Nếu như trailer đầu tiên của Chàng vợ của em gần như dành riêng để giới thiệu cô nàng công sở Mai (Phương Anh Đào), thì trailer thứ hai là màn ra mắt của Hùng (Thái Hòa) – mảnh ghép “chàng vợ” còn thiếu của Mai. Mối nhân duyên về chuyện “làm vợ” của Hùng cũng được bật mí với nhiều tình tiết dở khóc dở cười . Hãy cùng chuyên mục điện ảnh xem review Phim Chàng Vợ Của Em khám phá điều thú vị của bộ phim nhé.
Mục lục bài viết
Review phim Chàng Vợ Của Em
Thông tin chi tiết
- Thể loại: Hài hước, lãng mạn
- Đạo diễn: Charlie Nguyễn
- Diễn viên chính: Thái Hòa, Phương Anh Đào, Thanh Trúc, Hứa Vĩ Văn
- Ngày chiếu: 24/07/2023
- Thời gian: 120 phút
Trailler review phim Chàng Vợ Của Em.
Nội dung bộ phim
Chàng Vợ Của Em có vẻ như đã chiếm được nhiều cảm tình của khán giả nữ Việt khi mang đến cho người xem nhiều hình mẫu phụ nữ chân thật trong cuộc sống hiện đại. 3 nhân vật nữ chính trong phim bao gồm Mai (Phương Anh Đào), Hà (Vân Trang) và Ngọc (Thanh Trúc). 3 nhân vật ở 3 độ tuổi khác nhau và mỗi người trong chúng ta có thể đều nhìn thấy chút gì đó của bản thân trong 3 nhân vật này. Bộ phim một trong bom tấn Việt Nam của lịch chiếu phim cuối tháng 8 này.
Chính cách xây dựng nhân vật tuyến đối lập nhau, cùng nổi dung nổi bật nhiều người quan tâm hiện nay: chủ đề bình đẳng giới tính, bộ phim rất thu hút người xem.
Mai là hình mẫu phụ nữ hiện đại đang càng lúc càng xuất hiện nhiều trong xã hội Việt Nam. Xinh đẹp, giàu có, thành công, sống có mục đích rõ ràng, mạnh mẽ và biết tự lực. Mai gần như có tất cả mọi thứ, ngoại trừ một người đàn ông phù hợp với cô và một mái ấm gia đình.
Đối lập với Mai, nhân vật Hùng của Thái Hòa chủ yếu mang lại tiếng cười cho khán giả bằng những hành động ngốc nghếch, dễ thương. Hùng không có nghề nghiệp ổn định nhưng tài “làm vợ” của anh rất có thừa. Đây là là người đàn ông mà bao nhiêu cô gái hiện nay mong muốn cô gái
Một thông điệp bộ phim muốn truyền tải đến nữa là: Nỗi cô đơn nơi thành thị. Sau tất cả, thứ lắng đọng sau những tràng cười và cảm xúc nồng nhiệt với Mai – Hùng trong Chàng vợ của em, chính là nỗi cô đơn nơi thị thành của người trẻ.
Dù giàu hay nghèo, dù thành đạt hay chỉ sở hữu tiệm sách cũ, tất cả đều mang một khoảng trống trong lòng. Cách mà Mai nựng chó cưng, dùng thật nhiều tiền và quà tặng quý giá để đền đáp sự chăm sóc của “Ngọc” (thực chất là Hùng), hay cách Hùng “mua chuộc” cô em gái bằng cây đàn piano… đều là phương pháp mà họ dùng để níu giữ chút gần gũi từ người khác.
Suy cho cùng, dẫu mạnh mẽ đến mấy hay đạt được bao nhiêu quyền lực tiền tài, con người cũng không thể chịu nổi cuộc sống cô độc. Chính dòng suy tư ấy giúp tác phẩm trở nên chân thực, thấm thía hơn với những cá nhân trưởng thành tại các đô thị lớn, đặc biệt là những ai đang thiếu thốn tình cảm.
Trong cả Hùng lẫn Mai luôn tồn tại một khoảng trống tạo thành bởi nỗi cô đơn.
Tạo ra bầu không khí dễ chịu ngay từ ban đầu, đạo diễn Charlie Nguyễn đã rất thành công trong việc duy trì điều đó gần suốt toàn bộ tác phẩm. Chỉ có đôi lúc, các đoạn thuyết trình của nhân vật trong phim nghe còn sáo rỗng, hoặc giọng miền Bắc bỗng dưng cất lên vô cùng “lạc quẻ” so với tông chung.
Biên kịch nội dung còn khéo léo lồng ghép thông điệp tình thân. Không chỉ đơn thuần khắc họa câu chuyện tình cảm giữa Hùng và Mai, hay câu chuyện nữ quyền và bình đẳng giới, Chàng vợ của em còn khéo léo lồng ghép thông điệp nhân văn về tình cảm gia đình.
Người xưa có câu “đàn bà xây tổ ấm”, nhưng cả Mai và mẹ cô đều vì mải miết theo đuổi sự nghiệp riêng mà bỏ quên thiên chức đó. Thiếu vắng tình cảm gia đình, thiếu đi hơi ấm chăm sóc của người phụ nữ, từ ngôi nhà cho đến trái tim những đứa con đều lạnh lẽo, quạnh hiu.
