/* custom css */
.tdi_2.td-a-rec{
text-align: center;
}.tdi_2 .td-element-style{
z-index: -1;
}.tdi_2.td-a-rec-img{
text-align: left;
}.tdi_2.td-a-rec-img img{
margin: 0 auto 0 0;
}@media (max-width: 767px) {
.tdi_2.td-a-rec-img {
text-align: center;
}
}
Quy hoạch phát triển đô thị tỉnh Hải Dương thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Mục lục bài viết
Các trục phát triển đô thị tỉnh Hải Dương
Các trục phát triển đô thị dựa trên sự phát triển của các trục giao thông và kinh tế kết nối vùng lãnh thổ trong Tỉnh, khu vực lân cận và quốc tế.
Trục phát triển theo hướng Đông Tây trung tâm tỉnh: Dọc theo QL5 và đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, đi qua TP Hải Dương là đô thị trung tâm tỉnh, hành lang kết nối các đô thị Cẩm Giàng – Bình Giang – Gia Lộc – TP Hải Dương – Thanh Hà.
Trục phát triển theo hướng Bắc Nam: Dọc theo tuyến QL37,QL38, là trục kết nối 2 đô thị lớn của tỉnh là TP Hải Dương và TP Chí Linh và các thị trấn trung tâm huyện nằm trên trục, có tuyếnđường VĐ5 vùng thủ đô đã được xác định trong quy hoạch của Quốc gia với tiêu chuẩn đường cao tốc, sẽ tăng cường kết nối các đô thị trong tỉnh và với các đô thị trong vùng Thủ đô, hình thành nên trục phát triển mới cho tỉnh.
Trục phát triển theo hướng Đông Tây đi qua khu vực phía Bắc của tỉnh: Đi qua đô thị lớn thứ 2 của tỉnh là TP Chí Linh, với QL18 hiện đang kết nối với khu vực sân bay Nội Bài, TP Bắc Ninh, các đô thị của Quảng Ninh đến cửa khẩu Móng Cái. Tuyến đường cao tốc mới Nội Bài – Hạ Long đã được định hướng xây dựng đến năm 2030 tại quy hoạch đường bộ của Quốc gia sẽ tăng cường hơn nữa giao lưu kinh tế trong khu vực.
Trục phát triển kinh tế dọc các tuyến sông với trọng điểm là trục dọc sông Thái Bình. Phát triển không gian đô thị , dịch vụ, vui chơi giải trí thể thao cao cấp gắn kết không gian sông nước, hài hoà với thiên nhiên và phòng chống thiên tai. Phát huy vận tải đường thuỷ để thu hút phát triển công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và du lịch.
Dự báo hệ thống đô thị tỉnh Hải Dương
Hệ thống đô thị tỉnh Hải Dương đến giai đoạn 2021 – 2030 có 60 đô thị.
Dự báo đề xuất dựa trên các kịch bản phát triển kinh tế xã hội ngành lĩnh vực và điều kiện tự nhiên và tiềm năng phát triển, trong đó kinh tế đô thị được xác định là động lực phát triển. Cấu trúc đô thị – nông thôn có vai trò kết nối tạo nên các động lực phát triển bền vững gắn kết với định hướng phát triển mới của ngành công nghiệp, du lịch và năng lượng, đặc biệt theo dọc 4 trục phát triển, trục cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, cao tốc Nội Bài – Hạ Long, trục Vành đai 5, Quốc lộ 5…
Dự báo đên năm 2025 hệ thống đô thị có 44 đô thị gồm :
– 1 đô thị loại I là thành phố Hải Dương
– 2 đô thị loại III là thành phố Chí Linh và thị xã Kinh Môn (thị xã Kinh Môn nâng cấp từ đô thị loại IV lên đô thị loại III và thành lập thành phố Kinh Môn)
– 4 đô thị loại IV được nâng cấp lên là đô thị Bình Giang ( thị xã Bình Giang), thị trấn Nam Sách ( mở rộng), thị trấn Gia Lộc ( mở rộng ), và thị trấn Lai Cách ( mở rộng )
– 37 đô thị loại V : trong đó có 8 đô thị hiện hữu là thị trấn Cẩm Giàng, thị trấn Ninh Giang, thị trấn Thanh Miện, thị trấn Tứ Kỳ, đô thị Hưng Đạo, thị trấn Thanh Hà , thị trấn Phú Thái, đô thị Thanh Quang ( lên đô thị loại V năm 2021).
Thành lập mới đô thị loại V cho 29 đô thị trên cở sở nâng cấp các xã nông thôn có điều kiện kinh tế xã hội, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật phát triển, gồm các đô thị: Tân Trường, Cẩm Điền, Lương Điền (huyện Cẩm Giàng); Cộng Hòa, Đồng Cẩm (huyện Kim Thành);, Nam Hồng, Nam Trung, Hồng Phong, Minh Tân (huyện Nam Sách); Đại Sơn, Quang Phục, Nguyên Giáp, Minh Đức (huyện Tứ Kỳ); Đoàn Tùng, Tứ Cường, Lam Sơn, Thanh Tùng, Cao Thắng (huyện Thanh Miện); Hồng Lạc, Tân Việt, Cẩm Chế (huyện Thanh Hà); Đồng Tâm, Vĩnh Hòa, Tân Hương, Nghĩa An, Ứng Hòe, Hưng Long (huyện Ninh Giang); Quang Minh, Hồng Hưng (huyện Gia Lộc).
Dự báo đến năm 2030 hệ thống đô thị có 60 đô thị gồm :
– 1 đô thị loại I là thành phố Hải Dương
– 1 đô thị loại II là thành phố Chí Linh ( thành phố Chí Linh được nâng cấp từ đô thị loại III lên đô thị loại II)
– 1 đô thị loại III là đô thị Kinh Môn ( thành phố Kinh Môn)
– 7 đô thị loại IV trong đó có 4 đô thị hiện hữu là đô thị Bình Giang ( thị xã Bình Giang), thị trấn Nam Sách ( mở rộng ), thị trấn Gia Lộc ( mở rộng ) , thị trấn Lai Cách ( mở rộng ) và nâng cấp thêm 3 đô thị là thị trấn Phú Thái mở rộng, thị trấn Thanh Miện ( mở rộng) và thị trấn Ninh Giang ( mở rộng )
– 50 đô thị loại V trong đó 34 đô thị loại V đã được công nhận trước năm 2025 và thành lập mới đô thị loại V cho 16 đô thị trên cở sở nâng cấp các xã nông thôn có điều kiện kinh tế xã hội, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật phát triển, gồm các đô thị: Cẩm Phúc,Ngọc Liên, Cẩm Vũ, Cẩm Đông (huyện Cẩm Giàng); Lai Vu, Kim Đính (huyện Kim Thành); Quốc Tuấn, An Lâm, Đồng Lạc (huyện Nam Sách); Văn Tố, Quảng Nghiệp (huyện Tứ Kỳ);Cao Thắng, Lam Sơn (huyện Thanh Miện); Thanh Khê, Thanh Hải (huyện Thanh Hà); Hồng Đức (huyện Ninh Giang); Gia Tân, Gia Khánh (huyện Gia Lộc).
Giai đoạn sau năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Hải Dương sẽ là tỉnh công nghiệp hiện đại và là một trong những khu đô thị lớn nhất vùng, nơi có các dịch vụ chất lượng cao phát triển, phục vụ các hoạt động sản xuất toàn vùng ĐBSH. Bên cạnh đó, phát triển công nghiệp công nghệ cao và công nghiệp hỗ trợ là đột phá, phát triển kinh tế nông nghiệp đa giá trị là mũi nhọn, phát triển dịch vụ chất lượng cao là nền tảng. Đây chính là tiền đề để tỉnh tiến tới trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.
Đến năm 2050 phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung Ương văn minh, hiện đại, xanh thông minh và giàu bản sắc văn hoá xứ Đông, phát triển bền vững hội nhập quốc tế sâu rộng, trung tâm công nghiệp đô thị là động lực thúc đẩy kinh tế của vùng ĐBSH.
Định hướng mục tiêu xây dựng Hải Dương trở thành Thành phố trực thuộc Trung Ương
– Các tiêu chuẩn của thành phố trực thuốc ( Điều 4, Nghị quyết số 121172016/UBTVQH13) :
- Quy mô dân số từ 1.500.000 người trở lên
- Diện tích tự nhiên từ 1.500km2 trở lên
- Đơn vị hành chính trực thuộc : số đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc từ 11 đơn vị trở lên. Tỷ lệ số quận trên tổng số đơn vị hành chính cấp huyện từ 60 % trở lên.
- Đã được công nhận là đô thị loại đặc biệt hoặc loại I; hoặc khu vực dự kiến thành lập thành phố trực thuộc trung ương đã được phân loại đạt tiêu chí của đô thị loại đặc biệt hoặc loại I.
- Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế xã hội đạt theo quy định.
Căn cứ Điểm c, Khoản 2, Điều 31, Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13: Việc thành lập đơn vị hành chính đô thị trên cơ sở 01 đơn vị hành chính cùng cấp mà không làm tăng đơn vị hành chính thì không áp dụng Khoản 2, Điều 4 (diện tích tự nhiên từ 1.500 km2 trở lên) và Điểm a, Khoản 3, Điều 4 (số đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc có từ 11 đơn vị trở lên).
Qua phân tích đánh giá nêu trên, đối với đô thị Hải Dương được thành lập trên cơ sở diện tích tự nhiên toàn tỉnh Hải Dương, là đơn vị hành chính cùng cấp, không làm tăng đơn vị hành chính thì quy định các tiêu chuẩn của thành phố trực thuộc trung ương gồm có:
(1) Quy mô dân số từ 1.500.000 người trở lên. Dân số tỉnh Hải Dương năm 2020 đã đạt 1.916.774 người.
(2) Đơn vị hành chính trực thuộc: Đạt 60 % trở lên tỷ lệ số quận trên tổng số đơn vị hành chính cấp huyện
(3) Thuộc khu vực dự kiến thành lập thành phố trực thuộc trung ương đã được phân loại đạt tiêu chí của đô thị loại đặc biệt hoặc loại I.
(4) Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế xã hội đạt quy định.
Để đáp ứng tiêu chuẩn thành phố trực thuộc trung ương đồng thời không phát sinh đơn vị hành chính mới (nâng cấp tỉnh Hải Dương trở thành thành phố đồng thời giữ nguyên số đơn vị hành chính cấp huyện), tỷ lệ số Quận phải đạt 60% trên tổng số đơn vị hành chính hiện có (tương ứng 7/12 đơn vị hành chính phải đạt cấp quận).
