/* custom css */
.tdi_2.td-a-rec{
text-align: center;
}.tdi_2 .td-element-style{
z-index: -1;
}.tdi_2.td-a-rec-img{
text-align: left;
}.tdi_2.td-a-rec-img img{
margin: 0 auto 0 0;
}@media (max-width: 767px) {
.tdi_2.td-a-rec-img {
text-align: center;
}
}
Quy hoạch vùng liên huyện tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Mục lục bài viết
Phân bố không gian vùng liên huyện tỉnh Bình Thuận
Mô hình phát triển liên kết vùng
Đề xuất phương án tổ chức không gian các khu chức năng chính theo nguyên tắc “Một trục động lực – Hai trục liên kết – Ba hành lang phát triển – Bốn trung tâm”.
Một trục động lực
Trục động lực hay có thể gọi là vùng động lực, gồm nhóm hệ thống hạ tầng trục cao tốc Đông – Tây gắn với hệ thống đường cao tốc, đường sắt tốc độ cao, đường sắt quốc gia và QL1, là hệ thống hạ tầng giao thông quan trọng để kết nối với tiểu vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và vùng Đông Nam Bộ.
Trong đó, đặc biệt là hướng kết nối về TP. Hồ Chí Minh (với khoảng 200 km đường cao tốc, tương đương khoảng 2 giờ vận chuyển). Khả năng thu hút các ngành nghề chuyển đổi theo “sóng chuyển đổi ngành nghề” từ trung tâm TP. Hồ Chí Minh ra các vùng ngoại vi.
Các khu vực phía Nam sẽ có nhiều cơ hội tiếp nhận trong giai đoạn trước mắt các đợt sóng chuyển đổi này (với sự hình thành các khu, cụm công nghiệp chế biến, chế tạo từ vành đai TP. Hồ Chí Minh).
Không gian hành lang hai bên trục động lực cần có vai trò cung cấp hạ tầng, quỹ đất, ưu tiên hàng đầu là cho sản xuất, chế xuất. Việc phát triển đô thị dọc trục cần phát triển tập trung, không dàn trải, để tạo ra và dự trữ các quỹ đất sạch có quy mô cho tương lai. Đô thị phát triển mới với hạ tầng hiện đại, hỗ trợ các chức năng khác trong vùng và không áp sát vào vùng trục hạ tầng này.
Hai trục liên kết
Hai trục liên kết nhằm kết nối các không gian đô thị, sản xuất, hệ sinh thái cảnh quan hướng Bắc Nam và hướng Đông Tây.
(1). Trục kết nối Bắc Nam: là hệ thống không gian lưu vực sông và vùng phụ lưu của hệ thống sông chính, là các trục xuyên suốt kết nối vùng sinh thái núi rừng, đến vùng đồng bằng cao, vùng cồn cát và biển. Là động lực hình thành nên các vùng đất đai màu mỡ, bằng phẳng, thuận lợi phát triển các điểm dân cư, sản xuất nông nghiệp, đánh bắt thủy hải sản…, cụ thể:
- Vùng hệ thống sông Lòng Sông.
- Vùng hệ thống sông Lũy.
- Vùng hệ thống sông Cà Ty và sông Cái.
- Vùng hệ thống sông Dinh.
Các trục kết nối Bắc Nam còn gắn kết Bình thuận với Lâm Đồng, Đăk Nông về quan hệ sản xuất, trung chuyển hàng hóa, cùng trách nhiệm bảo vệ hệ sinh thái đầu nguồn.
(2). Trục liên kết Đông Tây: Ngoài trục động lực với hệ thống hạ tầng vùng lớn sắp hình thành, trục kết nối đô thị, hệ sinh thái tự nhiên của các vùng có điểm tương đồng được liên kết chặt chẽ bởi 02 trục chính là trục ven biển và trục kết nối phía các huyện miền núi phía Bắc của tỉnh.
