Doanh nhân Võ Thị Minh Nga sinh năm 1987 là người Quảng Nam, cô sáng lập thương hiệu Gạo lứt rẫy Bh.nong chuyên cung cấp các thực phẩm dinh dưỡng từ gạo lứt. Trong chương trình gọi vốn Shark Tank mùa 5, starup Bh.nong là tập gọi gây nhiều xúc động cho các shark và khán giản truyền hình.
Mục lục bài viết
Thông tin doanh nhân
Minh Nga bên sản phẩm của Bh.nong
Câu chuyện khởi nghiệp với Bh.nong
Năm 10 tuổi, ba má rót vào tai chị giấc mộng đổi đời. Con đường duy nhất là đại học. Con đường thênh thang nhất là Sài Gòn. Cũng như bao lớp thanh niên hăm hở từ làng quê nghèo khó của Quảng Nam, chị vào TP.HCM năm 18 tuổi. Lạ lẫm và háo hức để bắt đầu dệt nên một giấc mộng vàng.
Ngày đưa chị ra bến rời quê, ba chị rưng rưng: “Ba má cả đời nghèo khổ, mưa nắng gió chướng ngập đầu, không có tài sản chi để lại cho con. Chỉ có cái chữ, con ráng ăn học thành người. Rồi lập nghiệp ở Sài Gòn, thoát khỏi kiếp nhà nông để tau với má mày tự hào trước lối xóm bà con!”
10 năm nơi phố thị của Minh Nga là thời gian quần quật học, quần quật làm việc. Để qua bữa, chị đi xin phụ quán cơm. Cuối tháng không lương, mỗi ngày được trả 1 hộp cơm không đủ no. Chị đi xin chạy bàn quán lẩu cũng không lương, cuối ngày được cho một tô bún chan xì dầu lấp bụng.
Chị đi may dép, mỗi đôi được 2 ngàn mà kim đâm chảy máu 10 ngón tay ngoan. Chị đi làm gia sư, phát tờ rơi, bán áo quần… đủ nghề để kiếm sống. Năm 1 chị ăn mỳ tôm với rau muống. Năm 2 thấy ngán quá chị đổi lại ăn rau muống với mỳ tôm. Qua năm 3 lại quay về mỳ tôm và rau muống. Riết chị được bầu làm chủ tịch hội mỳ 2 con tôm luôn.
Minh Nga làm truyền thông, công tác tại một Tòa báo có tiếng
Rời giảng đường, Minh Nga có 1 công việc rất tốt ở 1 tờ báo lớn của Sài Gòn. Chị như một chị nông dân cày đến nát nhừ mảnh đất hoa lệ. Một mình chạy xe hỏng phanh từ Quận 1 về Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Cần Giờ… chị chơi hết ráo. Sếp giao 1 việc chị làm tới 2, 3 việc. Việc sếp không giao chị cũng tài lanh làm. Làm cơ quan nào chị cũng được các sếp thương vì chịu khó.
Suốt 10 năm, mặt trời chưa kịp thò mặt ra thì chị đã thức dậy. Khi mặt trời đi ngủ chị vẫn chưa về. Dù trời nắng hay trời mưa, dù trăng tròn hay trăng khuyết, dù mùa xuân hay mùa hạ. Chân lý của chị không hề thay đổi. Tuổi trẻ để học, làm, kiếm cơ hội và tìm mối quan hệ. Bao nhiêu tiền kiếm được chị gửi về Đà Nẵng nuôi em gái ăn học và trả nợ hết.
Năm 2016, đúng 10 năm bôn ba Sài Gòn, Minh Nga xách vali để về lại quê. Bởi con đường này, cánh đồng này, quê hương này, bầu trời này mãi mãi là 1 phần không thể thiếu của cuộc đời chị. Chị biến mất khỏi làng báo. Thản nhiên như không. Người xung quanh chị bắt đầu đồn thổi. Vì mỗi ngày chị váy đầm rực rỡ, má phấn môi son đi tới những sự kiện họp báo, ra mắt phim, phỏng vấn các nghệ sĩ. Kiểu sống một đời sang chảnh. Nhưng tối lại chị co ro trong căn phòng trọ như kiếp chim lồng, cá chậu. Chị cô đơn và lạc lõng. Chị không tìm ra sứ mệnh cuộc đời mình là gì. Khi nghe ba má gọi điện bảo: “Quê mình nay chỉ còn người già và trẻ con, thanh niên bỏ xứ đi hết. Nhà máy xí nghiệp đỏ mắt tìm không ra. Quê đã nghèo lại còn nghèo hơn. Con ơi ở yên đó, xin đừng về!”.