Định hướng phát triển hệ thống đô thị tỉnh Hải Dương
Thành phố Hải Dương
Tính chất
TP Hải Dương là đô thị tổng hợp đa ngành, trung tâm hành chính, kinh tế, chính trị của tỉnh, trung tâm kinh tế đa ngành – lĩnh vực : văn hoá – y tế – giáo dục; khoa học – công nghệ ; thương mại – dịch vụ – tài chính; công nghiệp sạch – công nghệ cao.
Là đô thị trọng điểm trong Vùng thủ đô Hà Nội, Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và Vùng đồng bằng sông Hồng, trọng tâm Hải Dương phát triển về : Y tế – Giáo dục đào tạo; Khoa học công nghệ; Công nghiệp, dịch vụ, thương mại; Du lịch, nghỉ dưỡng trọng tâm ven sông Thái Bình, sông Sặt; Tổng kho trung chuyển kết hợp giao thông đường bộ, đường thủy và đường sắt.
Là trung tâm tăng trưởng kinh tế, đô thị, lấy tăng trưởng xanh và chuyển đổi số là mục tiêu phát triển chủ đạo; phát triển kinh tế đô thị theo hướng kinh tế xanh, kinh tế số với động lực phát triển chính là kinh tế dịch vụ, kịch tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế ban đêm, kinh tế du lịch, kinh tế thể thao…. có vai trò quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế của Tỉnh và vùng lân cận
Là cầu nối quan trọng giữa thủ đô Hà Nội, thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh ra cảng biển và vào trong đất liền. Đầu mối giao lưu trong vùng tỉnh, vùng liên tỉnh; đồng thời là đầu mối trung chuyển trọng yếu về giao thông đường thủy trong vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Là đô thị xanh, thông minh, hiện đại và mang bản sắc văn hoá xứ Đông
Có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng.
Mục tiêu phát triển đô thị
Trong tương lai TP. Hải Dương sẽ trở thành đô thị trung tâm, là động lực thương mại dịch vụ và logistics cho vùng và các huyện lân cận: Cẩm Giàng, Kim Thành, Nam Sách, Thanh Hà và TP. Hải Dương là trung tâm vùng.
Thành phố Hải Dương hướng đến là một thành phố xanh, thông minh đáng sống của vùng Thủ đô Hà Nội, một đô thị khoẻ, giàu bản sắc, năng động và phát triển bền vững.
Các chiến lược phát triển đô thị
– Chiến lược 1 : Kết nối TP Hải Dương với hệ thống giao thông liên vùng và đảm bảo lưu thông trong khu vực đô thị
– Chiến lược 2: Tham gia chuỗi liên kết sản xuất Vùng công nghiệp động lực tỉnh Hải Dương và vùng công nghiệp phía Đông thủ đô Hà Nội với mục tiêu phát triển công nghệ cao, công nghệ hỗ trợ, công nghệ sạch, thích ứng với điều kiện thành phố xanh, thân thiện với môi trường và phát triển bền vững.
– Chiến lược 3: Phát triển thương mại – dịch vụ – du lịch
– Chiến lược 4: Phát triển nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao.
– Chiến lược 5: Phát triển thành phố văn hoá – lịch sử. Nhấn mạnh về nơi chốn – niềm tự hào văn hóa xứ Đông.
– Chiến lược 7 : Củng cố vai trò Trung tâm y tế cấp vùng
– Chiến lược 8: Thành phố đi bộ. Hình thành mạng lưới kết nối không gian xanh và mặt nước để tạo không gian sống giúp tăng cường sức khoẻ.
Động lực phát triển đô thị
(1) Là trọng điểm thuộc vùng trọng điểm kinh tế Bắc Bộ và Vùng thủ đô Thành phố Hải Dương có vị trí quan trọng, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, và kề sát vành đai kinh tế ven biển vịnh Bắc Bộ. Đây là nơi có lợi thế vô cùng lớn trong việc giao lưu, trao đổi thương mại với Thủ đô Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và các tỉnh lân cận như: Bắc Giang, Bắc Ninh, Thái Bình, Hưng Yên. TP Hải Dương là đầu mối quan trọng liên kết với TP Hà Nội với các khu vực cảng như Hải Phòng, Quảng Ninh.
Trong hành lang kinh tế vùng Bắc Bộ, TP Hải Dương đóng vai trò là đầu mối lưu vận, công nghiệp, dịch vụ thương mại tại 2 hành lang kinh tế Côn Minh – Hà Nội – Hải Phòng và Nam Ninh – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh.
Tại vùng thủ đô Hà Nội, TP Hải Dương được xác định là đô thị quan trọng chỉ sau Hà Nội. TP Hải Dương có vai trò là trung tâm thương mại, lưu vận, công nghiệp, đồng thời là đầu mối về giáo dục và y tế của khu vực.
Theo Quyết định 768/QĐ-TTg, đô thị Hải Dương đóng vai trò là trung tâm cấp vùng về y tế và giáo dục đào tạo phía Đông của Vùng Thủ đô Hà Nội; Trung tâm cung cấp các dịch vụ đô thị và công nghiệp (nguồn nhân lực, dịch vụ tiếp cận, hậu cần cảng…) cho tỉnh Hải Dương và các vùng phụ cận.
Hải Dương được đề xuất bố trí Trung tâm Y tế chất lượng cao của Vùng, trung tâm đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cấp Vùng tại khu vực thành phố Hải Dương (Nghị quyết số 54/NQ-TW của Bộ chính trị)
Tại khu vực trọng điểm kinh tế Bắc Bộ, TP Hải Dương là đầu mối quan trọng liên kết với TP Hà Nội với các khu vực cảng như Hải Phòng, Quảng Ninh.
(2) Là trọng điểm trong hành lang kinh tế Bắc Bộ
TP Hải Dương đóng vai trò là đầu mối lưu vận, công nghiệp, dịch vụ thương mại tại 2 hành lang kinh tế Côn Minh – Hà Nội – Hải Phòng và Nam Ninh – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh.
Cảng cạn ICD ở thành phố sẽ được mở rộng lên 15 ha đến năm 2025 và 20 ha đến năm 2023 để đáp ứng nhu cầu gia tăng về các hoạt động vận tải, kho bãi của vùng trong thời gian tới.
(3) Là trung tâm hành chính, chính trị, linh tế, văn hoá, giáo dục và dịch vụ tỉnh Hải Dương
Là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục và dịch vụ của tỉnh Hải Dương. Đóng vai trò trung tâm của trục phát triển Bắc Nam- Đông Tây của tỉnh Hải Dương, đóng vai trò quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của vùng.
Nằm trên trục động lực phát triển Đông Tây trung tâm tỉnh Hải Dương: dọc theo quốc lộ 5 và đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng với các dự án trọng điểm về công nghiệp, dịch vụ du lịch.
(4) Là trọng điểm phát triển quan trọng của miền Bắc trên cơ sở xây dựng đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng và ga đường sắt cao tốc Hà Nội – Hải Phòng.
(5) Các động lực phát tiển kinh tế
Xây dựng và phát triển đô thị có tính bền vững cao với từ khoá “ Khoẻ, Năng Động, Văn hoá”. Phát triển hơn nữa kinh tế xã hội, thúc đẩy các lĩnh vực ngành nghề phát triển năng động hơn nữa, đồng thời chuyển dịch dần dần cơ cấu kinh tế từ công – nông nghiệp sang thương mại – dịch vụ. Thúc đẩy mở rộng không gian đô thị, xây dựng hạ tầng đồng bộ trên toàn đô thị.
– Thực hiện phát triển đô thị công nghiệp thân thiện với môi trường, đưa Hải Dương trở thành tỉnh công nghiệp. Tích cực thu hút công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp công nghệ cao vào KCN Đại An, v.v… Tạo giá trị gia tăng cao, sự tự lập, liên kết các ngành công nghiệp, Tích cực thu hút FDI dựa vào việc chuẩn bị môi trường và chính sách ưu đãi đầu tư.
– Đảm bảo đủ chức năng của đô thị loại I cùng với mở rộng đô thị,tích cực thu hút ngành vận tải hàng hóa, tài chính. Đảm bảo đủ các cửa hàng phục vụ nhu cầu thường nhật phù hợp với việc mở rộng đô thị.Xây dựng trọng điểm nhộn nhịp ở trung tâm đô thị (thương mại, khách sạn, không gian đi bộ trong đô thị). Xúc tiến chuyển đổi sử dụng đất từ công nghiệp sang thương mại, văn phòng (trung tâm đô thị, dọc tuyến quốc lộ 5).
Cung cấp các loại hình thương mai – dịch vụ đa dạng đáp ứng các hoạt động sống và nghỉ ngơi giải trí đa dạng.Thúc đẩy ngành chăm sóc sức khỏe, TDTT (rèn luyện sức khỏe, dịch vụ phúc lợi, v.v…) Tạo trọng điểm du lịch đa dạng (loại hình du lịch trong đô thị, loại hình trải nghiệm nông thôn, văn hóa truyền thống)
– Tăng năng suất, hiệu quả của ngành nông nghiệp. Xây dựng trung tâm nghiên cứu nông nghiệp. Thương hiệu hóa, hiện đại hóa, đa dạng hóa, Áp dụng công nghệ cao, nâng cao chất lượng, đa dạng hóa dựa vào liên kết với trạm nghiên cứu nông nghiệp, trường đại học. Thúc đẩy du lịch xanh
– Được coi là trọng điểm y tế của vùng thủ đô, dự kiến bệnh viện khu vực sẽ được xây dựng. Xây dựng mạng lưới y tế vùng. Tập trung vào xây dựng trung tâm nghiên cứu y học (liên kết trường đại học kỹ thuật y tế với bệnh viện vùng, bệnh viện y học cổ truyền), đặc biệt là nghiên cứu y học cổ truyền. Xây dựng công trình y tế chữa trị dài hạn như phục hồi chức năng (phát huy lợi thế môi trường tự nhiên, có thể tạo được dịch vụ tốt hơn Hà Nội với chi phí thấp) (trị liệu bằng suối nước nóng (suối nước nóng Thạch Khôi)).
Thành phố Chí Linh
Tính chất
Là đô thị trung tâm khu vực phía Bắc tỉnh Hải Dương, trung tâm tổng hợp cấp tỉnh (về kinh tế, văn hóa, khoa học và công nghệ, giáo dục, du lịch, dịch vụ).
Là đầu mối giao thông có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của vùng phía Bắc Tỉnh Hải Dương và khu vực lân cận; Đồng thời, có vị trí quan trọng nằm trên hành lang giao thông quốc tế, vành đai 5 vùng thủ đô Hà nội trục đô thị- công nghiệpdịch vụ dọc QL18 nối thủ đô Hà Nội với cảng biển Cái Lân- Hạ Long và vị trí quốc phòng an ninh quan trọng.
