/* custom css */
.tdi_2.td-a-rec{
text-align: center;
}.tdi_2 .td-element-style{
z-index: -1;
}.tdi_2.td-a-rec-img{
text-align: left;
}.tdi_2.td-a-rec-img img{
margin: 0 auto 0 0;
}@media (max-width: 767px) {
.tdi_2.td-a-rec-img {
text-align: center;
}
}
Quy hoạch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (BRVT) thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050: TP Bà Rịa, TP Vũng Tàu, TX Phú Mỹ, Châu Đức, Côn Đảo, Đất Đỏ, Long Điền, Xuyên Mộc.
Mục lục bài viết
Điều kiện tự nhiên tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
(1) Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc Vùng Đông Nam Bộ, nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm Phía Nam. Vị trí của tỉnh có tọa độ địa lý: từ 107o00’01” đến 107o34’18” kinh độ Đông; từ 10o19’08” đến 10o48’39” vĩ độ Bắc. Tỉnh có diện tích tự nhiên là 1.982,56 km2, dân số năm 2020 khoảng 1.167,9 nghìn người, mật độ 589 người/km2.
Bà Rịa – Vũng Tàu có 8 đơn vị hành chính, gồm 2 thành phố, 1 thị xã và 5 huyện (gồm cả huyện Côn Đảo).
Trong các đơn vị hành chính thuộc tỉnh, huyện Côn Đảo là một quần đảo gồm 16 hòn đảo nằm cách Vũng Tàu 185 km, cách thành phố Hồ Chí Minh 230 km và cách cửa sông Hậu 83 km; có tọa độ 8o3’-8o49’ vĩ độ Bắc và 106o31’-106o46’ kinh độ Đông. Côn Đảo có vị trí chiến lược nằm sát với đường hàng hải quốc tế từ Âu sang Á, ngay giữa ngư trường lớn của vùng biển Đông Nam bộ và gần khu vực khai thác dầu khí của thềm lục địa phía Nam nước ta.
Về đô thị, hiện nay BRVT có 9 đô thị gồm: TP. Vũng Tàu (đô thị loại I), TP. Bà Rịa (đô thị loại II), TX. Phú Mỹ (đô thị loại III), 6 thị trấn Long Điền, Long Hải, Đất Đỏ, Phước Hải, Phước Bửu và Ngãi Giao (là các đô thị loại V). Năm 2019 đã có thêm đô thị Kim Long (thuộc huyện Châu Đức) được công nhận đạt tiêu chí đô thị loại V, nhưng chưa thành lập đô thị.
Theo quy hoạch sẽ phát triển thêm các đô thị loại V như Hồ Tràm, Bình Châu, Hòa Bình (thuộc huyện Xuyên Mộc), Lộc An (thuộc huyện Đất Đỏ) và toàn bộ Côn Đảo sẽ phát triển thành đô thị biển đảo. Trung tâm hành chính – chính trị của tỉnh đặt tại TP. Bà Rịa, cách TP. Hồ Chí Minh khoảng 80 km theo đường bộ
(2) Bà Rịa – Vũng Tàu có bờ biển dài 305,4 km và trên 100.000 km2 thềm lục địa. Phần đất liền của tỉnh có địa giới chung với các tỉnh và thành phố sau:
- Phía Tây tiếp giáp Thành phố Hồ Chí Minh, chiều dài địa giới 16,33 km.
- Phía Bắc tiếp giáp tỉnh Đồng Nai, chiều dài địa giới 116,51 km
- Phía Đông tiếp giáp tỉnh Bình Thuận, chiều dài địa giới 37,0014 km
- Phía Đông Nam, Nam và Tây Nam giáp Biển Đông.
Bà Rịa – Vũng Tàu nằm trên trục đường xuyên Á, có hệ thống cảng biển, sân bay và mạng lưới đường sông thuận lợi.
Các tuyến QL51, QL55, QL56 cùng với hệ thống đường tỉnh được đầu tư khá đồng bộ… Đến nay các tuyến giao thông kết nối tỉnh với vùng Đông Nam Bộ và cả nước được quy hoạch phát triển đang được đầu tư/ hoặc đang kêu gọi đầu tư như: đường cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu, đường vành đai 4, đường sắt kết nối thành phố Hồ Chí Minh với BRVT… sẽ tạo những liên kết toàn diện giữa Bà Rịa – Vũng Tàu với các tỉnh khác trong vùng, cả nước và quốc tế.
Bản đồ vị trí, mối quan hệ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
(3) Vị trí địa lý đã mang lại cho Bà Rịa – Vũng Tàu những thuận lợi cơ bản:
- Nằm trong vùng năng động nhất của Việt Nam hiện nay, gần Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương nên có nhiều thuận lợi trong việc liên kết trao đổi, giao lưu hàng hoá, công nghệ, lao động kỹ thuật… gần đồng bằng Sông Cửu Long nên thuận lợi trong việc tiếp nhận các nguồn lương thực, thực phẩm rau quả.
- Vị trí của Bà Rịa – Vũng Tàu là cửa ngõ hướng ra biển của vùng Đông Nam Bộ, với vai trò là trung tâm trung chuyển hàng hoá giữa vùng Đông Nam bộ với bên ngoài.
