10 cân gạo nếp nấu được bao nhiêu lít rượu?

0
95

Nấu và kinh doanh rượu đang là một trong những công việc được người dân châu Á quan tâm hàng đầu. Ngoài là một loại thức uống, rượu còn có một số tác dụng tốt đến sức khoẻ. Người ta thường dùng gạo để nấu rượu, thậm chí là một số loại bia. Ngoài quan tâm đến gạo nấu rượu, mọi người còn hay tò mò rằng, 10kg gạo nấu được bao nhiêu rượu. Hãy cũng Chợ Gạo Miền Tây tìm hiểu nhé.

10 cân gạo nếp nấu được bao nhiêu lít rượu?10 cân gạo nếp nấu được bao nhiêu lít rượu?10 KG gạo nấu được bao nhiêu lít rượu (Nguồn: Internet)

10 KG gạo nấu được bao nhiêu lít rượu

Trong thực tế, rượu hay các thức uống có cồn đều có 1 lượng bay hơi nhất định. Thế nên, rất khó để định lượng chính xác thể tích rượu có thể nấu ra. Theo Chợ Gạo Miền Tây, với 10kg gạo, bạn có thể thu được từ 5 đến 7 lít rượu. Với trường hợp lên men tốt, có thể đạt được hiệu suất thu rượu là 80%.

Cách tối đa hiệu suất nấu rượu

Chọn gạo nào để nấu rượu tốt nhất?

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại gạo và tất cả những loại gạo này đều có thể ngâm ủ – chưng cất thành rượu như từ gạo tẻ cho đến gạo nếp. Nhưng để cho ra một mẻ rượu thơm ngon nhất, chúng ta có thể chọn các loại gạo gạo thơm. Ngoài ra còn một số cơ sở chọn gạo tấm để làm nguyên liệu, nhưng không ngon bằng gạo thơm. Và tất nhiên, gạo thơm tạo thành giá nguyên liệu khá cao.

Chính vì vậy, theo chúng tôi, tuỳ theo đối tượng khách hàng của bạn mà bạn sẽ chọn loại gạo cám cho chất lượng rượu thường và giá thành rẻ. Hoặc nếu khách hàng cao cấp hơn, chú trọng chất lượng, bạn nên dùng gạo thơm nhé.

10 cân gạo nếp nấu được bao nhiêu lít rượu?10 cân gạo nếp nấu được bao nhiêu lít rượu?Gạo Nàng Hoa 9

Chọn men rượu phù hợp

Như các bạn đã biết, trong quá trình lên men, các vi sinh vật có lợi trong men rượu sẽ phân hủy cơm rượu, chuyển hóa đường glucoza thành rượu etylic. Nếu quá trình này diễn ra thuận lợi, phân giải được càng nhiều thì lượng rượu nấu ra càng nhiều.

Hiệu suất lên men phụ thuộc rất lớn vào loại men và kỹ thuật ủ men. Tùy vào từng loại men mà thời gian ủ nhanh hay chậm. Khi rải men, nếu bạn cho quá nhiều hay quá ít men sẽ đều ảnh hưởng đến khả năng phân giải và độ ngon của cơm rượu.

Có thể bạn quan tâm

  • Phí đăng ký UWC 2023 là bao nhiêu?
  • Honda Grom 125 giá bao nhiêu?
  • 800cm2 bằng bao nhiêu m2
  • Thi trắc nghiệm B1 bao nhiêu câu?
  • Khóa thông minh SH giá bao nhiêu?

Rượu quê vốn được các “đệ tử Lưu Linh” ưa chuộng từ bao lâu nay bởi uống “phê”, êm. Nhưng những “bợm nhậu” sẽ phải giật mình khi “công nghệ chế tác” rượu quê được hé mở.

Rượu quê vốn được các “đệ tử Lưu Linh” ưa chuộng từ bao lâu nay bởi uống “phê”, êm. Nhưng những “bợm nhậu” sẽ phải giật mình khi “công nghệ chế tác” rượu quê được hé mở.

Rượu giả “vả” rượu thật

Thật không khó để tìm ra loại rượu “siêu rẻ” này, bởi nó được bán công khai ở hầu khắp các quán nhậu bình dân ở Hà Nội, đặc biệt là các huyện ngoại thành. Sở dĩ gọi rượu siêu rẻ vì được sản xuất theo “công nghệ” đặc biệt chứ không còn thủ công như ngày xưa. Tóm lại, nếu tính toán chi ly, giá của loại rượu này còn thấp hơn giá thành của rượu được nấu từ sắn, phẩm cấp thấp nhất của rượu quê.

