Tuy nhiên, một số vấn đề cần quan tâm là muối ảnh hưởng đến sức khỏe nếu lạm dụng. Dưới đây là những thông tin cần nắm để bảo vệ sức khỏe, theo Natural News.
tin liên quan
4 triệu chứng do ăn quá mặn bạn chớ coi thường
Không nên nhầm lẫn muối với natri. Tên hóa học của muối là natri clorua. Tức là trong muối có chứa natri, nhưng chúng không giống nhau. Nhiều nhà sản xuất đã tạo sự nhầm lẫn này bằng cách dán nhãn hàm lượng muối trong thực phẩm là natri trên bao bì. Điều này có thể khiến nhiều người nghĩ rằng họ tiêu thụ ít muối hơn trong thực tế.
Một số loại thực phẩm, chẳng hạn như bánh mì và ngũ cốc ăn sáng, thường không liên quan đến hàm lượng muối cao, nhưng chúng thực sự có thể chứa rất nhiều muối ẩn. Bạn thậm chí có thể ăn muối ẩn từ lâu này mà không hề nhận biết.
Ăn một chế độ ăn nhiều thực phẩm giàu muối có thể làm tăng nguy cơ mắc một số tình trạng sức khỏe, chẳng hạn như đột quỵ, đau tim và huyết áp cao. Ví dụ, có nhiều natri trong cơ thể bạn thu hút nhiều nước hơn. Máu càng giữ được nhiều nước, càng có nhiều áp lực tích tụ trong cơ thể. Đây là cách tiêu thụ quá nhiều muối có thể dẫn đến huyết áp cao.
tin liên quan
Tác hại của ăn mặn với sức khỏe
Bao nhiêu muối là quá nhiều?
Muối thường được loại bỏ khỏi cơ thể thông qua mồ hôi và đi tiểu, nhưng lại bị đưa vào cơ thể từ muối trong thực phẩm chúng ta ăn.
Dịch vụ y tế quốc gia Anh khuyến nghị tiêu thụ tối đa 6 gram muối mỗi ngày, tương đương với khoảng một muỗng cà phê muối mỗi ngày.
Có thể bạn quan tâm
- Thay màn hình trong Oppo A3s giá bao nhiêu
- Trên thế giới có bao nhiêu nước mặn?
- 2h15p bằng bao nhiêu giờ
- Nhật thực vào năm 2024 vào thời gian nào trong ngày?
- Một mét khối gỗ lim bao nhiêu tiền?
Đối với lượng natri, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị ít hơn 2 gram natri mỗi ngày, trong khi Hiệp hội Tim mạch Mỹ đưa ra khuyến nghị thận trọng hơn là 1,5 gram natri mỗi ngày, đặc biệt đối với những người có nguy cơ mắc bệnh tim.
Bạn sẽ có thể biết cơ thể có quá nhiều muối nếu có các triệu chứng như đầy hơi và giữ nước. Sưng thường có thể xảy ra xung quanh vùng bụng. Ngón tay và ngón chân cũng có thể bị sưng. Khi lượng nước trong cơ thể bạn không đủ để hỗ trợ lượng natri trong đó, chất lỏng sẽ bị đẩy ra khỏi tế bào và vào máu để giúp hỗ trợ lượng natri quá mức.
tin liên quan
6 dấu hiệu ‘tố cáo’ bạn ăn quá nhiều muối
Bộ não cũng sẽ nhận được tín hiệu rằng cơ thể bạn cần nhiều nước hơn. Điều này sẽ khiến bạn trải qua cơn khát cực độ để khiến bạn uống nhiều nước hơn. Bạn cũng có thể bị đau đầu do sưng mạch máu trong não.
Làm thế nào để giảm lượng muối?
Bạn không cần phải loại bỏ muối. Đây chỉ là một vài cách có thể giúp bạn giảm lượng muối hằng ngày:
Có nhiều cách khác để thêm hương vị cho món ăn mà không cần sử dụng muối. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng các loại gia vị.