Lúc đó chị nói chị muốn về quê để đổi đời. Ba má xỉu lên xỉu xuống, vác dao kề cổ kiểu “con về là má chết”. Người ngoài kêu chị khùng. “Mày tưởng giờ về quê kiếm miếng đất làm trang trại rẻ lắm à? Chi phí xây xưởng, sản xuất mấy tỷ mày có không?. Sáng 4 giờ dậy xúc phân, trưa cày ruộng, chiều đào nghệ, tối sàn gạo, mày chịu được không? Đêm nằm ngủ vừa ngửi mùi phân bò vừa nghe tiếng ếch kêu, buồn lắm mày à”. Rồi: “Dòng tộc em cả mấy đời đời nghèo khó nên mới cho em vào thành thị học hành, phát triển tương lai. Em về là mang tội bất hiếu. Thôi đừng mơ mộng đổi đời nữa. Quê đang yên bình, em ơi đừng về”.
Nhưng chị bảo chị muốn thiết kế lại cuộc đời mình, trên chính quê hương mình. Hành trang là 2 cuốn sách của “Tony Buổi Sáng”. Ngày chị về quê, cả khu Thị Nghè, Bình Thạnh ngập thành sông. Bao nhiêu người khóc thương nhớ, luyến tiếc. Ngày chị về quê, cũng con đường này, 2 bên ruộng lúa bạc màu, nắng gió phủ mái đầu xanh. Lòng tôi dâng lên những đợt sóng cuộn trào, nước mắt cứ rịn ra…
Bà chủ Bh.nong ngày đầu trở về quê sau 10 năm lặn lội ở thành phố
Võ Thị Minh Nga rời TP.HCM về quê nhà Quảng Nam với số vốn 50 triệu, Minh Nga mua xe máy để đi lại hết 25 triệu. Với số tiền còn lại, khi mẹ bắt vào thành phố, chị trốn lên vùng đồng bào dân tộc. Chị sống với người đồng bào dân tộc, làm công tác từ thiện, giúp đỡ người dân và phát hiện ra giống gạo lứt rẫy này. Và từ đó, thương hiệu Gạo lứt rẫy Bh.nong ra đời.
Nhận thấy đầu ra nông sản của đồng bào dân tộc vùng cao luôn khó khăn, trong khi khách hàng ở các thành phố lại ưa chuộng, chị nảy ra ý định làm cầu nối để tiêu thụ. Vốn có nhiều mối quan hệ, trang mạng xã hội cũng có lượng người theo dõi nhất định, nên ban đầu khách hàng của chị Minh Nga là những người từng làm việc chung, quen biết. Dần dần, qua mạng xã hội và sự giới thiệu của họ, các sản phẩm handmade của chị Nga được nhiều người biết đến.
Chị tự mình trải nghiệm từ việc lên rẫy thu mua nguyên liệu, vào rừng khai thác mật ong đến ngồi rang nông sản hay livestream bán hàng… Sau một thời gian thăm dò thị trường với đủ loại nông sản từ gừng, nghệ, mật ong rừng đến các gói lá xông, chăm sóc phụ nữ sau sinh… Minh Nga nhận ra giá trị của gạo lứt baton, chọn làm sản phẩm chủ đạo để phát triển. Và chị bắt đầu tạo dựng hệ sinh thái xoay quanh “hạt ngọc trời” này. Năm 2017, chị đăng ký kinh doanh, đăng ký an toàn vệ sinh thực phẩm rồi thành lập Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Dịch vụ Phương Nga với thương hiệu “Cô gái Bh.nong” vào năm 2019.
Logo nhận diện thương hiệu Bh.nong
Từ một góc nhà kho nhỏ hẹp, đến năm 2020, Minh Nga đã xây dựng được nhà xưởng rộng 500m2 cùng hệ thống máy móc hiện đại, đạt chuẩn an toàn thực phẩm, HACCAP, ISO 22000:2018…
Bh.nong được xem là mô hình hệ sinh thái gạo lứt vùng cao, tiên phong trên thị trường với nguyên liệu độc đáo, mang đậm giá trị văn hóa vùng miền. Trong năm 2020, Bh.nong đạt doanh thu hơn 5 tỷ đồng, lợi nhuận gần 1 tỷ đồng.