– Trục ven biển: kết nối chuỗi không gian ven biển Bình Thuận bằng hệ sinh thái bờ biển và mặt nước cùng với các tuyến giao thông (tuyến đường ven biển, tuyến QL1). Kết nối chủ yếu là các chức năng đô thị, du lịch biển, dịch vụ và công nghiệp cảng.
– Trục kết nối phía Bắc: là trục kết nối các vùng sinh thái, vùng sản xuất, các vùng đô thị trung tâm quy mô nhỏ. Tạo động lực phát triển cho vùng phía Bắc của tỉnh, đồng thời chia sẻ quyền lợi và cơ hội phát triển, hỗ trợ phát triển đối với các Tỉnh có những điểm tương đồng về tiềm năng và cơ hội.
Ba hành lang phát triển
– Hành lang phát triển gắn với trục động lực (trùng với trục động lực).
– Hành lang ven biển cùng với việc hình thành tuyến giao thông đường bộ ven biến kết nối các chức năng: công nghiệp, du lịch, đô thị, nông nghiệp (nuôi trồng, khai thác thủy, hải sản) ven biển là khu vực năng động về phát triển kinh tế theo chủ trương phát triển hướng biển, khai thác tối đa lợi thể, tiềm năng từ biển.
– Hành lang phát triển kết nối các khu vực phía Tây, Tây Bắc, phía Bắc tỉnh Bình Thuận với chức năng phát triển vùng nông nghiệp sản xuất hàng hóa có chất lượng cao; kinh tế trang trại chăn nuôi bò, heo; Phát triển đô thị và các dịch vụ công nghiệp nhẹ tập trung, công nghiệp đa ngành nghề và khai thác sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến các sản phẩm nông, lâm nghiệp và làng nghề truyền thống, hướng tới mục tiêu “không để ai lại phía sau” đồng thời chia sẻ các tiềm năng, tài nguyên trong việc phát triển, kết hợp với 02 trục liên kết.
Tổ chức các đô thị dọc theo các điểm giao cắt giữa hành lang hỗ trợ phát triển và các trục liên kết để hình thành các trung tâm hỗ trợ (trong đó có đô thị Võ Xu – Đức Tài).
Bốn vùng phát triển (04 vùng trung tâm):
– Vùng Trung tâm (thành phố Phan Thiết, huyện Hàm Thuận Bắc, huyện Hàm Thuận Nam, huyện đảo Phú Quý) với hạt nhân phát triển là thành phố Phan Thiết.
Với các tiểu vùng: (i) Tiểu vùng động lực ven biển; (ii) Tiểu vùng sinh thái phía Bắc.
- Vùng Đông Bắc (Tuy Phong, Bắc Bình).
- Vùng Tây Nam (La Gi, Hàm Tân).
- Vùng Tây Bắc (Đức Linh, Tánh Linh).
Các trung tâm được bố trí kết nối với trục động lực và gắn kết với các chức năng công nghiệp, du lịch và đầu mối giao thông vận tải (cảng hàng không, cảng biển, ga đường sắt và các trung tâm tiếp vận…). Trong đó, trung tâm là thành phố Phan Thiết hướng phát triển trở thành đô thị loại I, là trung tâm hành chính, chính trị, văn hóa, xã hội và khoa học kỹ thuật, du lịch và các dịch vụ khác của tỉnh, hỗ trợ vùng Tây Nguyên và phía Nam và khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ.
Các trung tâm phía Bắc và phía Tây và phía Đông sẽ là các trung tâm dịch vụ đô thị hỗ trợ các chức năng của từng vùng: công nghiệp, du lịch, thương mại dịch vụ, nông nghiệp…
Định hướng phát triển các không gian vùng
Phát triển các không gian vùng chức năng
Phân bố không gian vùng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề
(1). Chuẩn bị và dự trữ quỹ đất cho phát triển công nghiệp, đặc biệt là những quỹ đất sạch, quy mô lớn, có vị trí gắn với hệ thống hạ tầng giao thông vùng, cảng biển nước sâu. Đối với Bình Thuận, quỹ đất thuận lợi cho phát triển công nghiệp được xác định tại hai khu vực chính:
– Khu vực hai bên trục động lực liên kết Đông – Tây, bao gồm tổng hợp các kết nối hạ tầng vùng: Cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết, cao tốc Bắc – Nam, đường sắt Bắc – Nam, đường QL1A, cảng hàng không Phan Thiết. Là khu vực có địa hình đồng bằng cao, dân cư thưa thớt mật độ thấp, không có tài nguyên thiên nhiên nổi trội và có quỹ đất đa dạng về quy mô, phù hợp đáp ứng cho các nhu cầu
phát triển của công nghiệp.