- Bà Rịa – Vũng Tàu có bờ biển dài, với nhiều bãi tắm đẹp, là điểm cuối của hệ thống bãi tắm du lịch của dải ven biển Nam Trung bộ, Bà Rịa – Vũng Tàu là điểm du lịch, nghỉ mát tắm biển thuận lợi nhất cho toàn bộ vùng Đông Nam bộ và vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
- Khu vực phía Tây của tỉnh có vịnh sâu, sông lớn, thuận lợi cho xây dựng cảng biển nước sâu quy mô cảng cửa ngõ quốc gia, trung chuyển quốc tế. Tạo điều kiện thuận lợi để Bà Rịa – Vũng Tàu thực hiện vai trò cửa ngõ hướng ra biến của vùng Đông Nam Bộ; vai trò là địa bàn cầu nối của toàn vùng để hội nhập, hợp tác quốc tế với các nước trong khu vực và toàn thế giới.
- Thềm lục địa và vùng biển rộng với nguồn tài nguyên quý là dầu khí, hải sản đã tạo cho Bà Rịa – Vũng Tàu có vị trí quan trọng đặc biệt về kinh tế, quốc phòng, an ninh.
- Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của tỉnh đã trở thành nguồn tài nguyên, nguồn lực quan trọng giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của tỉnh.
Mục tiêu lập quy hoạch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
(1). Cụ thể hóa quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về không gian các hoạt động kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, hệ thống đô thị và phân bố dân cư nông thôn, kết cấu hạ tầng, phân bổ đất đai, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên cơ sở kết nối quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn;
(2). Quy hoạch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là căn cứ khoa học và công cụ pháp lý để chính quyền các cấp của tỉnh sử dụng khi hoạch định chính sách và kiến tạo động lực phát triển; tổ chức không gian phát triển kinh tế – xã hội đảm bảo yêu cầu kết nối đồng bộ giữa quy hoạch quốc gia với quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh nhằm khai thác, phát huy có hiệu quả tiềm năng, lợi thế cạnh tranh của tỉnh đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội bền vững;
(3). Quy hoạch tỉnh BRVT phải phân tích, đánh giá thực trạng kinh tế – xã hội của tỉnh thời kỳ 2011-2020, dự báo và đề xuất các phương án phát triển kinh tế – xã hội tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; lựa chọn được khâu đột phá phát triển, đồng thời nghiên cứu, đề xuất các giải pháp khả thi để thực hiện các đột phá phát triển; đảm bảo tính thống nhất về định hướng phát triển tỉnh Bà Rịa – Vững Tàu. Nội dung quy hoạch phải hướng tới phát triển tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu bền vững trên cả 3 trụ cột: phát triển kinh tế – bảo đảm an sinh xã hội – bảo vệ môi trường và đảm bảo phát triển bền vững trong dài hạn;
(4). Quy hoạch tỉnh đưa ra các định hướng và giải pháp bố trí không gian phát triển kinh tế – xã hội họp lý nhằm giải quyết các vấn đề xung đột giữa các ngành, lĩnh vực trên địa bàn tỉnh khi hoạch định phương án phát triển của từng ngành trong mối quan hệ liên ngành;
(5). Quy hoạch tỉnh là cơ sở để xây dựng và triển khai các kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm, kế hoạch thu hút đầu tư của các doanh nghiệp và dân cư, đảm bảo tính khách quan, khoa học; đề xuất danh mục dự án đầu tư và thứ tự ưu tiên đầu tư, đề xuất các giải pháp khả thi để thực hiện quy hoạch, bảo đảm huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực của tỉnh, đồng thời đẩy mạnh thu hút các nguồn lực đầu tư từ bên ngoài để phát triển kinh tế – xã hội;
(6). Quy hoạch tỉnh cung cấp đầy đủ các thông tin, căn cứ cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các cá nhân có nhu cầu tìm hiểu về cơ hội đầu tư, kinh doanh, sinh sống tại tỉnh; đồng thời là cơ sở để các tổ chức và công dân thực hiện kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện quy hoạch của tỉnh.
Tài liệu và bản đồ quy hoạch Bà Rịa – Vũng Tàu
Bao_cao_Tong_hop_quy_hoach_final
Bao_cao_Tom_tat_quy_hoach_final
1. Bản đồ vị trí và các mối quan hệ của tỉnh
2. Các bản đồ hiện trạng phát triển
3. Bản đồ đánh giá tổng hợp đất đai theo mục đích sử dụng
4. Bản đồ phương án quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn
5. Bản đồ tổ chức không gian và phân vùng chức năng
6. Bản đồ phương án quy hoạch sử dụng đất
7. Bản đồ phương án phát triển hạ tầng xã hội
8. Bản đồ phương án phát triển hạ tầng kỹ thuật
9. Bản đồ phương án thăm dò, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên
10. Bản đồ phương án bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học và ứng phó biến đổi khí hậu
11. Bản đồ phương án phát triển vùng huyện, vùng liên huyện
12. Bản đồ vị trí các dự án và thứ tự ưu tiên thực hiện
13. Bản đồ phát triển công nghiệp và du lịch
Thổng hợp bởi ashtechservice.com
4.9/5 – (7 bình chọn)