Minh Nga tiếp tục đầu tư thêm máy móc hiện đại để phát triển các sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu đa dạng sản phẩm, phục vụ người tiêu dùng và doanh thu năm 2021 đã đạt gấp đôi, tức 10 tỷ đồng. Hiện sản phẩm gạo lứt rẫy Bh.nong có mặt trên nhiều sàn thương mại điện tử, với hơn 200 đại lý, nhà phân phối trên toàn quốc, nhất là các thành phố lớn như TP.HCM, Hà Nội. Một số sản phẩm còn xuất ngoại qua đường tiểu ngạch.
Các sản phẩm nông sản của Bh.nong
Tham gia gọi vốn tại chương trình Shark Tank
Minh Nga mang Bh.nong đến Shark Tank Việt Nam kêu gọi các Shark đầu tư3 tỷ đổi lấy 10% cổ phần. Thuyết phục các Shark đầu tư, Minh Nga đưa ra 3 lý do.
Thứ nhất, các sản phẩm của Bh.nong đều được sáng tạo từ gạo lứt của người đồng bào dân tộc thiểu số ở Quảng Nam. Gạo lứt được gieo theo phương thức truyền thống, không sử dụng phân bón hay thuốc hóa học trong quá trình canh tác.
Thứ hai, mô hình kinh doanh của Bh.nong là sản xuất và phân phối đến các đại lý, nhà phân phối khắp cả nước. Doanh thu năm 2021 của Bh.nong là 10 tỷ. Dự kiến đến năm 2022 sẽ đạt mốc 15 tỷ. Mục tiêu năm 2023 sẽ tăng trưởng 100%, đạt mức doanh thu 30 tỷ. Minh Nga khẳng định, chính vì Bh.nong đang trong giai đoạn tăng trưởng nên việc đầu tư vào Startup trong thời điểm này là lý tưởng nhất.
Thứ ba, thương hiệu Bh.nong do Minh Nga sáng lập mà không phải một người khác. Chị khẳng định, phải là người địa phương, có sự tìm hiểu nhất định về văn hóa vùng miền mới có thể khai thác được tối đa nguồn nguyên liệu này.
Tập 13 chương trình Shark Tank mùa 5
Hiện nay Bh.nong tự sản xuất sản phẩm với nhà máy rộng 600 mét vuông. Các sản phẩm của Bh.nong đã đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm và đạt chứng nhận ISO 2000:2018.
Bh.nong bán theo mô hình B2B cho 200 đại lý, nhà phân phối khắp cả nước. Các đại lý này đều triển khai bán hàng trên các sàn thương mại điện tử. Vì thế, Minh Nga tự truyền thông, không tốn chi phí nhưng lợi nhuận năm 2021 của Bh.nong vẫn đạt 30%. Minh Nga cho biết, nếu gọi vốn thành công 3 tỷ, chị sẽ dành 1 tỷ làm truyền thông.
Minh Nga cho biết đang làm hồ sơ chứng nhận của FDA để có thể xuất khẩu sản phẩm này. Hiện tại Startup đã có đại lý ở Mỹ và Nhật nhưng theo đường tiểu ngạch chứ chưa chính ngạch. Gạo lứt rẫy Bh.nong muốn tăng doanh thu lên gấp 2 lần nên cần có sự đồng hành của các Shark.
Shark Hùng Anh là người đầu tiên ra deal với mức đầu tư 3 tỷ đồng đổi lấy 25% cổ phần, tương đương định giá doanh nghiệp khoảng 9 tỷ. Tuy nhiên, sau khi tìm hiểu tài sản cố định của Startup là 4 tỷ bao gồm đất 2 tỷ, nhà xưởng 1 tỷ, máy móc 1 tỷ, Shark Hùng Anh điều chỉnh mức cổ phần ông mong muốn ở hữu còn 20%.
Về phía mình, Shark Liên chốt deal 3 tỷ cho 10% cổ phần như đúng mức kêu gọi của Startup. Cuối cùng, Minh Nga thỏa thuận deal 5 tỷ cho 20% cổ phần với Shark Hùng Anh.
Tổng hợp bởi ashtechservice.com
4.7/5 – (7 bình chọn)