Hồng: đường đôi, khổ lồng 1.000 mm và 1.435 mm, chiều dài khoảng 59 km; chuyển đoạn Ngọc Hồi – Yên Viên, Gia Lâm – Lạc Đạo thành đường sắt đô thị phù hợp với lộ trình xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1 Hà Nội và đường sắt vành đai phía Đông.

– Tuyến Hà Nội – Hải Phòng (thuộc tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng) song song với tuyến đường bộ cao tốc Hà Nội – Hải Phòng (đến ga Nam Hải Phòng): đường đôi, khổ 1.435 mm, chiều dài khoảng 102 km. Đoạn qua địa bàn tỉnh Hưng Yên dài khoảng 13,8 km. Ga đường sắt: Di dời ga Lạc Đạo ra vị trí mới tại khu vực xã Đại Đồng, xã Chỉ Đạo, huyện Văn Lâm (kết hợp với ICD Văn Lâm).

Nghiên cứu phát triển 03 tuyến đường sắt đô thị: tuyến kết nối đô thị Văn Giang – TP Hưng Yên, tuyến kết nối ga Lạc Đạo và TP. Hưng Yên và tuyến chạy song hành trong hành lang ĐT.378B (đường kết nối di sản văn hó du lich – phát triển kinh tế dọc sông Hồng).

Đường thủy nội địa

Hành lang vận tải thủy:

Qua địa bàn tỉnh Hưng Yên có 04 hành lang vận tải thủy chính:

  • Hành lang vận tải thủy Quảng Ninh – Hải Phòng – Hà Nội.
  • Hành lang vận tải thủy Quảng Ninh – Hải Phòng – Ninh Bình.
  • Hành lang vận tải thủy Hà Nội – Nam Định – Ninh Bình.
  • Hành lang vận tải thủy Hà Nội – Việt Trì – Lào Cai.

Về luồng tuyến:

Qua địa bàn tỉnh Hưng Yên có 03 tuyến vận tải thủy nội địa quốc gia:

  • Tuyến Quảng Ninh – Hải Phòng – Việt Trì (sông Đuống), dài 205,6 km, quy mô cấp II.
  • Tuyến Quảng Ninh – Ninh Bình (qua sông Đào Hải Phòng, sông Luộc từ cửa Lục đến cảng Ninh Phúc), dài 264 km, quy mô cấp II
  • Tuyến từ cảng Hà Nội đến cửa Lạch Giang, dài 196 km, quy mô cấp I.

Cảng thủy nội đị trung uơng:

  • Cảng hàng hóa: Cụm cảng Hưng Yên cỡ tàu 1.000T-3.000T, công suất 2.300.000 T/năm, gồm 04 cảng trên sông Hồng (Cảng Mễ Sở, cảng Phố Hiến, cảng Thăng Long, cảng Hưng Yên); 02 cảng trên sông Luộc (cảng Triều Dương và cảng Thuỵ Lôi-Cương Chính).
  • Cảng hành khách: Cụm cảng Hưng Yên cỡ tàu 100 ghế, công suất 200.000 lượt hành khách/năm, gồm 04 cảng trên sông Hồng (cảng Bình Minh, cảng Thăng Long, cảng Phố Hiến, cảng Hưng Yên) 01 cảng trên sông Luộc (cảng La Tiến).

Tuyến sông do đị phương quản lý

Quy hoạch các tuyến sông Bắc Hưng Hải, sông Sặt, sông Cửu Yên, sông Ch nh, sông Điện Biên, sông Tam Đô, cải tạo, nâng cấp đạt tối thiểu cấp V trở lên. Nghiên cứu cải tạo âu Nghi Xuyên (Trạm bơm Nghi Xuyên) để thông tuyến từ sông Hồng vào sông Cửu An và hệ thống các tuyến sông nội tỉnh; tạo luồng vận tải thủy và nâng c o năng lực vận tải thủy vào khu vực trung tâm
của tỉnh.

Bến thủy nội địa

Đối với các bến thủy nội đị , cải thiện cơ sở hạ tầng nhằm đảm bảo an toàn gi o thông đường thủy, nâng cao chất lượng dịch vụ tại các bến, đáp ứng nhu cầu xếp dỡ hàng hóa và phục vụ hành khách ngày càng tốt hơn. Đưa vào quy hoạch các bến mới phù hợp với điều kiện tự nhiên phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội.

Quy hoạch trên địa bàn tỉnh 37 khu bến, bao gồm 81 vị trí thuộc khu vực sông Hồng, sông Luộc và sông Bắc Hưng Hải:

– Bến hàng hóa: Quy hoạch 58 vị trí, trong đó: 38 vị trí trên sông Hồng, 11 vị trí trên sông Luộc và 09 vị trí trên sông Bắc Hưng Hải.

– Bến khách ngang sông: Quy hoạch 23 vị trí. Trong đó 15 vị trí trên sông Hồng, 5 vị trí trên sông Luộc và 03 vị trí trên sông Bắc Hưng Hải.

Cảng cạn (ICD)

Trong thời gian tới, quy hoạch 07 vị trí phát triển cảng cạn, trong đó ưu tiên phát triển các cảng cạn đã được Bộ GTVT phê duyệt (Quyết định số 1201/QĐ-BGTVT ngày 11/6/2018) và thống nhất về chủ trương, cụ thể:

Quy hoạch cảng cạn ICD tỉnh Hưng Yên đến năm 2030Quy hoạch cảng cạn ICD tỉnh Hưng Yên đến năm 2030

(1) Cảng cạn Yên Mỹ (cảng cạn Lý Thường Kiệt) thuộc đị phận xã Lý Thường Kiệt – huyện Yên Mỹ và xã Đồng Tiến – huyện Khoái Châu với quy mô 82,63 ha.

(2) Cảng cạn Văn Lâm thuộc đị phận phường Phan Đình Phùng – thị xã Mỹ Hào và các xã Minh Hải, Đại Đồng – huyện Văn Lâm với quy mô 67,9 ha.

(3) Cảng cạn thông quan Logistics Hưng Phát thuộc đị bàn xã Minh Châu, xã Yên Hòa – huyện Yên Mỹ với quy mô khoảng 50 ha.

(4) Cảng cạn Transimex thuộc đị bàn xã Tân Lập – huyện Yên Mỹ với quy mô khoảng 9,8 ha.
Nghiên cứu vị trí phát triển các cảng cạn khác để đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hó củ tỉnh Hưng Yên và các tỉnh, thành phố trong khu vực.

(5) Cảng cạn Ân Thi thuộc đị bàn các xã Bãi Sậy, Tân Phúc – huyện Ân Thi (khu vực nút giao Tân Phúc kết nối với cao tốc Hà Nội – Hải Phòng) với quy mô khoảng 20 ha.

(6) Cảng cạn Lạc Hồng thuộc đị phận xã Lạc Hồng – huyện Văn Lâm với quy mô khoảng 30 ha.

(7) Cảng cạn Kim Động thuộc đị bàn xã Vũ Xá – huyện Kim Động (khu vực nút giao giữ tuyến đường nối 2 cao tốc và tuyến quy hoạch QL.38C) với quy mô khoảng 20 ha.

Hồ sơ QH tỉnh Hưng Yên 2030

Tổng hợp bởi ashtechservice.com

(Quy hoạch giao thông tỉnh Hưng Yên : TP Hưng Yên, TX Mỹ Hào, Ân Thi, Khoái Châu, Kim Động, Phù Cừ, Tiên Lữ, Văn Giang, Văn Lâm, Yên Mỹ.)

4.7/5 – (7 bình chọn)