Ăn nhiều trái cây và rau quả tươi. Chúng có hàm lượng natri thấp. Ngay cả trái cây đóng hộp và đông lạnh cũng có hàm lượng natri thấp.
Chọn thịt tươi thay vì các sản phẩm thịt chế biến như thịt xông khói hoặc giăm bông. Những lát thịt lợn, thịt bò và thịt gà tươi vẫn chứa natri tự nhiên, nhưng không phải là natri ẩn bên trong thịt chế biến.
Thầy thuốc ưu tú – BS.CKII Tạ Phương Dung, Phó giám đốc Trung tâm Tiết niệu Thận học, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM cho biết, theo thống kê từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có khoảng 4,1 triệu người trên thế giới tử vong do các bệnh liên quan đến ăn thừa muối. Cũng theo tổ chức này, một người bình thường khỏe mạnh chỉ nên tiêu thụ tối đa 6gr muối mỗi ngày. Trong khi đó, lượng muối tiêu thụ mỗi ngày của một người Việt Nam lên đến 10gr. Ví dụ, một thực phẩm quen thuộc với người Việt là mì ăn liền, có khoảng 2gr muối. Do đó, nếu một người ăn 2 gói mì ăn liền thì họ đã tiêu thụ gần hết ⅔ khẩu phần muối của ngày hôm đó.
Thói quen dùng mì ăn liền có thể gây tổn thương thận. Ảnh: Shutterstock
Tùy thuộc vào tình trạng cơ thể mà lượng muối tiêu thụ trong một ngày ở mỗi người là khác nhau. Theo đó, một người trưởng thành khỏe mạnh không nên ăn quá 6 gr muối/ngày, người mắc bệnh cao huyết áp không ăn quá 5 gr muối/ngày, người suy tim không ăn quá 4 gr muối/ngày, người mắc bệnh thận mạn không ăn quá 2 gr muối/ngày. Người bệnh có thể ước lượng hàm lượng muối hàng ngày bằng muỗng. Cụ thể, mỗi muỗng cà phê tương đương với 5 gr muối, mỗi muỗng canh là 15 gr muối.
Tuy nhiên, bác sĩ Phương Dung nhấn mạnh, tổng lượng muối này bao gồm muối tự nhiên có sẵn trong thực phẩm, muối dùng làm phụ gia bảo quản thực phẩm, muối gia vị dùng trong chế biến thức ăn, muối trong nước chấm… Không chỉ các thực phẩm khô mà trong mì luộc, rau củ, trái cây… cũng chứa một lượng muối tự nhiên nhất định.
Tiêu thụ quá nhiều muối là nguyên nhân dẫn đến và làm trầm trọng thêm nhiều bệnh lý như:
Các bệnh lý tim mạch
Khi muối xâm nhập vào cơ thể sẽ làm căng, trương và xơ cứng các mạch máu, dẫn đến tăng trương lực cơ và cao huyết áp, từ đó làm tăng nguy cơ tai biến. Theo thống kê của Hội Tim mạch học Việt Nam, từ năm 2010 – 2015, tỷ lệ người trưởng thành trên 25 tuổi mắc bệnh cao huyết áp là 47%, điều này có nghĩa là cứ 10 người trưởng thành thì có gần 5 người mắc bệnh cao huyết áp. Trong khi đó, tỷ lệ này ở người trên 70 tuổi là 78%, cứ 5 người cao tuổi thì có 4 người mắc bệnh. Không chỉ gây tăng huyết áp mà ăn mặn còn kích thích uống nhiều nước, làm tăng lượng máu tuần hoàn, buộc tim phải làm việc nhiều hơn, theo thời gian sẽ dẫn đến phì đại và suy tim.