– Khu vực ven biển phía Đông và phía Tây Nam Bình Thuận, là điểm tiếp cận giao thông thủy thuận lợi với hệ thống cảng nước sâu Vĩnh Tân và Sơn Mỹ, hình thành hai vùng công nghiệp với lợi thế cạnh tranh lớn là vùng công nghiệp Bắc Bình – Tuy Phong và vùng công nghiệp La Gi – Hàm Tân thuận lợi cho phát triển kinh tế biển.
(2). Đối với các quỹ đất đã được xác định ưu tiên cho phát triển công nghiệp, việc phát triển đô thị ở dọc các trục động lực cần đan xen hợp lý, tập trung, không dàn trải, dành quỹ đất trống sạch, lớn cho sản xuất trong tương lai.
(3). Hình thành các vùng công nghiệp gắn với vùng nguyên liệu, các hành lang kinh tế quốc gia vùng (Cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết, QL1A, dải hành lang ven biển, QL55, QL28), các vùng cảng biển nước sâu quốc tế và quốc gia.
- Vùng công nghiệp trung tâm (Phan Thiết – Hàm Thuận Nam – Hàm Thuận Bắc).
- Vùng công nghiệp tập trung phía Tây Nam (La Gi – Hàm Tân).
- Vùng công nghiệp phía Đông (Bắc Bình -Tuy Phong).
- Vùng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phía Tây Bắc (Đức Linh – Tánh Linh).
(4). Hình thành tổ hợp công nghiệp, đô thị, dịch vụ, logistics, cảng biển, kho cảng khí LNG tại khu vực La Gi – Hàm Tân
(5). Thu hút đầu tư phát triển, tìm kiếm, liên kết với khu vực Cà Ná – phía Nam, tỉnh Ninh Thuận.
(6). Làng nghề:
– Phát triển làng nghề gắn với du lịch nhằm giúp các làng nghề khôi phục nghề cổ truyền, phát triển các hoạt động văn hóa dân gian, xây dựng môi trường du lịch văn hóa nhằm quảng bá du lịch và sản phẩm nghề;
– Đưa ra các giải pháp cụ thể để bảo tồn và phát triển làng nghề. Bên cạnh việc quan tâm tổ chức các hội chợ sản phẩm nông nghiệp và làng nghề trong và ngoài tỉnh nhằm mục đích thúc đẩy các hoạt động giao lưu kinh tế, tăng cường hoạt động xúc tiến, quảng bá thương hiệu sản phẩm, thu hút đầu tư; tỉnh cũng đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ như vay vốn ưu đãi, hỗ trợ tư vấn, khuyến nông khuyến công…;
– Rà soát thực hiện việc quy hoạch xây dựng các làng nghề, kết hợp du lịch theo chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề đã được phê duyệt, trong đó cần chú trọng đến công tác bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống và phát triển làng nghề mới.
Phân bố không gian vùng phát triển du lịch, dịch vụ, thương mại
(1). Phân bố không gian phát triển du lịch
Do đặc thù, tiềm năng phát triển của Bình Thuận, các hoạt động kinh tế diễn ra cần xem xét, đánh giá tác động đến hiệu quả của hoạt động du lịch, dịch vụ, có thể coi không gian du lịch, dịch vụ bao trùm hầu hết không gian phát triển của Bình Thuận.