Ở làng Vân, xã Vân Hà (Việt Yên – Bắc Giang) có hơn 600 hộ nấu rượu. Hàng ngày, làng này cung cấp ra thị trường hàng chục nghìn lít rượu. Tuy vậy, trong số đó có không ít cái gọi là rượu được “chế tác” từ men tươi. Theo chân ông Quyết, một người “nấu rượu thật thà” trong làng, PV không khó để tận mắt chứng kiến “công nghệ chế tác rượu quê”. Cầm trên tay gói men được mệnh danh là “men rượu số 1 tại Việt Nam – Hơn cả sự mong đợi”, ông Quyết bảo, mỗi gói men thế này mua với giá tiền trên dưới 40 nghìn đồng, sử dụng được cho 1 tạ gạo, sắn. “Đây là thứ thần dược giúp rượu ra nhiều hơn khi nấu. Theo đúng cách nấu truyền thống, thì nhà nào nấu giỏi nhất của làng Vân cũng chỉ đạt được 7 đến 7 thành rưỡi (10kg gạo nấu được 7-7,5 lít rượu – PV). Tuy nhiên, sử dụng men này theo đúng “công thức”, thì 10kg gạo có thể nấu được 13-15 lít rượu, gấp đôi so với nấu thủ công”, ông Quyết khẳng định.

Bởi thế, thứ “rượu quê” này được bán ra với giá rất rẻ. Khảo sát của PV cho thấy, tại làng Vân, nếu giao buôn, rượu “men tươi” bán giá 8 nghìn đồng/lít. Còn nếu mua lẻ, giá chỉ chênh thêm mỗi lít 1 nghìn đồng. Theo ông Quyết thì dùng men tươi không những “được rượu”, mà còn “giải phóng sức lao động thủ công”, bởi người sử dụng không cần trải chiếu, trải nong nia thúng mủng như trước để trộn men, mà chỉ cần pha men vào nước, tưới đều lên cơm, rồi mang đi ủ trước khi cho vào nồi chưng cất.

10 cân gạo nếp nấu được bao nhiêu lít rượu?
Men tươi có thể mua dễ dàng tại làng Vân

Cái thứ được gọi là men tươi này, ở làng Vân, mua quá dễ. PV có thể tạt vào bất kỳ một cửa hàng tạp hóa, hoặc một đại lý bán rượu nào, là có thể mua được. Theo chỉ dẫn của ông Quyết, chúng tôi tìm mua ở một cửa hàng ngay đầu làng 3 gói men tươi với giá 45 nghìn đồng/gói. Gói men được đựng trong túi nilon màu đen, ghi trọng lượng là 500gram, bên trong là 5 túi nhỏ màu bạc. Theo “công thức” của men, mỗi túi nhỏ màu bạc có thể sử dụng cho 20kg gạo, sắn, tức là 1 túi to được dùng cho 1 tạ gạo hoặc sắn. Theo “quảng cáo” được in trên bao bì, men tươi là sản phẩm của Cty Men rượu Hà Nội. Thứ men “Hương nếp” này dùng được cho gạo tẻ và sắn, ra loại rượu thơm như rượu nếp. Đặc biệt, lượng rượu được nhiều hơn gấp đôi so với men thông thường.

Ông Quyết bảo, ở làng Vân, thứ men này đã sử dụng vài năm nay, trước kia nhập từ Trung Quốc. Nhưng thời gian gần đây, người địa phương đã nắm bí quyết sản xuất nên tự làm được. “Cũng chẳng biết họ làm ở đâu, nhưng nhu cầu thị trường đang cao nên men này bán khá chạy”, ông Quyết cho hay.

Là người có thâm niên và đau đáu với nghề nấu rượu truyền thống, ông Quyết rất bức xúc trước “vấn nạn” mà gia đình ông và các hộ nấu rượu ở đây đang gặp phải, đó là rượu làng Vân bị mang tiếng. Ông Quyết bảo, “sự cạnh tranh không lành mạnh” trên đã khiến nhiều gia đình làm ăn đứng đắn ở đây khóc dở mếu dở, bởi rượu sản xuất ra không bán được.