Là trung tâm Văn hóa – Dịch vụ (Du lịch tâm linh, sinh thái, thương mại dịch vụ,…) có tiềm năng lớn phát triển dịch vụ du lịch, thể thao, sinh thái, khám phá, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí.
Là đô thị thông minh – sinh thái xanh – đô thị nghỉ dưỡng, vui chơi hấp dẫn và là đô thị động lực; phát triển công nghiệp công nghệ cao và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ.
Là đô thị loai II đến năm 2030, định hướng tiến tới đô thị loại I trong hệ thống đô thị tỉnh Hải Dương Có vị trí quan trọng về an ninh và quốc phòng.
Mục tiêu phát triển đô thị
Xây dựng thành phố Chí Linh trở thành đô thị sinh thái, thông minh, hiện đại, đáng sống; là đô thị động lực, trung tâm kinh tế, khoa học, văn hoá, du lịch, dịch vụ vùng phía Bắc của tỉnh Hải Dương và vùng lân cận, phấn đấu là đô thị loại II trước năm 2030 và hướng đến đô thị loại I.
Xây dựng Chí Linh là trung tâm khu vực phía Bắc tỉnh Hải Dương; là đô thị văn hóa – du lịch tâm linh – thương mại dịch vụ; có sức hấp dẫn lớn về môi trường đầu tư, có tính cạnh tranh cao trên một số lĩnh vực dịch vụ; phát triển bền vững hài hòa với môi trường; giữ vai trò là đô thị hạt nhân, động lực phát triển kinh tế xã hội trong vùng tỉnh.
+ Giai đoạn 2021 – 2025 : Xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin cho đô thị thông minh. Phát triển Chí Linh theo hướng tăng trưởng xanh, đô thị sinh thái, có hạ tầng đồng bộ, bền vững; đảm bảo có nhiều công trình kiến trúc điểm nhấn, nhiều không gian công cộng, công viên, cây xanh.
+ Giai đoạn 2026 – 2030 : Xây dựng đô thị thông minh, hiện đại, đưa Chí Linh trở thành đô thị động lực và là 1 cực tăng trưởng của tỉnh. Hoàn tất các tiêu chí và được công nhận là đô thị loại II trước năm 2030, định hướng phát triển thành phố theo hướng là đô thị loại I, đô thị thông minh; thành phố sinh thái xanh – hiện đại, đáng sống.
Động lực phát triển đô thị
(1) Các quan hệ nội ngoại vùng Thành phố Chí Linh nằm trong tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, trên tuyến quốc lộ 18 nối liền Hà Nội – Quảng Ninh, vành đai 5 của vùng thủ đô Hà Nội. Từ trung tâm thành phố còn có tuyến quốc lộ 37 nối Quốc lộ 5 và đường 18, là đường vành đai chiến lược quốc gia đi tỉnh Hải Dương. Thành phố có 40 km đường sông bao bọc phía đông, tây, và nam, thông thương với Hải Phòng, Bắc Giang, Bắc Ninh.
Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ xác định hai trục hành lang công nghiệp, đô thị, du lịch, du lịch quốc gia từ Thủ đô Hà Nội đi Hải Phòng- Hạ Long.Một trong hai trục hành lang này là QL18 (gồm đường 18 cũ, đường ô tô cao tốc mới, đường sắt đi Hạ Long cũ và đường sắt cao tốc mới) từ Hà Nội đi Hạ Long qua Chí Linh.
Hệ thống đô thị, công nghiệp, dịch vụ- du lịch trên đường 18 quan trọng qua: Bắc Ninh- Chí Linh- Đông Triều- Mạo Khê- Uông Bí Hạ Long, trong đó qua các khu du lịch tầm quốc gia như : Côn Sơn – Kiếp Bạc, khu du lịch sinh thái Bến Tắm, khu du lịch An Phu Dương Nhân, Yên Tử – Bãi Cháy, Hạ Long.
Hệ thống các KCN Quế Võ ( Bắc Ninh ), Cộng Hòa, Mạo Khê , Uông Bí, Hoành Bồ ( Quảng Ninh ) khai thác tiềm năng quỹ đất đồi tránh khai thác quá nhiều đất ruộng là một ưu thế hành lang trục đường 18.
Đường vành đai 5 của vùng Thủ đô Hà Nội qua Thành phố Hải Dương và qua Chí Linh đã gắn kết Hà Nội và Chí Linh. Ngoài ra, đường sắt được nối từ Yên Viên qua Phả Lại đi Hạ Long và đường ô tô cao tốc đã được nghiên cứu và sẽ xây dựng. Dịch vụ du lịch vùng di tích quốc gia Côn Sơn – Kiếp Bạc sẽ được khai thác nhằm mở rộng các tuyến du lịch trong vùng và Chí Linh.
(2) Các động lực phát triển kinh tế
Dọc trục QL18 và QL37: Đây là trục phát triển chính của đô thị hiện hữu, kết nối các khu chức năng chính của đô thị: Công nghiệp- Dân cư- Trung tâm dịch vụ – Khu trung tâm hành chính – văn hóa. Trên trục hình thành các khu trung tâm tài chính, trung tâm dịch vụ thương mại và khu nhà ở kết hợp dịch vụ mật độ cao.
Dọc trục VĐ 5 vùng Thủ đô Hà Nội: Đây là trục phát triển chính của khu vực phía nam QL18, theo hướng Bắc – Nam, kết nối các khu đô thị mới, trung tâm dịch vụ mới, các khu du lịch sinh thái và văn hóa tâm linh của khu vực phía Nam thành phố, kết nối từ khu vực phía Đông – Bắc của đô thị tới sông Kinh Thầy, cửa ngõ phía Nam của đô thị. Khai thác triệt để lợi thế từ 2 dòng sông : sông Thương và sông Kinh Thầy.
Phát triển công nghiệp: Chí Linh nằm trên các tuyến tỉnh lộ, quốc lộ, tuyến đường cao tốc quốc gia, tuyến đường sắt liên hệ vùng và cao tốc gắn với hệ thống đường thủy đi khắp nơi, các tuyến cao thế 110, 220KV và trạm 500kv. Bên cạnh đó, nước mặt nhiều, thoát nước thuận lợi nên sẽ phát triển nhiều khu, cụm công nghiệp. Phát triển và mở rộng khu công nghiệp Cộng Hoà, phát triển thêm các khu công nghiệp Chí Linh 1, Chí Linh 2, 4 cụm công nghiệp hiện hữu và phát triển mở rộng trên cơ sở 2 cụm công nghiệp hiện hữu là Tân Dân và Hoàng Tân. Đây là động lực mang lại tăng trưởng kinh tế lớn cho Thành phố Chí Linh.
Phát triển du lịch – dịch vụ: Với lợi thế vị trí, lợi thế giao thông, sẵn có nhiều di tích lịch sử văn hóa danh thắng, nhiều di sản văn hóa phi vật thể, Chí Linh có tiềm năng lớn để phát triển du lịch. Tiềm năng phát triển du lịch Golf – một loại hình dịch vụ cao cấp và thu lợi lớn với 4 sân golf : Ngôi sao Chí Linh, sân Golf Hồ Bến Tắm, sân Golf Cồn Vĩnh Trụ, sân Golf Đập Viễn.
Tại đây có thể kết hợp tạo ra một số khu du lịch sinh thái Bến Tắm: 100-2000 ha,công viên văn hóa lịch sử Côn Sơn- Kiếp Bạc: 1000-1200ha, công viên văn hóa Phượng Hoàng: 300-350ha, khu vui chơi giải trí Hồ Thanh Long, Hồ Mật Sơn, Hồ Côn Sơn, Hồ Bến Tắm, nhà thuyền Lục đầu giang.
Tổ chức khu nghỉ dưỡng, nghiên cứu và tham gia lễ hội, các tour du lịch nội hạt hấp dẫn. Đặc biệt tuyến du lịch đường sông nối kết lục đầu giang phía Vạn Kiếp với Bạch Đằng giang lịch sử. Xây dựng các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, cửa hàng. Đô thị Chí Linh sẽ là nơi mua sắm và cung cấp dịch vụ tiêu dùng thứ hai trong Tỉnh có quy mô tầm cỡ khu vực.
Do vậy, có thể xác định Chí Linh sẽ là trung tâm du lịch, lưu trú của cả Tỉnh. Chí Linh còn phát triển các loại hình dịch vụ khác như: đào tạo, dịch vụ y tế, TDTT, giao thông vận tải và dịch vụ khác (xây dựng cụm trường cao đẳng, đại học, dạy nghề; cụm các bệnh viện chuyên khoa, trung tâm tập luyện thi đấu, các trung tâm, cung đoạn quản lý giao thông).
Phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái khu vực phía Bắc của Thành phố gắn với du lịch sinh thái, tâm linh và nghỉ dưỡng.
Thị xã Kinh Môn
Tính chất
Là trung tâm tổng hợp (hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, giáo dục, du lịch, dịch vụ), đầu mối giao thông, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của vùng phía Đông Bắc tỉnh Hải Dương và khu vực lân cận.
Là trung tâm năng lượng cấp vùng và quốc gia; trung tâm công nghiệp – công nghiệp phụ trợ, logistics ; Trung tâm công nghiệp – thương mại – dịch vụ cấp tỉnh và khu vực.
Là một trong những trọng điểm về du lịch văn hoá, lịch sử, cảnh quan làng nghề của tỉnh. Có ý nghĩa về an ninh, quốc phòng.
Mục tiêu phát triển đô thị
Thị xã Kinh Môn là đô thị loại IV, xây dựng và thành lập thành phố đến năm 2025 nâng cấp lên đô thị loại III, giai đoạn 2026-2030 tiếp tục xây dựng hạ tầng và phát triển bền vững.
Kinh Môn là một đô thị trong hệ thống đô thị toàn tỉnh, với các ngành: Dịch vụ cảng nội địa, dịch vụ thương mại, dịch vụ du lịch. Kinh Môn là trung tâm công nghiệp lớn của tỉnh với các nhà máy công nghiệp nặng. Kinh Môn là một trong những trung tâm văn hóa, thể dục thể thao, dịch vụ, thương mại. Kinh Môn là đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và trong vùng.
Xây dựng một đô thị có sức cạnh tranh cao dựa vào nội lực và sự liên kết; một đô thị có hạ tầng sống chất lượng cao, tiện nghi, an toàn; một đô thị xanh, sạch, đẹp và văn hoá có bản sắc riêng.