Định hướng tổ chức không gian du lịch, dịch vụ: Tiếp tục đẩy mạnh hiện thực hóa khu du lịch trọng điểm quốc gia, phát triển thương hiệu du lịch “Hàm Tiến – Mũi Né”; Khai thác tốt dải du lịch ven biển, trong đó phát triển du lịch đảo Phú Quý; Bảo vệ và khai thác hiệu quả, bền vững các khu bảo tồn tự nhiên, khu sinh thái rừng ngập mặn; Quy hoạch và thực hiện đầu tư phát triển các khu du lịch trên địa bàn tỉnh.
Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, phát triển du lịch kết hợp với nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe, hoạt động khoa học và công nghệ… phát triển mạnh loại hình du lịch biển, giải trí; du lịch thám hiểm và thể thao. Phát triển mạnh du lịch quốc tế hài hòa với đẩy mạnh phát triển du lịch nội địa, kết hợp các loại hình du lịch hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện… (MICE) tạo động lực thúc đẩy các ngành dịch vụ khác phát triển.
Phát triển hạ tầng phục vụ du lịch, hạ tầng cho dịch vụ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, bố trí quỹ đất có giá trị, đặc trưng để tạo nên một môi trường đào tạo, nghiên cứu khoa học, công nghệ hấp dẫn…
(2). Phân bố không gian phát triển thương mại, logistics
Phát triển hệ thống hạ tầng thương mại phục vụ thương mại nội địa và du lịch; mở rộng các loại hình thương mại ở nông thôn…
Phát huy và phát triển Trung tâm dịch vụ Logictics sân bay Phan Thiết và Trung tâm dịch vụ Logictics khu vực huyện Hàm Tân, thu hút nguồn hàng xuất nhập khẩu qua các trung tâm.
Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, hạ tầng logistics đảm bảo thúc đẩy các hoạt động thương mại trong tỉnh và liên tỉnh, bảo đảm duy trì cung ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu tiêu dùng đa dạng của dân cư và doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để phát triển kinh tế – xã hội. Nguyên tắc bố trí các không gian này là gần các điểm đầu mối trung chuyển hàng hóa cấp vùng, gắn với giao thông đối ngoại.
Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong từng giai đoạn; Hình thành các cụm kinh tế, thương mại, dịch vụ gắn với các trung tâm huyện, trung tâm cụm xã, là đầu mối giao thông và gắn với chợ.
Phân bố không gian phát triển vùng sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản
Ưu tiên phân bố vùng sản xuất nông nghiệp tại các khu vực có điều kiện tự nhiên thuận lợi đối với trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt thủy sản. Sản xuất nông nghiệp tập trung theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, đảm bảo phát triển bền vững.
Quy hoạch phát triển các vùng sản xuất trồng trọt đối với cây chủ lực, vùng nuôi để xác định không gian phát triển, đảm bảo phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, nhu cầu thị trường, tập quán sản xuất.
Hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hữu cơ gắn với liên kết theo chuỗi giá trị ở các địa bàn có điều kiện thuận lợi. Xây dựng phương án phát triển hạ tầng thủy lợi và phòng chống thiên tai bảo đảm liên vùng, đáp ứng yêu cầu sản xuất bền vững, tập trung phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp.
Các phân bố chủ yếu ở các vùng:
– Vùng nông nghiệp:
+ Vùng nông nghiệp ứng dụng ứng dụng công nghệ cao Bình Thuận tại các xã, thị trấn: Lương Sơn, Sông Lũy, Bình Tân và Hòa Thắng thuộc huyện Bắc Bình, với quy mô diện tích toàn vùng khoảng 2.155 ha (điều chỉnh không thuộc khu vực dự trữ và khai thác titan).
+ Vùng chuyên canh sản xuất lúa hàng hóa, tập trung ở 3 khu vực Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc và Tánh Linh – Đức Linh.
+ Vùng cây cao su: chủ yếu tại Tánh Linh, Đức Linh, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Hàm Tân.
+ Vùng chuyên canh cây ăn quả: chủ yếu là cây thanh long tập trung Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình, Hàm Tân.
