Bản đồ quy hoạch, kế hoạch huyện Cần Giờ (TP HCM)

0
85

/* custom css */
.tdi_2.td-a-rec{
text-align: center;
}.tdi_2 .td-element-style{
z-index: -1;
}.tdi_2.td-a-rec-img{
text-align: left;
}.tdi_2.td-a-rec-img img{
margin: 0 auto 0 0;
}@media (max-width: 767px) {
.tdi_2.td-a-rec-img {
text-align: center;
}
}

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Cần Giờ (TP Hồ Chí Minh) giai đoạn 2021 – 2030 cập nhật  07/2023  bao gồm các công trình dân dụng, cơ quan, công nghiệp, hạ tầng giao thông.

Hành chính và vị trí địa lý

Vị trí địa lý của huyện :

  • Phía đông giáp thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với ranh giới là sông Thị Vải
  • Phía tây giáp hai huyện Cần Giuộc, Cần Đước thuộc tỉnh Long An và huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang với ranh giới là sông Soài Rạp
  • Phía nam giáp Biển Đông
  • Phía bắc giáp huyện Nhà Bè (qua sông Soài Rạp) và giáp huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai (qua sông Lòng Tàu, sông Đồng Tranh, sông Gò Gia).

Huyện Cần Giờ có diện tích 704,45 km² với 7 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, gồm thị trấn Cần Thạnh và 6 xã: An Thới Đông, Bình Khánh, Long Hòa, Lý Nhơn, Tam Thôn Hiệp, Thạnh An.

Định hướng quy hoạch huyện Cần Giờ

Định hướng của TP HCM đến năm 2030, Cần Giờ sẽ phát triển thành thành phố nghỉ dưỡng sinh thái, du lịch. Huyện đang phối hợp các sở ngành xây dựng đề án, tiếp thu ý kiến các nhà khoa học hoàn thiện, xác định lộ trình đầu tư.

“Huyện Cần Giờ chỉ có hai đầu phát triển là Bắc – Nam, nếu chỉ lên quận muốn phát triển sẽ gặp hạn chế. Địa phương sẽ là nơi phát triển đô thị lớn, hiện đại, đồng thời đảm bảo khu dự trữ sinh quyển không bị ảnh hưởng”, Phó chủ tịch UBND thành phố Võ Văn Hoan nói tại hội thảo TP HCM – tầm nhìn kinh tế biển kết nối chuỗi đô thị quốc tế tổ chức tháng 3 năm ngoái.

Theo UBND huyện Cần Giờ, địa phương đang phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM để hoàn chỉnh dự thảo Nghị quyết về định hướng phát triển huyện Cần Giờ đến năm 2030. Nghị quyết này đã được Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM thông qua và sẽ sớm ban hành.

Theo đó, huyện Cần Giờ đề xuất thành phố cho chủ trương nghiên cứu, tìm kiếm nguồn vốn để đầu tư xây dựng cầu Cần Giờ, đường Rừng Sác, điểm giao thông kết nối đường Rừng Sác với tuyến cao tốc Bến Lức – Long Thành; đường liên xã Bình Khánh – An Thới Đông – Lý Nhơn – Long Hòa…

Huyện cũng đề xuất nghiên cứu xây dựng đường BRT Rừng Sác, tuyến phà kết nối xã Long Hòa và thị trấn Vàm Láng, huyện Gò Công Đông (Tiền Giang) và tuyến phà Lý Nhơn – xã Gia Thuận, huyện Gò Công Đông (Tiền Giang).

Cần Giờ cũng muốn nghiên cứu đầu tư xây dựng bến, cảng biển ở huyện Cần Giờ nhằm hình thành hạ tầng cung cấp các loại hình dịch vụ logisitcs.

Theo Chủ tịch UBND huyện Cần Giờ Nguyễn Văn Hồng, năm 2021, địa phương chỉ đạt 7/16 chỉ tiêu kinh tế – xã hội đề ra. Một số chỉ tiêu chưa đạt như tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất còn -12% (chỉ tiêu 14%); tổng thu ngân sách Nhà nước chỉ đạt 67,9% dự toán năm; tổng mức đầu tư toàn xã hội ước đạt 1.488 tỷ đồng, bằng 46% kế hoạch.

Dự án Khu đô thị lấn biển Cần Giờ

Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ nằm tại huyện Cần Giờ, TP.HCM. Tổng diện tích các phân khu của khu đô thị có quy mô 2.870 ha, do Công ty cổ phần Đô thị du lịch Cần Giờ (CTC) làm chủ đầu tư. CTC là công ty con của Tập đoàn Vingroup, trong đó Vingroup sở hữu hơn 97% cổ phần.

Sau khi đi vào hoạt động, khu đô thị hướng tới mục tiêu phục vụ cho hơn 228.000 cư dân và tiếp đón gần 9 triệu lượt khách mỗi năm.

Dự án được khởi công vào năm 2007, tuy nhiên rơi vào tình trạng “án binh bất động” kéo dài cho đến năm 2012 do chủ đầu tư cũ không đủ tiềm lực tài chính. Đến nay, chủ đầu tư đã hoàn thành giai đoạn 1 với diện tích 908 ha, giai đoạn 2 đang được thực hiện với tổng diện tích được hỗ trợ dự kiến trên 1.577 ha.

Tháng 6/2020, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã ký văn bản phê duyệt điều chỉnh tên tự án từ “Hệ thống công trình lấn biển và Khu đô thị du lịch biển Cần Giờ” thành “Đầu tư mở rộng Dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ”.

Quy mô dự án được điều chỉnh mở rộng từ 600 ha lên thành 2.870 ha. Dự án có tổng vốn đầu tư sau điều chỉnh là 217.054 tỷ đồng, gồm vốn chủ sở hữu là 32.558 tỷ đồng (chiếm 15% tổng vốn đầu tư) và vốn vay thương mại là 184.496 tỷ đồng (chiếm 85% tổng vốn đầu tư).

Bản đồ QHSDĐ H. Cần Giờ 2030 (28 MB)

(Bản đồ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất huyện Cần Giờ (TP Hồ Chí Minh) năm 2021, 2022, 2023, 2024, 2025, 2026, 2027, 2028, 2029, 2030, 2035, 2040, 2045, 2050.)

4.9/5 – (8 bình chọn)

The post Bản đồ quy hoạch, kế hoạch huyện Cần Giờ (TP HCM) appeared first on Cửa Sổ Tin Học.