Động lực phát triển đô thị
Kinh Môn là một trong những cửa ngõ quan trọng phía Đông Bắc của Hải Dương, là lợi thế quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho Hải Dương mở rộng giao lưu kinh tế với các tỉnh trong vùng thủ đô, vùng đồng bằng sông Hồng và với nước ngoài, là tiền đề quan trọng góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế của Kinh Môn, tạo động lực để Kinh Môn trở thành một trong những cực phát triển của tỉnh Hải Dương.
Lĩnh vực để tạo thành cơ sở hình thành đô thị là công nghiệp. Các cụm công nghiệp cũ được cải tạo, các cụm công nghiệp mới được xây dựng, các trung tâm thương mại, dịch vụ phát triển nên phần lớn diện tích đất đai sẽ được đưa vào khai thác sử dụng. Các khu đô thị mới sẽ làm thay đổi cơ cấu của toàn đô thị.
Các lĩnh vực để tạo thành đô thị mạnh là dịch vụ (vận tải, thương mại, du lịch), công nghiệp phát triển làm cho không gian kinh tế phong phú, đa dạng, nhu cầu lao động ngày càng lớn thúc đẩy sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động. Kinh Môn là đầu mối giao thông quan trọng với các vùng kinh tế của tỉnh.
Kinh Môn có nhiều tuyến giao thông huyết mạch Bắc Nam (trục đường hướng tâm theo QH vùng thủ đô), Đông Tây (trục Bắc- Nam theo QH vùng tỉnh), đường thủy rất thuận lợi và phát triển.
Kinh Môn có cơ sở vật chất kỹ thuật mạnh: Nguồn nhân lực lớn; Các cụm CN hoạt động hiệu quả; Có hơn 1.500 cơ sở sản xuất, trong đó có nhiều nhà máy lớn: Hoàng Thạch, Phúc Sơn, Sản xuất gang thép Hòa Phát; Nhà máy nhiệt điện BOT… Tổng giá trị sản xuất công nghiệp, dịch vụ đến năm 2030 ước đạt trên 197.941 tỷ đồng; Thương mại dịch vụ phát triển, chú yếu là các hoạt động du lịch tâm linh; Sản xuất nông nghiệp phát triển, đặc biệt là các sản phẩm nông nghiệp như: hành, tỏi, rau… giá trị sản xuất nông nghiệp đến năm 2030 ước đạt 3.012 tỷ đồng.
Phát triển dịch vụ thương mại : Hình thành các Trung tâm thương mại tài chính trên các tuyến QL17B, đường trục Bắc – Nam, khu vực trung tâm (Minh Tân, Phú Thứ, Kinh Môn…)
Phát triển công nghiệp : tiếp tục triển khai các khu cụm công nghiệp đã hình thành. Hạn chế phát triển công nghiệp nặng, ưu tiên phát triển công nghiệp sạch. Chủ trương chuyển đổi dần chức năng cảng hàng hoá tại khu vực Động Kính Chủ sang thành cảng phục vụ du lịch. Đây là những động lực mang lại đóng góp kinh tế lớn cho Kinh Môn.
Phát triển du lịch : hình thành các tuyến du lịch văn hoá tâm linh kết hợp với các di tích quốc gia tại quần thể An Phụ – Kính Chủ – Nhẫm Dương. Phát triển dịch vụ du lịch gắn với di tích lịch sử và làng nghề.
Đô thị Bình Giang
Tính chất
Là đô thị thuộc tỉnh Hải Dương, có vị trí, chức năng và vai trò là trung tâm tổng hợp phía Tây Nam tỉnh Hải Dương về kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật và đầu mối giao thông, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của vùng phía Tây Nam tỉnh Hải Dương và khu vực lân cận.
Là đô thị thuộc Tỉnh với các ngành kinh tế chủ đạo như: công nghiệp, dịch vụ thương mại, sản xuất và chế biến nông sản thực phẩm. Trong đó, tập trung phát triển đô thị và các khu công nghiệp, hạn chế tối đa các cụm công nghiệp và khu dân cư nhỏ lẻ.
Mục tiêu phát triển đô thị
Định hướng xây dựng đô thị Bình Giang là đô thị loại IV trước năm 2025 trong hệ thống đô thị tỉnh Hải Dương, với hạt nhân là đô thị Kẻ Sặt và các xã lân cận với mục tiêu hướng tới là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá khoa học kỹ thuật của toàn đô thị Bình Giang, có sức ảnh hưởng đến các đô thị khác trong nội vùng, trong vùng tỉnh và các vùng lân cận.
Đồng thời thành lập các đô thị mới đảm bảo trong giai đoạn tiếp theo Bình Giang trở thành Thị xã hoặc Quận của thành phố trực thuộc Trung ương.
– Giai đoạn 2021-2025: Định hướng đầu tư xây dựng thị trấn Kẻ Sặt và các xã lân cận: Vĩnh Hồng, Vĩnh Hưng, Thúc Kháng, Tân Hồng, Thái Học, Bình Minh, Nhân Quyền làm lõi hạt nhân đô thị, tạo động lực phát triển xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện, đảm bảo định hướng trước năm 2025 toàn huyện Bình Giang được công nhận là đô thị loại IV đồng bằng trong hệ thống đô thị tỉnh Hải Dương, tiến tới thành lập thị xã Bình Giang.
– Giai đoạn sau năm 2030: tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội hoàn thiện các tiêu chí để Bình Giang trở thành 01 quận của thành phố trực thuộc Trung ương theo định hướng phát triển của tỉnh Hải Dương.
Động lực phát triển đô thị
Trên cơ sở các định hướng phát triển kinh tế của tỉnh Hải Dương tác động đến đô thị Bình Giang, các tiềm năng và nguồn lực của Bình Giang và định hướng phát triển kinh tế của Bình Giang, các dự án lớn sẽ triển khai,… sẽ dự báo các động lực phát triển chủ đạo của đô thị.
(1) Động lực phát triển vùng
Vị trí địa lý gần Hà Nội và nằm ngay trên trục giao thông của hành lang kinh tế Hải Phòng – Hải Dương – Hưng Yên – Hà Nội (Quốc lộ 5A, cao tốc Hà Nội – Hải Phòng) đã tạo điều kiện thuận lợi cho Bình Giang trong thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp, dịch vụ thương mại trên địa bàn.
Bình Giang là một trong những cửa ngõ chính kết nối Hải Dương với Hưng Yên và Hà Nội. Bình Giang liên kết tác động qua lại với các huyện Thanh Miện, Gia Lộc, và Cẩm Giàng.
(2) Động lực về kết nối giao thông
Trục QL5A, cao tốc Hà Nội – Hải Phòng kết nối Hà Nội – Hải Dương – Hải Phòng, trục QL38 từ Hưng Yên – Hải Dương, trục đường TL392 kết nối huyện Bình Giang với huyện Thanh Miện, trục TL394 có và trò liên kết với tỉnh Hưng Yên, huyện Cẩm Giàng, trục TL395 là trục chính chạy dọc theo hướng Tây Bắc- Đông Nam có vai trò chính là liên kết các tuyến giao thông quan trọng trong huyện Bình Giang.
(3) Động lực về cơ sở kinh tế
Phát triển công nghiệp : Đây là yếu tố rất quan trọng trong việc thu hút số lượng lớn lực lượng lao động, nhân tố tạo thị cơ bản để hình thành đô thị, phát triển dân số, phát triển các ngành kinh tế nhất là dịch vụ, thương mại…
– Hiện huyện đã có 05 Cụm công nghiệp đã hình thành, đang hoạt động ổn định, tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn công nhân, lao động tại địa phương, góp phần phát triển quan trọng trong bức tranh kinh tế của huyện Bình Giang.
– Định hướng đến năm 2030 huyện Bình Giang phát triển với 5 KCN với quy mô 1.147,56 ha trong đó Khu công nghiệp Bình Giang đã được phê duyệt giai đoạn 1 là 150 ha; KCN Phúc Điền mở rộng với quy mô khoảng 235,47 ha; KCN Bình Giang 2 với quy mô 303,27 ha; KCN Bình Giang 3 quy mô 273,82 ha; KCN Bình Giang – Thanh Miện quy mô 185 ha cùng với 09 làng nghề tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn. Đây sẽ tiếp tục là nguồn động lực quan trọng để phát triển trong giai đoạn tới.
Phát triển thương mại – dịch vụ : có vị trí là cửa ngõ phía Tây của Tỉnh nên hoạt động thương mại rất phát triển, lưu lượng hàng hóa thông thương qua các tuyến đường huyết mạch như QL5, QL38, Cao tốc Hà Nội- Hải Phòng… tăng cao qua các năm, nên có dư địa để phát triển. Nhu cầu về phát triển các trung tâm thương mại, các loại hình dịch vụ trung, cao cấp, vui chơi giải trí, tổ chức dịch vụ thăm quan lễ hội, du lịch…đang có tiềm năng nhu cầu cao khi thu nhập của người dân đang tăng lên mạnh mẽ.
Phát triển du lịch : Tận dụng cảnh quan thiên nhiên đặc thù phát triển đấy mạnh du lịch theo chuỗi kết nối, gắn chặt du lịch của Huyện với du lịch Tỉnh, trong đó Bình Giang đóng vai trò là một trung tâm kết nối du lịch phía Tây của Tỉnh gồm: TP.Hải Dương- Cẩm Giàng- Bình Giang- Thanh Miện, đồng thời kết nối với các vùng lân cận như Hưng Yên và Bắc Ninh và xa hơn là Hà Nội; Tạo dựng các tuyến du lịch văn hoá tâm linh dựa trên di tích theo các cụm, điểm kết hợp và phát huy lợi thế về du lịch làng nghề truyền thống của địa phương; Phát triển các dịch vụ du lịch gắn với Di tích lịch sử và làng nghề.
Đô thị Nam Sách
Tính chất
Là đô thị trung tâm của huyện Nam Sách , với chức năng và vai trò là trung tâm chính trị – kinh tế – văn hoá – khoa học kỹ thuật của huyện, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của vùng phía Tây Nam tỉnh Hải Dương và khu vực lân cận.
Là hạt nhân chính của huyện Nam Sách khi huyện Nam Sách được xây dựng thành 1 trong 5 đô thị vệ tinh của thành phố Hải Dương hỗ trợ thành phố phát triển.
Xây dựng đô thị theo hướng đô thị – công nghiệp xanh, hiện đại nhằm hỗ trợ phát triển của các ngành nông nghiệp, dịch vụ, đô thị cho huyện Nam Sách.
Mục tiêu phát triển đô thị
Toàn đô thị Nam Sách phát triển theo mô hình đô thị tổng hợp tập trung, lấy trung tâm toàn đô thị là thị trấn Nam Sách, từ đó phát triển và mở rộng ra các xã vùng ven theo các tuyến giao thông thành các đô thị vệ tinh của thị trấn Nam Sách; Hệ thống đô thị này liên kết với nhau bằng các khu chức năng của đô thị như: Công nghiệp, dịch vụ, dân cư đô thị mới, khu du lịch văn hóa làng nghề…; các khu này liên hệ với nhau bằng hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng đồng bộ tạo sự ổn định và phát triển bền vững cho toàn đô thị.