+ Vùng cây điều: Hàm Thuận Nam, Đức Linh, Tánh Linh, Bắc Bình…
+ Vùng chăn nuôi đại gia súc: chủ yếu là bò thịt tập trung ở các huyện có vùng đồng cỏ lớn như Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Hàm Tân.
Khuyến khích phát triển loại hình chăn nuôi hộ gia đình đối với gia súc, gia cầm quy mô nhỏ và vùng phát triển cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung quy mô lớn và vừa.
+ Phát triển mô hình chăn nuôi đàn dê, cừu tại huyện Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc…
– Vùng lâm nghiệp:
+ Bảo vệ rừng hiện có, tiếp tục trồng mới rừng, khoanh nuôi tái sinh, nuôi dưỡng rừng, khai thác rừng hợp lý, nâng cao chất lượng rừng và giữ ổn định tỷ lệ độ che phủ rừng 43%.
+ Ưu tiên đầu tư, bảo vệ, phát triển và nâng cao chất lượng rừng, đặc biệt là đối tượng rừng phòng hộ ở những vùng xung yếu trên địa bàn các huyện Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Đức Linh, Tánh Linh và trồng rừng trên vùng đất cát ven biển, chống sa mạc hóa (Phan Thiết, Hàm Thuận Nam, Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Tân). Giữ ổn định diện tích rừng đặc dụng đến năm 2030 ở huyện Hàm Thuận Nam và Tánh Linh.
+ Giữ ổn định diện tích quy hoạch rừng tự nhiên, phát triển rừng trồng ở khu vực đất đồi núi chưa sử dụng
+ Ổn định định canh định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số (K’ho, Raglay, Châuro) ở các xã miền núi, vùng cao với phương hướng sản xuất nông – lâm kết hợp.
– Vùng thủy sản:
+ Phát triển khai thác xa bờ, nuôi trồng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, đưa Bình Thuận thành trung tâm nghề cá lớn của vùng và cả nước, trong đó chủ yếu là chế biến thủy sản, sản xuất giống, hạ tầng dịch vụ nghề cá hiện đại. Tập trung vào các sản phẩm chủ lực có sản lượng và khả năng cạnh tranh cao.
+ Đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng nghề cá:
- Cảng cá, khu neo đậu tránh bão, chợ thủy sản đầu mối, các khu đóng sửa tàu thuyền, dịch vụ dầu khí …
- Quy hoạch cảng cá, khu tránh trú bão cho tàu cá trên địa bàn tỉnh thời kỳ 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2050 đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững nghề cá của tỉnh, phù hợp quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, định hướng nêu tại Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về phát triển bền vững kinh tế biển và Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 11/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
- Kế thừa hợp lý quy hoạch hệ thống cảng cá, khu tránh trú bão cho tàu cá trên địa bàn tỉnh thời kỳ trước đồng thời khắc phục các hạn chế, bất cập phát sinh trong thực tiễn;
- Phát huy lợi thế vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, đảm bảo hiệu quả tối ưu trong phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai và cung cấp dịch vụ hậu cần nghề cá;
- Tiếp tục đầu tư, hoàn thiện kết cấu hạ tầng nghề cá theo hướng đồng bộ, hiện đại, phát huy vai trò, vị thế tỉnh nghề cá lớn, trung tâm lớn về khai thác, dịch vụ hậu cần nghề cá khu vực duyên hải Nam Trung Bộ và cả nước. Gắn kết quy hoạch cảng cá, khu tránh trú bão cho tàu cá trên địa bàn tỉnh với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh,
- Quy hoạch xây dựng các đô thị biển và làng cá văn minh đồng thời kết hợp chặt chẽ với nhiệm vụ quốc phòng an ninh vùng biển, đảo.
+ Nâng cấp, phát triển một số cảng cá lớn đóng vai trò đầu mối, trung tâm dịch vụ hậu cần và thương mại nghề cá khu vực và quốc gia để hỗ trợ có hiệu quả cho tàu cá trong và ngoài tỉnh hoạt động trên ngư trường. Cải thiện căn bản điều kiện hạ tầng dịch vụ nghề cá các xã bãi ngang phù hợp điều kiện đặc thù của địa phương, chấm dứt tình trạng tiêu thụ hải sản tại các bến tạm, bãi ngang không đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường và không được kiểm soát.