Ông Quyết tính toán: “Thường cứ nấu 10 kg gạo sẽ thu được khoảng 7-7,5 lít rượu. Giá 1 kg gạo rẻ cũng trên dưới 10 nghìn đồng, vị chi tiền gạo đã hết cả trăm nghìn đồng rồi, chưa kể tiền than, tiền men, tiền vận chuyển… Bán 7,5 lít rượu với giá 10 nghìn đồng/lít mới chỉ thu về 75 ngàn đồng. Tính sơ đã thấy lỗ nặng. Ai dại gì mà đi nấu rượu để bán nữa”.

10 cân gạo nếp nấu được bao nhiêu lít rượu?
Sắn chất đống bên đường để chờ ủ men tươi

Ở làng Vân, hiện nhiều gia đình đã thay thế gạo bằng sắn để nấu rượu. Dọc hai bên đường vào làng, những đống sắn lớn tràn phủ kín lối đi, có chỗ chỉ lách qua được bằng xe máy. Ông Quyết bảo: “Sắn đó dùng để nấu rượu đấy. Giá chỉ 5 nghìn đồng/kg, “kinh tế” hơn nhiều so với nấu bằng gạo”. Tuy nhiên, theo ông Quyết, dù có nấu rượu sắn nhưng làm nghề “thật thà” thì cũng chẳng thể nào làm ra được thứ rượu bán buôn với giá trên 8 nghìn đồng/lít. “Ở đây, đa phần các hộ dân đều nấu rượu gạo để bán. Nhà tôi cũng nấu rượu gạo nguyên chất, bán với giá 15 nghìn đồng, 17 nghìn đồng và 30 nghìn đồng/lít tùy thuộc vào độ rượu và chất lượng nhưng lợi nhuận thu về chẳng được bao nhiêu, nói đúng hơn chỉ lấy công làm lãi thôi”, ông Quyết bảo.

Công khai làm rượu giả

Chỉ cách làng Vân một chuyến phà qua sông Như Nguyệt, thôn Đại Lâm, xã Tam Đa (Yên Phong, Bắc Ninh) chính là “đại bản doanh” sản xuất rượu quê giả. Những thùng nhựa màu xanh dựng rải rác dọc từ đầu đến cuối con đường thôn như minh chứng cho việc làm rượu giả một cách công khai. Và, đây mới chính là nơi làm ra thứ rượu kinh hoàng mà nếu đọc được thông tin dưới đây, các bợm nhậu sẽ phải suy nghĩ lại trước khi nâng chén.

Ông Quyết dẫn tôi qua phà, đi vào làng Đại Lâm. Vừa đi ông vừa bảo, nếu rượu gạo mà chứa trong những thùng nhựa thế kia thì vứt đi, bởi nó sẽ nhạt và bớt ngon. Tuy nhiên, những thùng nhựa này là tỏ ra thích hợp cho việc chế biến rượu cồn. Công thức chế biến rượu cồn cũng cực kỳ đơn giản: Mỗi thùng dung tích 200 lít, được bơm đầy nước. Sau đó cho 20 lít rượu sắn nhập từ làng Vân, cho thêm một lượng nhất định cồn hoa quả bán trôi nổi trên thị trường, quấy đều để tạo ra thứ rượu gạo giá cực rẻ, có mùi vị y như rượu thật.

Để mục sở thị “công nghệ chế tác” rượu từ cồn hoa quả, nhập nhoạng tối, ông Quyết dẫn chúng tôi đi sâu vào làng. Ngay ven đường, từng nhóm người đang dùng máy bơm để bơm nước vào thùng. Một số người khác thì dùng tuy-ô (ống nhựa nhỏ – PV) để hút một thứ chất lỏng gì đó vào trộn lẫn. Sau khi hoàn tất công đoạn trộn các chất lỏng, một phụ nữ với lấy cây gậy ở bên cạnh, một đầu có gắn chiếc phễu nhỏ kèm theo cái nhiệt kế nhúng xuống thùng nước rồi lấy lên xem thử. Hình như rượu pha chưa đủ độ (nhìn vào vạch trên nhiệt kế có thể biết được độ rượu – PV) nên họ lại cho thứ chất lỏng bí mật đựng sẵn ở chậu vào thùng và lặp lại thao tác như đã nêu trên.

“Cách thức pha cồn hoa quả và nước lã thành rượu gạo không chỉ giá thành siêu rẻ mà còn không phải nổi lửa, không phải chưng cất, không phải tốn nhiều diện tích mặt bằng”, ông Quyết cho biết. Theo ông, cồn hoa quả có giá khoảng 15 nghìn đồng/lít và thường thì 1 lít cồn hoa quả có thể pha chế với nước lã để tạo thành nhiều lít rượu gạo.