– Là 1 trong các đô thị vệ tinh của TP. Hải Dương và hướng tới đạt tiêu chí đô thị loại IV vào giai đoạn năm 2021 -2025.
– Giai đoạn sau năm 2030: tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội hoàn thiện các tiêu chí.
Động lực phát triển đô thị
Với vị trí nằm gần TP. Hải Dương và nằm giữa trục giao thông hành lang kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh ( QL5, QL 18, cao tốc Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh ) đã tạo điều kiện cho Nam Sách trong thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp, dịch vụ thương mại….
Nằm trong tam giác kinh tế của tỉnh gồm : Tp. Hải Dương – Chí Linh – TX. Kinh Môn là động lực để Nam Sách phát triển đô thị – công nghiệp – dịch vụ.
Giai đoạn 2021 – trước 2025 : Lấy trục QL37 làm trục phát triển, hình thành chuỗi đô thị theo hướng Bắc- Nam gồm 2 đô thị: thị trấn Nam Sách và đô thị Thanh Quang (loại V), làm động lực cho phát triển.
Phát triển công nghiệp : chuyển dịch dần cơ cấu theo xu hướng công nghiệp hóa với tỉ trọng công nghiệp trong tổng giá trị sản xuất lên tới 64,2% vào năm 2030. Nam Sách sẽ duy trì trên các ngành hiện có dệt may, chế biến nông lâm thủy sản kết hợp với 2 ngành chủ lực cơ khí chế tạo và điện, điện tử để gia tăng liên kết với các vùng công nghiệp động lực và hỗ trợ trong vùng.
Hiện có 2 cụm công nghiệp đang hoạt động ổn định là An Đồng , Nam Hồng – Hồng Phong và định hướng thành lập thêm 2 cụm công nghiệp mới là Thái Tân , Thanh Quang – Quốc Tuấn. Định hướng đến 2030 phát triển Khu công nghiệp An Phát 1 ( Khu công nghiệp Quốc Tuấn – An Bình ) với quy mô 180 ha. Đây là yếu tố rất quan trọng trong việc thu hút số lượng lớn lực lượng lao động, nhân tố tạo thị cơ bản để hình thành đô thị, phát triển dân số, phát triển các ngành kinh tế nhất là dịch vụ, thương mại…
Phát triển thương mại- dịch vụ gắn liền với phát triển công nghiệp, du lịch. Qua đó, thúc đẩy lưu thông hàng hóa, đáp ứng tốt các yêu cầu cơ bản trong các Khu, cụm công nghiệp tập trung và các khu vực trung tâm khác, tạo môi trường thích hợp với sản xuất kinh doanh và phục vụ tốt nhất đời sống người dân.
Phát triển mạng lưới thương mại dịch vụ, bao gồm các trung tâm thương mại, các dịch vụ thông tin- viễn thông, tài chính ngân hàng, thương mại điện tử, dịch vụ vận tải, phù hợp với quy hoạch phát triển Phát triển du lịch : Phát triển, đấy mạnh du lịch theo chuỗi kết nối, gắn chặt du lịch của Huyện với du lịch Tỉnh, trong đó Nam Sách đóng vai trò là trung tâm kết nối và tham gia vào chuỗi tham quan du lịch phía Bắc của Tỉnh gồm: TP.Hải Dương- Kinh Môn- Chí Linh- Nam Sách- Cẩm Giàng.
Xây dựng kế hoạch gắn du lịch với phát triển kinh tế, hình thành chuỗi tham quan theo hướng Bắc- Nam của Huyện với các loại hình du lịch như: du lịch văn hóa tâm linh, du lịch làng nghề, du lịch sinh thái ven sông.
Phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế có hiệu quả, tạo việc làm cho người dân và gắn bó chặt chẽ với cuộc sống cộng đồng, bảo vệ môi trường. Phát triển du lịch gắn liền với phát huy giá trị văn hóa dân tộc, gìn giữ và bảo tồn các di tích lịch sử vật thể và phi vật thể.
Đầu tư, tôn tạo di tích đã được nhà nước xếp hạng như Gốm sứ Chu Đậu (Thái Tân), Chùa Trăm Gian (An Bình), đình Đầu (Hợp Tiến), đền Long Động (Nam Tân). Phát triển gắn du lịch tham quan với hoạt động sản xuất kinh doanh tại các làng nghề truyền thống, phát triển các hoạt động dịch vụ làng nghề.
Xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng du lịch như các khu lưu trú: khách sạn, nhà nghỉ, homestay. Xây dựng các điểm vui chơi giải trí, nhà hàng… gần các điểm du lịch, ven các đường giao thông chính; Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất các sản phẩm sạch, an toàn, phát triển bền vững, đảm bảo môi trường sinh thái và bảo vệ cảnh quan môi trường.
Phát triển, áp dụng nông nghiệp công nghệ cao vào trong sản xuất, xây dựng mô hình liên kết 6 nhà: Nhà nước – nông dân – ngân hàng – nhà khoa học – nhà đầu tư – nhà phân phối nâng cao chất lượng, giá trị sản xuất trong nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người dân. Hướng thị trường tiêu thụ nông sản, hình thành vành đai cung cấp lương thực, thực phẩm cho thị trấn, huyện, tỉnh và xuất khuẩu với chất lượng cao.
Đô thị Lai Cách, Cẩm Giàng
Tính chất
Đô thị Lai Cách là trung tâm chính trị – kinh tế – văn hoá của huyện Cẩm Giàng. Có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của Tỉnh.
Là đô thị thuộc huyện với các ngành kinh tế chủ đạo như: công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp then chốt, trung tâm sản xuất và chế biến nông sản phục vụ xuất khẩu theo hướng xây dựng thương hiệu, nâng cao hàm lượng khoa học công nghệ trong sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm.
Đô thị Cẩm Giàng là trung tâm chuyên ngành cấp huyện về kinh tế – văn hóa – du lịch của huyện Cẩm Giàng; là đô thị loại V đên năm 2030, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của huyện..
Xây dựng đô thị Lai Cách và Cẩm Giàng theo hướng đô thị xanh – thông minh – hiện đại; đô thị công nghiệp hiện đại, gắn với sản xuất nông nghiệp hữu cơ, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao. Đô thị Lai Cách và đô thị Cẩm Giàng là các hạt nhân chính khi huyện Cẩm Giàng được xây dựng thành 1 trong 5 đô thị vệ tinh hỗ trợ thành phố Hải Dương phát triển trong các lĩnh vực công nghiệp, du lịch, nông nghiệp.
Mục tiêu phát triển đô thị
Nâng cấp thị trấn Lai Cách lên đô thị loại IV trước năm 2025. Đô thị Cẩm Giàng là đô thị loại V đến năm 2030,tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật để phấn đấy xây dựng toàn huyện Cẩm Giàng theo các tiêu chí đô thị loại IV sau năm 2030. Với 3 đô thị lõi là Lai Cách , Cẩm Giàng ( đô thị loại V), Tân Trường ( loại V). Lấy trục QL5 làm xương sống, hình thành chuỗi đô thị từ Đông sang Tây trong đó Lai Cách giữ vai trò quan trọng và là động lực phát triển của vùng, Cẩm Giàng có vai trò hỗ trợ phát triển.
Động lực phát triển đô thị
(1) Động lực phát triển vùng
Nằm trong hành lang kinh tế Hải Phòng – Hải Dương – Hưng Yên – Hà Nội và giao thông thuận lợi (Quốc lộ 5A, quốc lộ 38, tỉnh lộ 394, 394C, huyện lộ 194B, 194C, 195B, 19 và đường sắt có tuyến Hà Nội – Hải Phòng) tạo điều kiện cho phát triển kinh tế- xã hội, thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp, dịch vụ, đóng góp tích cực vào tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Cẩm Giàng.
Nằm tiếp giáp với hai tỉnh Hưng Yên và Bắc Ninh là động lực để phát triển công nghiệp – dịch vụ – đô thị. Đường thuỷ sông Thái Bình, và sông Sặt là tuyến giao thông thuỷ quan trọng kết nối với các huyện, thị xã và thành phố trong tỉnh và kết nối với các tỉnh lân cận.
Là cửa ngõ và là trung tâm kinh tế và dịch vụ phía Tây của tỉnh Hải Dương. Đóng vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội vùng phía Tây của tỉnh Hải Dương và là đầu mối liên kết Hải Dương với các trung tâm kinh tế như Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh
(2) Cơ sở kinh tế phát triển bền vững
Phát triển công nghiệp : Hoàn thiện hạ tầng cụm công nghiệp Cao An, cụm công nghiệp Lương Điền, cụm công nghiệp dịch vụ- thương mại Lương Điền, các ngành công nghiệp ưu tiên chủ yếu gồm: chế biến, dệt, may, sản xuất trang phục, hàng thủ công mỹ nghệ từ gỗ. Hoàn thiện hạ tầng KCN Cẩm Điền- Lương Điền, xây dựng hạ tầng KCN Tân Trường mở rộng, KCN Lương Điền- Ngọc Liên, Khu công nghiệp Địa An mở rộng.
Các ngành công nghiệp ưu tiên trong KCN gồm: điện tử, cơ khí chế tạo, chế tạo máy, dệt, may, chế biến thực phẩm, công nghiệp phụ trợ. Phát triển công nghiệp theo hướng mở rộng quy mô, gắn với chuyển đổi nhanh cơ cấu sản phẩm theo hướng gia tăng hàm lượng công nghệ, lao động kỹ thuật, nâng cao sức cạnh tranh một cách bền vững Phát triển nông nghiệp : Cẩm Giàng được xác định là vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm của tỉnh, với tiềm năng thế mạnh như: cây cà rốt, cam Kim Giang, vùng lúa chất lượng cao… Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất các sản phẩm sạch, an toàn, phát triển bền vững, đảm bảo môi trường sinh thái và bảo vệ cảnh quan môi trường.
Hướng thị trường tiêu thụ nông sản vào các khu đô thị, khu công nghiệp, đồng thời hình thành vành đai cung cấp lương thực, thực phẩm cho thị trấn huyện, tỉnh và xuất khuẩu với chất lượng cao.
Phát triển thương mại – dịch vụ gắn liền với phát triển công nghiệp, du lịch. Qua đó, thúc đẩy lưu thông hàng hóa, đáp ứng tốt các yêu cầu cơ bản trong các cụm công nghiệp tập trung và các khu vực trung tâm khác, tạo môi trường thích hợp với sản xuất kinh doanh và phục vụ tốt nhất đời sống người dân.
Phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế có hiệu quả, tạo việc làm cho người dân, và gắn liền với phát huy giá trị văn hóa dân tộc, gìn giữ và bảo tồn các di tích lịch sử vật thể và phi vật thể, bảo vệ môi trường. Đầu tư nâng cao, tôn tạo di tích đã được Nhà nước xếp hạng như Văn Miếu – Mao Điền, Chùa Giám – Cẩm Sơn, Đền Xưa – Cẩm Vũ, Đền Bia- Cẩm Văn. Đây là những địa điểm hàng năm thu hút nhiều khách thập phương đến lễ hội, tham quan, du lịch. Gắn du lịch với hoạt động sản xuất kinh doanh tại các làng nghề truyền thống. Phát triển các hoạt động dịch vụ làng nghề.
Đô thị Gia Lộc
Tính chất
Thị trấn Gia Lộc là đô thị trung tâm vùng huyện Gia Lộc, có cửa ngõ kết nối với không gian kinh tế của tỉnh Hải Dương với thủ đô Hà Nội, thành phố Hải Phòng; Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội, giáo dục, khoa học kỹ thuật của huyện Gia Lộc;
Đô thị Gia Lộc là hạt nhân chính của huyện Gia Lộc khi huyện được xây dựng thành 1 trong 5 đô thị vệ tinh hỗ trợ thành phố Hải Dương phát triển trong các lĩnh vực công nghiệp, du lịch, nông nghiệp.
Xây dựng đô thị Gia Lộc theo hướng đô thị xanh – thông minh – hiện đại với nhiều công trình kiến trúc điểm nhấn kết hợp dân cư sinh thái ven sông Bắc Hưng Hải.
Chú trọng khai thác các lợi thể phát triển công nghiệp, dịch vụ, thương mại; bên cạnh đó phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao.
Mục tiêu phát triển đô thị
Gia Lộc được định hướng sẽ phát triển mạnh mẽ và hướng tới đạt tiêu chí đô thị loại IV giai đoạn năm 2021-2025. Cần đẩy nhanh quá trình đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật tuyến đường vành đai I, II thành phố Hải Dương, từng bước thu hút đầu tư, tạo sự phát triển lan tỏa hấp dẫn nhập cư, tạo động lực và nguồn lực mở rộng không gian đô thị, từng bước xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, đẩy nhanh và mạnh mẽ quá trình đô thị hóa, phấn đấu sớm đưa khu vực thị trấn Gia Lộc và vùng phụ cận trở thành đô thị loại IV.
Đến năm 2030 trong đó thị trấn Gia Lộc hướng tới là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá khoa học kỹ thuật của huyện, có sức mạnh ảnh hưởng đến các đô thị khác trong huyện, trong vùng tỉnh và các vùng lân cận.
Động lực phát triển đô thị
Phát triển nông nghiệp : Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá với sản phẩm chất lượng cao chiếm tỷ trọng lớn thông qua việc thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Đến năm 2030, đảm bảo ngành nông nghiệp của huyện phát triển bền vững trên cả 3 khía cạnh: Kinh tế – xã hội – môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Phát triển công nghiệp :Tập trung đầu tư phát triển công nghiệp, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Giai đoạn đến 2030 phát triển 4 khu công nghiệp với quy mô 663 ha :
- Khu công nghiệp Gia Lộc với quy mô 197,94 ha;
- Khu công nghiệp Hoàng Diệu quy mô 250 ha về phía Đông dọc tuyến đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng;
- Khu công nghiệp Gia Lộc 2 quy mô 100 ha;
- Khu công nghiệp Gia Lộc 3 quy mô 115 ha.
Phát triển thêm 1 cụm công nghiệp Tân Tiến với quy mô 2030 là 15 ha. Tiếp tục kêu gọi đầu tư, dẩy mạnh phát triển công nghiệp, dịch vụ công nghiệp.
Phát triển hệ thống dịch vụ – thương mại khu vực các đô thị, khu vực góc giao lộ, trục không gian chính (Trục QL 38B, QL 37, Trục Bắc – Nam, Đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, các tuyến tỉnh lộ, khu vực đông dân cư…)
Phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, gắn với quy hoạch du lịch của tỉnh đồng thời căn cứ vào thế mạnh riêng để tạo ra các sản phẩm du lịch đặc sắc. Tận dụng các lợi thế từ cảnh quan tự nhiên như sông Bắc Hưng Hải phát triển các khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng. Các di tích lịch sử như đền Quát xã yết Kiêu, đền Cuối (thị trấn Gia Lộc) để phát triển các loại hình du lịch làng nghề kết hợp thăm quan.
Gắn kết các tuyến du lịch sinh thái với du lịch làng nghề trong huyện (nghề mây tre dan ở Thị trấn Gia Lộc, Nghề thêu ren ở Yết Kiêu, Hồng Hưng, Thống Kênh; Nghề mới hình thành và phát triển như chế biến nông sản, xiên móc, thêu khung tranh, mộc; nghề giày da – Hoàng Diệu….).
Gắn kết các tuyến du lịch sinh thái với du lịch làng nghề đặc sắc khác trong tỉnh: Gốm Chu Đậu (Nam Sách), thêu ren (Tứ Kỳ), gỗ Đông Giao (Cẩm Giàng). Gắn kết với các di sản văn hóa phi vật thể: Các lễ hội dân gian . Gắn kết các địa điểm du lịch của huyện với các tuyến du lịch trong và ngoài tỉnh tạo nên những sản phẩm du lịch hấp dẫn: Đền Tranh (Ninh Giang), Văn miếu Mao Điền (Cẩm Giàng), Côn Sơn – Kiếp Bạc, các điểm du lịch tâm linh khác (Chí Linh), du lịch sinh thái Sông Hương (Thanh Hà), Động Kính Chủ, đền Cao…(Kinh Môn), và các điểm du lịch khác.
Đô thị Ninh Giang
Tính chất
Là đô thị trung tâm vùng huyện Ninh Giang, có cửa ngõ kết nối với không gian kinh tế phía Nam của tỉnh Hải Dương với tỉnh Thái Bình; Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội, giáo dục, khoa học kỹ thuật của huyện Ninh Giang; Là vùng kinh tế của tỉnh phát triển tổng hợp đa ngành đa lĩnh vực.
Xây dựng đô thị Ninh Giang theo hướng đô thị xanh, nông nghiệp hữu cơ, công nghiệp hiện đại và du lịch sinh thái.
Mục tiêu phát triển đô thị
Sáp nhập xã Đồng Tâm và một phần xã Vĩnh Hòa vào thị trấn Ninh Giang. Nâng cấp khu vực thị trấn Ninh Giang mở rộng đạt tiêu chí đô thị loại IV trong giai đoạn 2021- 2025. Tập chung quy hoạch mở rộng thị trấn Ninh Giang trên cơ sở phát huy những giá trị truyền thống, lịch sử lợi thế về vị trí gần sông Luộc để chỉnh trang đô thị và mở rộng không gian phát triển thành một đô thị hiện đại, sinh thái, văn minh..
Thị trấn Ninh Giang là hạt nhân là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá khoa học kỹ thuật của huyện, có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến các đô thị khác trong huyện, trong vùng tỉnh và các vùng lân cận.
Động lực phát triển đô thị
Phát triển nông nghiệp : Ninh Giang có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp toàn diện, theo hướng CNH-HĐH, nông nghiệp sinh thái và sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập chung ứng dụng công nghệ cao. Phát triển nông nghiệp thông minh, nông nghiệp hữu cơ để nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Tập trung trọng tâm vào sản phẩm đặc trưng như lúa chất lượng cao hay ổi cho nông nghiệp.
Phát triển các cụm công nghiệp dọc trục hành lang Bắc – Nam, đường vành đai 5. Đẩy mạnh phát triển các ngành nghề có lợi thế: chế biến nông thuỷ sản, dệt may, cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng… Củng cố và phát triển các làng nghề hiện có.
Khuyến khích phát triển các nghề và làng nghề ưu tiên phát triển ngành nghề nông thôn trong giai đoạn tới gồm: chế biến, sản xuất thực phẩm, đồ gỗ và hàng thủ công mỹ nghệ. Định hướng phát triển 01 làng nghề tại thị trấn Ninh Giang, Quy hoạch khu làng nghề Mộc Cúc Bồ – Kiến Quốc.
Phát triển thương mại – dịch vụ dọc trục QL 37, 38B. Phát triển các loại hình dịch vụ tài chính, ngân hàng, xuất nhập khẩu,… phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Phát triển thương mại rộng khắp theo hướng mở rộng quan hệ, gắn với thị trường trong và ngoài nước. Phát triển xuất khẩu, chú trọng đầu tư gia tăng sản phẩm chế biến, chế tạo, sản phẩm có công nghệ và hàm lượng chất xám cao. Phát triển dịch vụ, thương mại, theo hướng đa dạng các loại hình.
Phát triển du lịch : Tận dụng các tuyến sông để phát triển du lịch sinh thái. Xây dựng các tuyến du lịch làng nghề kết hợp thăm quan các công trình di tích lịch sử: Chùa Trông (Hưng Long) Đền Tranh (xã Đồng Tâm) đền Khúc thừa Dụ (xã Kiến Quốc), Đình Trịnh Xuyên (xã Nghĩa An), Tượng đài Bác Hồ (xã Hiệp Lực), khu lưu niệm Bác Hồ (Hồng Dụ), đình Xuyên Hử (Đông Xuyên), Miếu Tây Đà Phố….Phối hợp các vùng huyện lân cận để tổ chức xây dựng nên các tuyến du lịch hấp dẫn; Tổ chức các lễ hội truyền thống, nghệ thuật trình diễn dân gian như múa rối nước Hồng Phong…; Kết hợp thăm quan làng nghề. Phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, gắn với bảo vệ môi
trường và phát triển bền vững.
Gắn kết các tuyến du lịch sinh thái với du lịch làng nghề trong huyện : Làng nghề bánh Gai (Ninh Giang), nấu rượu (Văn Hội); nghề mộc Cúc Bồ (Kiến Quốc), chế biến nông sản khác… Gắn kết các tuyến du lịch sinh thái gắn với quảng bá, phát triển các sản phẩm OCOP tại điểm du du lịch.
Gắn kết các tuyến du lịch sinh thái với du lịch làng nghề đặc sắc khác trong tỉnh: Gốm Chu Đậu (Nam Sách), thêu ren (Tứ Kỳ), nghề da Hoàng Diệu (Gia Lộc), Gỗ Đông Giao (Cẩm Giàng), Khu du lịch sinh thái Đảo cò xã Chi Lăng Nam, huyện Thanh Miện, đền trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (Vĩnh Bảo, Hải Phòng).