+ Mở rộng diện tích nuôi trồng trên biển và đảo Phú Quý, kết hợp hài hòa giữa sản xuất thuỷ sản với du lịch, giao thông, xây dựng các điểm dân cư ven biển và đảo Phú Quý.
+ Đề xuất quy mô quy hoạch và định hướng bố trí không gian hạ tầng cảng cá, khu tránh bão cho tàu cá gồm 02 cảng cá loại I, 06 cảng cá loại II, 06 cảng cá loại III và 07 khu neo đậu tránh trú bão.
Phân bố không gian phát triển đô thị và các điểm dân cư nông thôn
Các không gian đô thị phát triển trên cơ sở mở rộng không gian đô thị hiện hữu, phát triển mật độ cao tại các khu vực trung tâm. Không phát triển dàn trải đô thị theo các tuyến hạ tầng đối ngoại. Hạn chế tăng mật độ trong các vùng sản xuất nông nghiệp.
Các điểm dân cư nông thôn phát triển đô thị theo chiều sâu, không phân tán do làm tăng suốt đầu tư hạ tầng, phát triển tại các lưu vực sông có đất đai thuận lợi. Ưu tiên phát triển các đô thị ven sông, giao thoa giữa giao thông thủy và giao thông bộ, gần các trục kết nối.
Trên cơ sở phân tích đánh giá các điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội của các huyện, thị xã, thành phố và dựa theo các tiêu chí phân vùng, chia Bình Thuận thành 04 vùng liên huyện như sau:
– Vùng Trung tâm: bao gồm thành phố Phan Thiết, huyện Hàm Thuận Bắc, huyện Hàm Thuận Nam, huyện đảo Phú Quý, với hạt nhân phát triển là thành phố Phan Thiết, kết nối với không gian các đô thị vệ tinh như Ma Lâm, Thuận Nam, Tân Thành…
+ Phát triển trung tâm thương mại, dịch vụ, du lịch chất lượng cao tầm khu vực và quốc tế: Hình thành trung tâm đô thị dịch vụ tại thành phố Phan Thiết và đảo Phú Quý. Phát triển kinh tế biển, du lịch cao cấp ven biển, thể dục thể thao cấp vùng với sản phẩm chủ đạo là thể thao biển;
+ Phát triển công nghiệp kỹ thuật cao, công nghiệp sạch; công nghiệp chế biến thủy hải sản; phát triển nông lâm nghiệp công nghệ cao, khai thác và nuôi trồng thủy hải sản.
+ Phát triển thủy điện; phát triển du lịch sinh thái núi, hồ cảnh quan; bảo vệ nguồn nước và rừng phòng hộ đầu nguồn.
+ Phát triển giáo dục đào tạo, y tế chất lượng cao.
+ Đảm bảo quốc phòng, an ninh.
– Vùng Đông Bắc: bao gồm huyện Bắc Bình, huyện Tuy Phong, hạt nhân là đô thị Liên Hương bán kính ảnh hưởng 10-20 km, kết nối với các đô thị trong vùng là Phan Rí Cửa, Hòa Thắng, Chợ Lầu, Lương Sơn, Vĩnh Tân…
+ Phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng sạch; phát triển công nghiệp chế biến, khai thác và nuôi trồng thủy sản.
+ Phát triển đô thị và hạ tầng công nghiệp gắn với các dự án hạ tầng cấp quốc gia, cấp vùng.
+ Phát triển dịch vụ thương mại, du lịch sinh thái biển, rừng, du lịch cộng đồng: hình thành trung tâm thương mại dịch vụ; du lịch sinh thái ven biển cao cấp tại Hòa Thắng; du lịch cảnh quan hồ, núi, khu bảo tồn thiên nhiên Kalon – Sông Mao; du lịch cộng đồng tại các trung tâm đô thị, xã Chí Công, xã Hòa Thắng.