Các bệnh lý về thận
Thận là cuối mạch máu. Ăn mặn gây ảnh hưởng đến hệ tim mạch, tăng huyết áp. Ăn mặn làm tăng tuần hoàn máu đến cầu thận, buộc thận phải tăng cường hoạt động, lâu dài sẽ phát triển thành chứng suy thận. Đối với người đã mắc bệnh thận, ăn nhiều muối sẽ làm chức năng thận suy giảm nhanh hơn. Ngoài ra, muối còn là nguyên nhân dẫn đến sỏi thận, thận nhiễm mỡ.
Mỗi muỗng canh có thể chứa đến 15gr muối. Ảnh: Shutterstock
Một số bệnh không lây nhiễm khác
Ăn muối nhiều còn là nguyên nhân gây ra bệnh loãng xương. Khi một người ăn mặn sẽ uống nhiều nước, tăng số lần tiểu tiện, dẫn đến tăng đào thải canxi và chất khoáng qua đường nước tiểu, gây ra loãng xương. Ung thư dạ dày cũng là hậu quả của thói quen tiêu thụ nhiều muối trong thời gian dài.
Bác sĩ Phương Dung gợi ý một số phương pháp hạn chế muối trong khẩu phần ăn hàng ngày như tăng cường thực phẩm tự nhiên, tránh thực phẩm chế biến sẵn. Đối với nước chấm, nên pha loãng, dùng các loại nước chấm ít muối, chấm nhẹ tay và tiến tới bỏ thói quen sử dụng nước chấm trong bữa ăn. Nêm nếm và nấu nhạt hơn. Tăng cường các món luộc hấp, giảm các món xào kho chứa nhiều gia vị. Nên dùng một số loại gia vị khác để làm tăng độ hấp dẫn của món ăn như hạt tiêu, tỏi ớt, thay cho việc sử dụng muối.
Cũng theo bác sĩ Dung, chỉ với việc ăn giảm mặn, ăn đúng theo khẩu phần muối hàng ngày, mỗi năm sẽ có 2,5 triệu người được cứu sống. Do đó, mọi người hãy “cho bớt muối, chấm nhẹ tay, giảm ngay đồ mặn” theo đúng khuyến cáo của Bộ Y tế vì sức khỏe của chính mình và người thân.
Con người cần ăn bao nhiêu muối trong một tháng?
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, một người trưởng thành nên tiêu thụ dưới 2000mg natri (tương đương với dưới 5g muối) mỗi ngày. Mức natri tối thiểu cơ thể phải được cung cấp hằng ngày để đảm bảo hoạt động bình thường được ước lượng vào khoảng 200-500mg/ ngày, tương đương 0,5-1,2g muối/ngày.
1 ngày nên ăn bao nhiêu muối?
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị mỗi người trưởng thành chỉ nên tiêu thụ ít hơn 2 gam natri mỗi ngày, tương đương với 5 gam muối / 1 ngày ( ít hơn 1 thìa cà phê muối).
Trẻ em nên ăn bao nhiêu muối 1 ngày?
Lượng muối hằng ngày cho trẻ bao nhiêu là hợp lý? Hàm lượng muối cần thiết cho cơ thể được Tổ chức Y tế thế giới WHO khuyến cáo là 5g muối có chứa khoảng 2.000 mg natri với một người trưởng thành. Với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, lượng muối được khuyến cáo chỉ dưới 1,5 g và với trẻ sơ sinh là dưới 0,3 g muối.
Lượng muối phù hợp cho trẻ mầm non là bao nhiêu?
Theo khuyến cáo của Bộ Y tế thì nhu cầu muối cho trẻ nhỏ được quy định như sau: Nhóm 0-5 tháng tuổi: 0,3g muối/ngày (hoặc 100mg Natri/ngày); Nhóm 6-11 tháng tuổi: 1,5g muối/ngày (hoặc 600mg Natri/ngày); Nhóm 1-2 tuổi: 2,3g muối/ngày (hoặc dưới 900 mg Natri/ngày).