Gắn kết với các di sản văn hóa phi vật thể: Các lễ hội dân gian.Gắn kết các địa điểm du lịch của huyện với các tuyến du lịch trong và ngoài tỉnh tạo nên những sản phẩm du lịch hấp dẫn: Đền Tranh (Ninh Giang),Văn miếu Mao Điền (Cẩm Giàng),Côn Sơn – Kiếp Bạc, các điểm du lịch tâm linh khác (Chí Linh),Du lịch sinh thái Sông Hương (Thanh Hà),Động Kính Chủ, đền Cao…(Kinh Môn),Và các điểm du lịch khác.
Đô thị Thanh Miện
Tính chất
Là thị trấn huyện lỵ, là trung tâm chính trị, kinh tế văn hóa, giáo dục của huyện Thanh Miện, có vai trò đầu tầu thúc đẩy sự phát triển kinh tế – văn hóa, xã hội của các địa phương phía Tây Nam huyện và tỉnh Hải Dương nhằm khai thác phát huy các lợi thế tiềm năng về vị trí, nguồn nhân lực, nguyên vật liệu của địa phương và các dự án tuyến giao thông quan trọng trong và ngoài tỉnh trong vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Là một trong 4 đô thị động lực của tỉnh Hải Dương. Xây dựng đô thị theo hướng đô thị công nghiệp động lực gắn với xanh – thông minh – hiện đại.
Mục tiêu phát triển đô thị
Nâng cấp khu vực thị trấn Thanh Miện đạt tiêu chí đô thị loại IV trong giai đoạn 2026-2030 (Theo Quyết định số 241-TTg, ngày 24/2/2021 về Phê duyệt kế hoạch phân loại đô thị toàn quốc giai đoạn 2021-2030). Tập chung quy hoạch thị trấn Thanh Miện trên cơ sở phát huy những giá trị truyền thống, lịch sử lợi thế về vị để chỉnh trang đô thị và mở rộng không gian phát triển thành một đô thị hiện đại, sinh thái, văn minh.
Đến Năm 2030 đô thị Thanh Miện sẽ đạt các tiêu chí của đô thị loại IV. Thị trấn Thanh Miện là hạt nhân là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá khoa học kỹ thuật của huyện, có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến các đô thị khác trong huyện, trong vùng tỉnh và các vùng lân cận.
Động lực phát triển đô thị
Thanh Miện liên kết tác động qua lại với các huyện Bình Giang, Gia Lộc, Ninh Giang. Thanh Miện là một trong những cửa ngõ chính kết nối Hải Dương với các tỉnh Hưng Yên, Thái Bình.
Phát triển công nghiệp : Tập trung đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư, thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDIs) và các doanh nghiệp lớn. Trong đó là ưu tiên phát triển các khu công nghiệp và cụm công nghiệp, khu công nghiệp đô thị dịch vụ, khu công nghiệp sinh thái với lõi là trung tâm đổi mới sáng tạo.
Trung tâm đổi mới sáng tạo đặt tại Thanh Miện sẽ góp phần gia tăng giá trị của ngành công nghiệp của nói riêng và của vùng phía Nam và tỉnh Hải Dương nói chung.
Để gia tăng giá trị một cách bền vững, trung tâm sẽ bao gồm 6 thành phần chính là vườn ươm khởi nghiệp, trung tâm nghiên cứu phát triển sản phẩm chuyên sâu với giá trị cao, trung tâm thử nghiệm, trung tâm tài chính, trung tâm hỗ trợ kinh doanh và các cơ quan chính quyền địa phương.
Với định hướng đẩy mạnh nên kinh tế theo xu hướng công nghiệp hóa, tỉ trọng công nghiệp trong tổng giá trị sản xuất của Thanh Miện sẽ lên tới 72,6% vào năm 2030. Trong đó tập trung trọng tâm vào công nghiệp công nghệ cao với các ngành chủ lực như điện, điện tử và cơ
khí chế tạo với tổng tỉ trọng lên tới 80% của giá trị sản xuất công nghiệp của địa phương.
Phát triển hệ thống dịch vụ – thương mại khu vực các đô thị, khu vực góc giao lộ, trục không gian chính (Trục QL 38B, Trục Bắc – Nam, Đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, các tuyến tỉnh lộ, khu vực đông dân cư…). Tỉnh lộ 392B, 392C, 399 là trục chính chạy dọc theo hướng Bắc – Nam có vai trò chính là liên kết các tuyến giao thông quan trọng trong huyện Thanh Miện: Là trục xương sống của huyện Thanh Miện và cũng là trục liên kết huyện Thanh Miện với các vùng phía Bắc (Bình Giang, Than Miện…) và vùng phía Nam (tỉnh Thái Bình).
Phát triển du lịch sinh thái : Tại khu vực phía Tây Nam có Khu du lịch sinh thái đặt biệt cấp quốc gia đó là Đảo Cò thuộc xã Chi Lăng Nam. Khu vực thu hút lượng lớn khách du lịch từ trong và ngoài nước hàng năm ghé thăm (khoảng 40.000 lượt khách/ năm) cùng với các sản phẩm làng nghề đặc trưng và nhiều di tích lịch sử quốc gia. Bên cạnh các giá trị văn hóa vật thể, huyện Thanh Miện còn có nhiều giá trị văn hóa phi vật thể, có tiềm năng du lịch lớn gồm: các lễ hội truyền thống, nghệ thuật trình diễn dân gian.
Đô thị Phú Thái
Tính chất
Là thị trấn huyện lỵ, là trung tâm chính trị, kinh tế văn hóa, giáo dục của huyện Kim Thành, đồng thời là trung tâm công nghiệp, kinh tế dịch vụ, văn hóa phía Đông tỉnh Hải Dương.
Xây dựng đô thị theo hướng đô thị công nghiệp hiện đại, công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ và dịch vụ logistics gắn với sinh thái.
Mục tiêu phát triển đô thị
Phú Thái là đô thị trung tâm của huyện Kim Thành, đô thị Phú Thái mở rộng và phát triển đô thị về phía Tây và phía Nam huyện. Liên kết với 2 chuỗi đô thị vệ tinh của huyện Kim Thành gồm :
- Chuỗi phát triển dọc theo QL5 gồm Lai Vu- Cộng Hòa- Cổ Dũng (ưu tiên phát triển Công nghiệp gắn với phát triển Đô thị và dịch vụ);
- Chuỗi phát triển dọc theo QL17B gồm Đồng Cẩm- Kim Đính (trong đó: khu vực Đồng Cẩm phát triển Công nghiệp gắn với phát triển đô thị và dịch vụ;
- Đô thị Kim Đính ưu tiên phát triển đô thị, du lịch văn hóa và nông nghiệp sinh thái);
- Các chuỗi đô thị này phát triển mở rộng ra các vùng xung quanh theo các đường giao thông chính, hình thành các khu chức năng đô thị như công nghiệp, dịch vụ và dân cư đô thị mới…; hệ thống cơ sở hạ tầng tạo ra thế tăng trưởng mạnh mẽ và bền vững cho toàn đô thị Kim Thành trong tương lai.
Đến năm 2030 đô thị Phú Thái mở rộng sẽ đạt các tiêu chí của đô thị loại IV (bao gồm thị trấn Phú Thái, xã Phúc Thành, Kim Anh và 1 phần các xã Kim Xuyên, Ngũ Phúc, Kim Liên). Đô thị Phú Thái mở rộng xác định là đô thị trung tâm Chính trị, kinh tế, văn hoá khoa học kỹ thuật của huyện, có sức ảnh hưởng đến các đô thị khác trong huyện, trong vùng tỉnh và các vùng lân cận;
Động lực phát triển đô thị
Là cửa ngõ phía Đông tỉnh Hải Dương kết nối với TP. Hải Phòng; nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, kết nối với các trung tâm thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hải Dương và là huyện nằm trong “tam giác” kinh tế của tỉnh gồm TP. Hải Dương – TP. Chí Linh – TX. Kinh Môn.
Có mạng lưới giao thông QL5, TL389 và TL390E đi qua; có hệ thống sông Kinh Môn, sông Rạng nối với các hệ thống sông lớn của Hải Phòng thông ra cảng biển; có tuyến đường sắt Hà Nội- Hải Phòng chạy qua. Do vậy rất có điều kiện để phát triển kinh tế, có nhiều cơ hội để đón nhận đầu tư phát triển như: công nghiệp, vận tải hàng hóa, logistic; Dịch vụ phục vụ khu công nghiệp, đô thị; Ứng dụng khoa học kỹ thuật để phát triển sản xuất nông nghiệp và có điều kiện thuận lợi để tiếp cận với cuộc sống hiện đại, văn minh đô thị;
Kinh tế Kim Thành được định hướng phát triển theo hướng công nghiệp hóa với tầm nhìn 80% giá trị sản xuất của huyện vào năm 2030 sẽ đến từ công nghiệp. Phát triển công nghiệp, đô thị dịch vụ thương mại dọc trục Trục hành lang kinh tế Đông- Tây: phát triển theo dải hành lang QL5 ở phía Bắc, trong đó nâng cao hơn nữa tính kết nối với các huyện và thành phố phía tây tỉnh như TP Hải Dương, Nam Sách, Bình Giang, Cẩm Giàng xa hơn là Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, và về phía đông với các huyện và thành phố của Hải Phòng và xa hơn là Quảng Ninh kết nối ra các cảng biển, định hướng sẽ phát huy hết vai trò là trục công nghiệp- dịch vụ.
Trục hành lang kinh tế Đông- Tây này chủ yếu lưu thông hàng hóa ra cảng biển Hải Phòng và Vùng Thủ đô Hà Nội, đóng vai trò là đầu tầu dẫn đắt nền kinh tế. Tập trung vào công nghiệp nặng và năng lượng tăng cường khả năng cung ứng và liên kết cho các khu vực lân cận, tận dụng vị trí thuận lợi quanh trục giao thông chính quốc lộ 5 và tiếp giáp với TP. Hải Phòng.
Trong việc đẩy mạnh công nghiệp đặc thù, Kim Thành cũng sẽ tập trung phát triển theo hướng bền vững, ưu tiên sản xuất các sản phẩm chất lượng cao như vật liệu xây dựng không gây ô nhiễm môi trường, vật liệu cao cấp, sắt thép không hợp kim cũng như sản xuất điện và
năng lượng sạch.