10 cân gạo nếp nấu được bao nhiêu lít rượu?
Những thùng nhựa dùng đựng rượu cồn hoa quả

Rượu sắn nấu bằng “công nghệ men tươi” thường có mùi nồng, hắc, không thơm như rượu gạo và rất khó uống, không được các “ma men” ưa chuộng. Để “khử” những đặc tính bất lợi này, dân nấu rượu siêu rẻ còn phải thực hiện thêm một thủ thuật khác, tuy đơn giản nhưng lại đạt hiệu quả rất cao. Cách đó là pha thêm nước và đường hóa học với công thức: 10 lít rượu sắn + 2 lít nước + 5 viên đường hóa học, rồi cho tất cả vào thùng, đậy kín, lăn qua lăn lại là được rượu gạo thơm, rẻ.

Ông Quyết cho biết, cồn hoa quả nghe đâu được đưa từ Quảng Ngãi ra nhưng giờ ở địa phương cũng tự sản xuất được rồi. Một số hộ kinh doanh lấy cồn hoa quả, pha với nước lã và rượu sắn để làm rượu gạo bán cho các mối hàng ở xa. Rượu nặng hay nhẹ phụ thuộc vào tỷ lệ cồn/nước/rượu sắn và nhu cầu của khách hàng. Việc làm rượu pha nước lã và cồn hoa quả ở Đại Lâm có từ nhiều năm nay, cùng thời với “công nghệ rượu men tươi” ở làng Vân. Tuy nhiên, từ trước đến nay ông Quyết vẫn chưa nghe nói, hay chưa được chứng kiến vụ bắt bớ hay dẹp bỏ của chính quyền địa phương với vấn nạn này.

Ông Vũ Đình Minh, Phó Chủ tịch UBND xã Tam Đa cũng thừa nhận với PV việc này. Theo ông Minh, Đại Lâm từ lâu đã có tiếng về nghề nấu rượu gạo. Tuy nhiên, từ năm 2000, một số người đã đưa công nghệ “pha chế rượu từ cồn và nước lã” về làng khiến cho nghề nấu rượu truyền thống nơi đây bị mai một dần. Từ chỗ có tới 80% số hộ dân trong làng có bếp nấu rượu, giờ con số đó chỉ còn chưa đầy 30%. Mỗi ngày ước chừng có không dưới 10 nghìn lít rượu lên xe rời khỏi Đại Lâm.

“Chúng tôi chỉ nhìn bằng mắt thường. Biết người ta bỏ cồn và nước lã vào rượu nhưng không đủ căn cứ để bảo người ta vi phạm. Nếu người dân uống rượu này rồi lăn ra chết thì lại là chuyện khác. Đằng này, về hình thức và cảm tính, đúng là thứ chất lỏng đặc biệt đó vẫn là rượu. Chúng tôi rất muốn các cơ quan hữu trách cấp trên và nhà khoa học vào cuộc, lấy mẫu phân tích để chỉ tận tay, day tận trán các cơ sở vi phạm, chúng tôi mới có hướng xử lý”, ông Minh đề nghị.

10 cân gạo được bao nhiêu lít rượu?

Theo kinh nghiệm của những người thợ lành nghề, trung bình cứ 10kg gạo nấu rượu sẽ thu được 5-7 lít rượu gạo nguyên chất. Theo đó, 1 kg gạo nấu được 500-700 ml rượu trắng tùy theo nhu cầu sử dụng.

1kg gạo nếp nấu được bao nhiêu lít rượu?

Theo kinh nghiệm của các thợ nhân lành nghề, trung bình cứ 10kg gạo nấu rượu, có thể thu được từ 5 – 7 lít rượu gạo nguyên chất. Tương ứng, 1kg gạo có thể nấu được từ 500 – 700ml rượu trắng theo nhu cầu.

10kg ngô nấu được bao nhiêu lít rượu?

Thường nấu 10kg ngô sẽ cho ra 5-6 lít rượu, nếu ngô tốt có thể đạt tới 8 lít. Loại rượu ngô men lá nức tiếng này có vị thơm nồng và êm dịu khi uống.

50 kg gạo nấu được bao nhiêu lít rượu?

Theo đó, sau khi có cơm rượu đã ủ men xong thì tiến hành sử dụng nồi nấu rượu bằng điện loại 50kg này. Nồi nấu rượu gạo bằng điện 50kg có thể cho ra khoảng 60 lít rượu nhất mỗi mẻ nấu.

programming
bao nhiêu