Khao khát vượt ra khỏi cái bóng của người mẹ nổi tiếng và cũng để chứng tỏ bản thân, Mai không ngừng lao đầu vào công việc để khẳng định vị thế tại môi trường “toàn đàn ông”. Bề ngoài cứng cỏi là thế, nhưng người đẹp thực tế luôn mệt mỏi vì áp lực và nỗi cô đơn. Mong muốn một tình yêu đích thực cho riêng mình.
Diễn viên trong phim
Nữ chính trong phim do “nàng thơ” mới của điện ảnh Việt là Phương Anh Đào đảm nhận, với ngoại hình xinh đẹp, thông minh, nhưng không kém phần mong manh, nữ tính, nhân vật Mai với nhiều khía cạnh tính cách đối lập rất dễ giành được sự đồng cảm từ khán giả, đặc biệt là phái đẹp. Phương Anh Đào lựa chọn phù hợp cho vai diễn này, cô toát lên dược thần thái sang trọng của quý cô công sở thành đạt. Nhưng khi về nhà lại một cấ tính khác hoàn toàn đối lập. Lối diễn tự nhiên thu hút người xem. Đôi khi Phương Anh Đào hơi gượng,nhưng với diễn viên mới như cô, diễn xuát như vậy được 8/10 điểm.
Vai diễn ” chàng vợ” do Thái Hòa đảm nhiệm. Vai diễn này không đem lại nhiều thách thức cho Thái Hòa, nên anh không tạo ra nhiều đột phá thực sự. Nếu có điểm gì đáng khen, thì là cách danh hài tiết chế lỗi diễn, không có những pha hài dơ hoặc thô như các phim trước.
Bộ đôi Thái Hòa và Phương Anh Đào đều hóa thân xuất sắc vào vai diễn của mình, mang đến cho khán giả một cặp đôi “giấu mặt” đầy thú vị. So với diễn xuất của Phương Anh Đào thì Thái Hòa nhỉn hơn một chút, tiếng cười hay khoảng lặng mà anh mang đến đều rất khéo léo và tinh tế.
Khi đứng cạnh nhau, cả ngoại hình lẫn tuổi tác của Thái Hòa đều tỏ ra quá chênh lệch so với Phương Anh Đào. Do đó, sự chuyển đổi nhanh chóng từ ghét sang yêu giữa hai người ở cuối phim vẫn còn hơi khiên cưỡng.
Tuyến nhân vật phụ trong phim đều làm tốt nhiệm vụ, dù đất diễn dành cho họ là tương đối hạn chế. “Soái ca” Hứa Vĩ Văn bình thường đôn hậu, dịu dàng là thế, nhưng trong Chàng vợ của em bỗng trở thành kẻ gia trưởng, đam mê quyền lực với nhiều toan tính thâm sâu. Dù thời lượng xuất hiện trong phim không quá nhiều nhưng đã tạo ra được nét cá tính của nhân vật khiến khán giả nhớ mãi.
Hay gương mặt mới Thanh Trúc trong vai cô em gái bướng bỉnh nhưng hoàn toàn không khiến người xem ghét bỏ. Cô bé vừa cứng cỏi, vừa đáng yêu, và luôn tỏ ra rất hiểu chuyện. Những nét tính cách ấy khiến cô em gái của Hùng dễ dàng gây thiện cảm đối với khán giả.
Âm thanh, hình ảnh
Phần hình ảnh của bộ phim được giới chuyên môn đánh giá cao khi sở hữu rất nhiều cảnh quay đẹp mắt, đặc biệt là cảnh về những khu cao ốc, trong căn hộ hay văn phòng. Ngoài những cảnh quay trong nhà, những cảnh ngoài trời cũng được khán giả đánh giá cao vì lựa chọn được những khung hình tốt về cả bối cảnh hay ánh sáng. Rất nhiều góc quay đa dạng từ đặc tả cho đến toàn cảnh giúp người xem không bị nhàm chán và hỗ trợ diễn xuất của diễn viên rất nhiều. Màu sắc của phim cũng được lựa chọn hợp lý phù hợp với tâm trạng lúc buồn rầu, lúc vui vẻ của các nhân vật trong phim.
Âm thanh của bộ phim cũng được xử tốt khi sử dụng các ca khúc nhạc phim hợp lý, phù hợp với tâm trạng của nhân vật trong những tình huống cụ thể. Đặc biệt bản nhạc piano do em gái Hùng đánh luôn mang đến cảm giác về một gia đình bình yên và hạnh phúc.
Review Chàng Vợ Của Em ngay sau khi bộ phim công chiếu tại các rạp gần như cháy vé. Bộ phim truyền tải thông điệp được quan tâm nhất hiện nay: bình đẳng giới, hôn nhân, hạnh phúc, thu hút lượng lớn fan trẻ tuổi là nữ giới.
Xem thêm một số bộ phim sắp được trình chiếu vào tuần tới:
Cảm ơn các bạn theo dõi review phim của chúng tôi. Chúc các bạn xem phim vui vẻ!