Trục hành lang kinh tế Bắc- Nam: phát triển theo dải hành lang QL17B liên kết Kim Thành với TX Kinh Môn, TX Đông Triều và QL18 và phía Nam với QL10, cao tốc Hà Nội- Hải Phòng, huyện An Lão- TP Hải Phòng theo tuyến hành lang đường liên tỉnh, định hướng trục kinh tế này sẽ phát triển mạnh về nông nghiệp hàng hóa theo hướng hiện đại, nông nghiệp công nghệ cao, chế biến nông sản xuất khẩu; Phát triển các khu đô thị mới.
Khai thác triệt để tiềm năng các tuyến sông Kinh Môn, sông Rạng: cả hai tuyến sông đều nối với các sông của thành phố Hải Phòng và đổ ra biển (Sông Kinh Môn nối liền với sông Cửa Cấm, sông Rạng nối với sông Lạch Tray). Đây là điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh phát triển vận tải thủy, đặc biệt là vận tải hàng hóa, phát triển các ngành công nghiệp liên quan đến cảng biển (sản xuất phương tiện vận tải thủy); như vậy sẽ tạo ra sự kết nối giữa các cảng sông của Kim Thành với hệ thống cảng khổng lồ của Thành phố Hải Phòng.
Đô thị Tứ Kỳ
Tính chất
Là thị trấn huyện lỵ, là trung tâm chính trị, kinh tế văn hóa, giáo dục của huyện Tứ Kỳ, là điểm đô thị đầu mối giao thông thuận tiện liên hệ với các huyện trong tỉnh như Gia Lộc, Ninh Giang và các vùng kinh tế trọng điểm như Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình. Có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, huyện và khu vực.
Là cửa ngõ và là trung tâm kinh tế và dịch vụ phía Đông Nam của tỉnh Hải Dương. Đóng vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội vùng phía Đông Nam của tỉnh Hải Dương và là đầu mối liên kết Hải Dương với các trung tâm kinh tế như Hải Phòng, Thái Bình,
Nam Định.
Đô thị Tứ Kỳ là hạt nhân chính của huyện Tứ Kỳ khi huyện được xây dựng thành 1 trong 5 đô thị vệ tinh hỗ trợ thành phố Hải Dương phát triển. Xây dựng đô thị theo hướng đô thị xanh – sinh thái, ưu tiên tập trung phát triển dịch vụ, du lịch sinh thái trải nghiệm, dịch vụ vui chơi giải trí ven sông, nông nghiệp hữu cơ, chất lượng cao.
Mục tiêu phát triển đô thị
Thị trấn Tứ Kỳ được xác định trước năm 2030 là đô thị loại V trong hệ thống đô thị tỉnh Hải Dương. Trong giai đoạn 2021-2030 đô thị Tứ Kỳ tiếp tục đầu tư phát triển đồng bộ hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, cơ bản đạt theo các tiêu chí của đô thị loại IV giai đoạn tầm nhìn 2030-2050.
Động lực phát triển đô thị
Tứ Kỳ có vị trí địa lý nằm trong hành lang kinh tế Hải Phòng – Hải Dương – Hưng Yên – Hà Nội và giao thông thuận lợi (Cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, Quốc lộ 10, quốc lộ 37, tỉnh lộ 391, 392, huyện lộ 191B, 191C, 191D, 191E, 191H, 191N, 191P, 191M, 191Q , 191, 191 Cầu Xe, 191 Quý Cao) tạo điều kiện cho phát triển kinh tế- xã hội, thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp, dịch vụ, đóng góp tích cực vào tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Tứ Kỳ.
Phát triển nông nghiệp với định hướng là ngành kinh tế mũi nhọn (nông nghiệp tập trung, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao). Tứ Kỳ được định hướng tiếp tục phát triển thế mạnh về nông nghiệp theo hướng hữu cơ và công nghệ cao, kết hợp đẩy mạnh công nghiệp chung với định hướng của vùng phía Nam cũng như của tỉnh Hải Dương.
Là 1 trong 3 vùng có giá trị sản xuất nông nghiệp lớn nhất tỉnh Hải Dương với tỷ trọng là 12,9% giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh vào năm 2030, Tứ Kỳ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm nguồn cung về nguyên liệu thô cho chế biến cũng như an ninh lương thực cho vùng phía Nam.
Trên cơ sở đó, ngành nông nghiệp và công nghiệp sẽ dẫn dắt thúc đẩy phát triển dịch vụ (dịch vụ sinh thái gắn với du lich) và đô thị sinh thái.
Phát triển công nghiệp : Với lợi thế từ nông nghiệp, kết hợp đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tập trung trọng tâm vào ngành chế biến nông, lâm, thủy sản với tỉ trọng lên tới 40% tổng giá trị sản xuất công nghiệp địa phương vào năm 2030. Tứ Kỳ sẽ là 1 trong các vùng chủ lực về chế biến nông, lâm, thủy sản của vùng phía Nam, gia tăng liên kết chuỗi giá trị trong vùng và đặc biệt là với các khu vực lân cận với trữ lượng nguyên liệu nông nghiệp thô lớn.
Tứ Kỳ hiện có 3 cụm công nghiệp đang hoạt động: CCN Nguyên Giáp, CCN Văn Tố, CCN Kỳ Sơn. Định hướng đến 2030 phát triển thêm 3 cụm công nghiệp Quảng Nghiệp – Dân Chủ, Đại Sơn – Ngọc Sơn, Minh Đức – Quang Khải và 2 khu công nghiệp : Khu công nghiệp Hưng Đạo quy mô 200ha ; khu công nghiệp Đại Sơn với quy mô 115ha; góp phần tạo động lực phát triển cho đô thị.Các ngành công nghiệp ưu tiên chủ yếu gồm: sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến, dệt, may, sản xuất trang phục, hàng thủ công mỹ nghệ từ gỗ.
Thu hút phát triển công nghiệp sản xuất chế biến nông lâm sản, thu hút nguồn lao động
Phát triển thị trường du lịch: Tổ cức các tua du lịch tâm linh kết hợp trải nghiệm các hoạt động làng nghề, sản phẩm OCOP tại địa phương. Phát triển dịch vụ sinh thái, du lịch trải nghiệm dọc trục sông Thái Bình.
Phát triển đô thị theo hướng sinh thái, nhà vườn, mật độ thấp.
Đô thị Thanh Hà
Tính chất
Là thị trấn huyện lỵ, nằm phía Đông tỉnh Hải Dương ven trục tỉnh lộ 390, 390B. Trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế, giáo dục, dịch vụ, thương mại của huyện Thanh Hà.
Thị trấn Thanh Hà là hạt nhân chính của huyện Thanh Hà khi huyện được xây dựng thành 1 trong 5 đô thị vệ tinh hỗ trợ thành phố Hải Dương phát triển. Xây dựng đô thị theo hướng đô thị đô thị nông nghiệp trọng điểm chất lượng cao của tỉnh.
Mục tiêu phát triển đô thị
Trong giai đoạn 2021-2030 đô thị Thanh Hà tiếp tục đầu tư phát triển đồng bộ hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, cơ bản đạt theo các tiêu chí của đô thị loại IV giai đoạn tầm nhìn 2030-2050.
Giải quyết tốt các vấn đề an sinh xã hội và môi trường của huyện Thanh Hà.
Động lực phát triển đô thị
Thanh Hà là một trong những cửa ngõ chính kết nối Hải Dương với TP Hải Phòng. Đường Cao tốc HN-HP kết nối với thành phố Hải Phòng. Có đường dẫn cầu Quang Thanh kiên kết với TP Hải Phòng. Tỉnh lộ 390E liên kết huyện với huyện Kim Thành, tỉnh lộ 392 kết nối huyện Tứ Kỳ ,tỉnh lộ 396 có vai trò liên kết với huyện Tứ Kỳ, huyện Ninh Giang,tỉnh lộ 390 kết nối với thành phố Hải Dương .Tỉnh lộ 390, 390B, 390E là trục chính chạy dọc theo hướng Bắc – Nam, Đông – Tây có vai trò chính là liên kết các tuyến giao thông quan trọng trong huyện Thanh Hà.
Đi cùng với định hướng phát triển của tỉnh và vùng đô thị, Thanh Hà sẽ tích cực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phi nông nghiệp, gia tăng tỷ trọng công nghiệp và chú trọng thương mại dịch vụ. Đến năm 2030, huyện sẽ đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế là 18,5%/năm với mức đóng góp công nghiệp vào tổng giá trị sản xuất là 57,8%.
Phát triển nông nghiệp: là vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm của tỉnh hải Dương.Phát triển nông nghiệp của Thanh Hà theo hướng là ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế gắn với công nghiệp chế biến và du lịch trải nghiệm nông nghiệp.
Thanh Hà sẽ đặt trọng tâm vào ngành chế biến nông lâm thủy sản với tỉ trọng lên tới 40% giá trị sản xuất công nghiệp toàn huyện. Cũng sẽ giúp gia tăng liên kết chuỗi giá trị nông nghiệp với các huyện và vùng lân cận, những nơi mà có lợi thế về nguyên liệu thô cho chế biến như nông sản và thủy hải sản.
Phát triển vùng chuyên sản xuất nông nghiệp sạch, có giá trị kinh tế cao. Tại xã Thanh Lang, Thanh An, Việt Hồng, Thanh Sơn, Thanh Thủy, An Phượng, Thanh Quang và một phần xã Tân Việt, Thanh Hải. Thanh Hồng, Thanh Cường.
Phát triển công nghiệp, đô thị dịch vụ công nghiệp : Nằm tại phía Nam của huyện phát triển các lĩnh vực công nghiệp và đô thị dịch vụ công nghiệp. Thuộc xã Vĩnh Lập và một phần các xã Thanh Hồng, Thanh Cường.
Phát triển du lịch :Trên địa bàn huyện có Khu du lịch sinh thái Sông Hương. Khu vực thu hút lượng lớn khách du lịch từ trong và ngoài tỉnh hàng năm ghé thăm cùng với các sản phẩm làng nghề đặc trưng và nhiều di tích lịch sử quốc gia. Vùng du lịch sinh thái kết hợp với bảo tồn và nông nghiệp hữu cơ tại xã Thanh Xuân, một phần xã Liên Mạc và Thanh Xá. Phát triển du lịch sinh thái; bảo tồn nông nghiệp và nông nghiệp hữu cơ..
Bản đồ QHĐT Hải Dương 2030 (10 MB)
Tổng hợp ashtechservice.com
(Quy hoạch đô thị tỉnh Hải Dương : TP Hải Dương, TP Chí Linh, TX Kinh Môn, Bình Giang, Cẩm Giàng, Gia Lộc, Kim Thành, Nam Sách, Ninh Giang, Thanh Hà, Thanh Miện, Tứ Kỳ.)
4.3/5 – (3 bình chọn)
The post Quy hoạch đô thị tỉnh Hải Dương đến năm 2030 appeared first on Cửa Sổ Tin Học.