Quy hoạch Cảng cạn ICD đến năm 2020 tầm nhìn 2030 tại Bình Dương

0
164

/* custom css */
.tdi_2.td-a-rec{
text-align: center;
}.tdi_2 .td-element-style{
z-index: -1;
}.tdi_2.td-a-rec-img{
text-align: left;
}.tdi_2.td-a-rec-img img{
margin: 0 auto 0 0;
}@media (max-width: 767px) {
.tdi_2.td-a-rec-img {
text-align: center;
}
}

Bình Dương hiện là tỉnh công nghiệp hàng đầu tại Việt Nam, với hàng chục khu – cụm công nghiệp trải khắp địa bàn tỉnh thu hút hàng triệu lao động và chuyên gia nước ngoài làm việc tại đây. Chính vì vậy việc quy hoạch và đảm bảo thông suốt cho hàng hóa và giảm chi phí vận chuyển trở nên cực kỳ quan trọng.

Cảng cạn ICD là gì? Khái niệm, chức năng và lợi ích của ICD

1, Khái niệm

ICD là cảng cạn/ cảng khô/ cảng nội địa, hoặc gọi tắc là Depot. Hay còn được gọi với tên tiếng anh là Inland Container Depot. Điểm thông quan nội địa là một địa điểm thông quan hàng hóa nằm trong nội địa; giúp cho cảng biển giải phóng hàng nhanh, tăng khả năng thông qua nhờ các dịch vụ đóng gói, lưu kho bãi, thủ tục hải quan…

2, Chức năng

Cảng cạn, loại hình cở sở hạ tầng phục vụ cho các hoạt động logistics, đã xuất hiện từ nhiều thập kỷ, nhưng chỉ được sử dụng đúng chức năng vào đầu những năm 1970 với sự phát triển của hệ thống cảng container và sau đó ngày càng phổ biến khắp thế giới.

Các dịch vụ chính của cảng cạn bao gồm điểm thông quan hàng hóa nội địa, bãi chứa container có hàng, container rỗng và container hàng lạnh, dịch vụ bốc dỡ container, vận chuyển hàng dự án, hàng siêu trường, siêu trọng, làm thủ tục hải quan, làm kho ngoại quan…

Ngoài ra, cảng cạn còn có thể có những chức năng phụ như đóng rút hàng tại bãi, lắp đặt trang thiết bị, kho đóng hàng lẻ, làm bao bì, đóng gói chân không và vẽ mã hiệu hàng hóa, sửa chữa và vệ sinh container, vận chuyển hàng nội địa…

3, Lợi ích

Xét về hiệu quả kinh tế, cảng cạn là xu thế phát triển tất yếu. Nó có thể góp phần làm giảm ách tắc cảng biển, tăng khả năng thông quan nhờ các dịch vụ đóng gói, lưu kho bãi, làm thủ tục hải quan… Đối với những khu vực xa cảng biển, chi phí vận chuyển thẳng ra cảng tốn kém hơn chi phí trung chuyển tại cảng cạn. Còn về khía cạnh vận tải, cảng cạn là thành phần không thể thiếu trong chuỗi vận tải đa phương thức.

Quy hoạch Cảng cạn (ICD) tới năm 2020 tầm nhìn 2030 tại Bình Dương

+ ICD Sóng Thần: Tiếp tục hoàn thiện để đảmbảo các tiêu chuẩn kỹ thuật.
+ ICD TBS-Tân Vạn: Quy hoạch đề xuất nângcấp, mở rộng thành trung tâm logistics Tân Vạn với quy mô 73,12ha.
+ ICD Hòa Phú: Tại Khu liên hợp công nghiệp-dịch vụ- đô thị Bình Dương. Quy mô dự kiến khoảng 25ha.
+ ICD Vĩnh Tân: Tại Khu công nghiệp đô thị Tân Uyên. Quy mô dự kiến khoảng 25ha.
+ ICD An Điền: Tại Khu công nghiệp An Tây,xã An Điền, huyện Bến Cát. Quy mô dự kiến khoảng 30ha.
+ ICD Bàu Bàng: Tại Khu công nghiệp Bàu Bàng, Lai Uyên, huyện Bàu Bàng. Quy mô dự kiến khoảng 20ha.
+ ICD Thạnh Phước: Kết hợp trong cảng Thạnh Phước. Quy mô dự kiến khoảng 20ha.

Tổng hợp bởi ashtechservice.com

4.8/5 – (13 bình chọn)

The post Quy hoạch Cảng cạn ICD đến năm 2020 tầm nhìn 2030 tại Bình Dương appeared first on Cửa Sổ Tin Học.

The post Quy hoạch Cảng cạn ICD đến năm 2020 tầm nhìn 2030 tại Bình Dương appeared first on Cửa Sổ Tin Học.