+ Phát triển nông, lâm nghiệp thủy sản: hình thành các vùng thâm canh cây thanh long, cây bông vải, chế biến Soda, cây Mủ Trôm và phát triển chăn nuôi bò, dê; phát triển nuôi trồng thủy sản (nuôi tôm thịt và tôm giống).
+ Bảo vệ và quản lý tài nguyên rừng.
+ Phát triển đầu mối hạ tầng: xây dựng các tuyến quốc lộ Lương Sơn – Đại Ninh, Liên Hương – Phan Dũng, cảng nước sâu Vĩnh Tân.
+ Phát triển công nghiệp khai khoáng, titan.
+ Vùng Tây Nam: bao gồm thị xã La Gi và huyện Hàm Tân; hạt nhân là KCN-Đô thị-Dịch vụ Hàm Tân, La Gi, bán kính ảnh hưởng 10-30 km, kết nối với các khu công nghiệp, đô thị, dịch vụ trong vùng như: KCN Sơn Mỹ, Tân Đức.
Trong đó có Khu công nghiệp Tân Đức, Khu công nghiệp-dịch vụ Sơn Mỹ, Trung tâm điện lực Sơn Mỹ, Kho khí hóa lỏng LNG, Cảng Sơn Mỹ, Khu đô thị Sơn Mỹ, Tân Thắng, La gi ….
+ Phát triển trung tâm đô thị tổng hợp với trọng tâm là thương mại, dịch vụ, du lịch chất lượng cao tại đô thị La Gi; Đầu tư phát triển KCN – đô thị – dịch vụ Hàm Tân – La Gi.
+ Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tập trung, cảng: Tập trung phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, cụm công nghiệp chế biến hải sản, khu đóng sửa tàu thuyền, khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng (khu công nghiệp Sơn Mỹ, Tân Đức và các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Nghĩa Hòa, Sông Phan, Thắng Hải).
+ Phát triển du lịch sinh thái biển (các cụm du lịch giải trí, khu nghỉ dưỡng), du lịch văn hóa lịch sử: Hình thành các dự án du lịch biển Ngảnh Tam Tân, Đồi Dương – Hòn Bà, Bãi biển Cam Bình; Tham quan Dinh Thầy Thím.
+ Phát triển kinh tế biển về đánh bắt, chế biến và cung ứng dịch vụ; phát triển nông, lâm nghiệp.
– Vùng Tây Bắc: bao gồm huyện Đức Linh, huyện Tánh Linh, hạt nhân là đô thị Võ Xu bán kính ảnh hưởng 10 km, kết nối với các đô thị trong vùng như thị trấn Lạc Tánh, thị trấn Đức Tài.
+ Phát triển vùng nông nghiệp sản xuất hàng hóa có chất lượng cao chủ yếu phát triển vùng chuyên canh sản xuất lúa, cao su, phát triển du lịch sinh thái rừng, hồ, thác… phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi bò, heo.
+ Phát triển đô thị và các dịch vụ công nghiệp nhẹ tập trung, công nghiệp đa ngành nghề và khai thác sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến các sản phẩm nông, lâm nghiệp và làng nghề truyền thống.
+ Phát triển đầu mối thương mại phía Tây Bắc, liên kết giao thông vùng phía Tây Bắc của tỉnh với các tỉnh vùng Nam Trung bộ, Tây Nguyên và Đông Nam bộ.
+ Phát triển trở thành trung tâm du lịch sinh thái, tâm linh (thành mẫu Tà Pao, hồ Đami, Thác Bà – Núi Ông);
+ Phát triển thủy điện: nhà máy thủy điện Đức Hạnh, nhà máy thủy điện La Ngâu.
+ Đảm bảo quốc phòng, an ninh.
Bản đồ QHVLH Bình Thuận 2030 (48 MB)
Tổng hợp bởi ashtechservice.com
4.7/5 – (7 bình chọn)
The post Quy hoạch vùng liên huyện tỉnh Bình Thuận đến năm 2030 appeared first on Cửa Sổ Tin Học.