Tân Hiệp Phát từ kinh doanh nước giải khát đến bất động sản

0
81

Tập đoàn Tân Hiệp Phát có tên theo đăng ký là Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Tân Hiệp Phát, tên tiếng Anh là THP Group, tiền thân là Phân xưởng nước giải khát Bến Thành chuyên sản xuất nước ngọt, nước giải khát có ga, hương vị bia.

Tập đoàn Nước giải khát Tân Hiệp Phát được chính thức thành lập vào ngày 15/10/1994, với trụ sở chính nằm tại 219 Đại Lộ Bình Dương, Phường Vĩnh Phú, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương, với quy mô nhà máy sản xuất rộng hơn 110.000m².

Theo dữ liệu có được, giai đoạn 2016 – 2019, công ty TNHH TM-DV Tân Hiệp Phát – nhà máy tại Bình Dương đã đem về mức doanh thu từ 4.500 – 5.800 tỷ đồng mỗi năm. Lợi nhuận thuần tăng mức hơn 600 tỷ đồng năm 2016 lên mức gần 1.000 tỷ vào năm 2019.

Đáng lưu ý, thu về nguồn lợi nhuận nghìn tỷ mỗi năm, song tính đến ngày 31/12/2019, quy mô vốn chủ sở hữu của công ty chỉ là 648 tỷ đồng, nguồn lợi nhuận giữ lại là 472,6 tỷ đồng.

Lãnh đạo công ty :

  • Ông Trần Quí Thanh : Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng Giám Đốc
  • Bà Trần Uyên Phương : Phó Tổng giám đốc tập đoàn
  • Bà Trần Ngọc Bích : Phó Tổng Giám đốc Tập Đoàn Tân Hiệp Phát, Giám đốc Công ty Number One Hà Nam

Ba cha con ông Trần Quí ThanhBa cha con ông Trần Quí Thanh

Quá trình hình thành và phát triển

Lịch sử hình thành và quá trình phát triển

Năm 1994: Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Tân Hiệp Phát chính thức được thành lập, tiền thân của công ty là Phân xưởng nước giải khát Bến Thành chuyên sản xuất nước ngọt, nước giải khát có ga, hương vị bia. Đồng thời Tân Hiệp Phát đưa ra thị trường những sản phẩm đầu tiên là: Bia chai, Bia hơi Ben Thành, Bia tươi Flash khởi đầu cho sự phát triển quy mô thị trường ngày càng lớn.

Năm 1995: Mở rộng thêm xưởng sản xuất sữa đậu nành dạng chai 220ml (sữa đậu nành Soya).

Năm 1996: Mở rộng dây chuyền và tung ra thị trường sản phẩm bia tươi Flash.

Năm 1999: Xưởng nước giải khát Bến Thành đổi tên thành Nhà máy nước giải khát Bến Thành, sản xuất các mặt hàng sữa đậu nành, bia chai, bia hơi, bia tươi Flash.

Năm 2000: Bia Bến Thành là đơn vị ngành bia đầu tiên của Việt Nam đạt chứng nhận ISO 9001- 2000, do cơ quan quản lý chất lượng quốc tế Det Norske Veritas (Hà Lan) chứng nhận vào ngày 23/3/2000.

Năm 2001: Xây dựng Nhà máy sản xuất và Văn phòng tại xã Vĩnh Phú, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương. Đồng thời, cho ra mắt sản phẩm Number 1. Tập đoàn Tân Hiệp Phát đã làm nên những thành công chưa từng có cho sản phẩm này với kỷ lục “Top 5 sản phẩm bán chạy nhất” trên toàn Việt Nam chỉ trong vòng 3 tháng sau khi có mặt trên thị trường.

Logo nhận diện THP GroupLogo nhận diện THP Group

Trong những năm sau đó, công ty tung ra thị trường các sản phẩm Nước tăng lực Number 1, Bia tươi đóng chai Laser, Sữa đậu nành Number 1, Nước tinh khiết Number 1, Bia Gold Bến Thành…

Năm 2002: Nhằm đa dạng hóa sản phẩm mới và đáp ứng thị hiếu tiêu dùng ngày càng cao của đông đảo khách hàng, tập đoàn Tân Hiệp Phát đã đưa ra thị trường các loại nước giải khát có ga cũng dưới nhãn hiệu nổi tiếng Number 1 với những hương vị độc đáo riêng như Number 1 Cola, Number 1 Juice,…

Tháng 12/2003: Sản phẩm “Bia tươi ” được đóng chai là Bia Laser lần đầu tiên được ra mắt. Sản phẩm Bia Laser là sản phẩm bia tươi đóng chai đầu tiên tại Việt Nam, mở ra một trang sử mới cho ngành bia Việt Nam.

Tháng 10/2004: Sản phẩm sữa đậu nành Soya dưới thương hiệu Number 1 được ra đời với sự đón nhận nồng nhiệt của khách hàng.

Năm 2006: Công ty tung ra thị trường sản phẩm trà xanh Không độ được đóng chai tiện lợi cho người sử dụng, trở thành người đi đầu trên thị trường Việt Nam trong việc sản xuất và kinh doanh sản phẩm trà xanh đóng chai có lợi cho sức khỏe. Hiện nay Trà xanh không độ là một sản phẩm chủ lực của Công ty và được người tiêu dùng rất ưa chuộng.

Tháng 12/2008: Tiếp nối thành công của Trà xanh Không độ, Tân Hiệp Phát cho ra đời một sản phẩm nước uống được làm từ thảo mộc đó là trà thảo mộc Dr Thanh. Sản phẩm ngay khi có mặt trên thị trường đã thu hút sự chú ý của người tiêu dùng.

Năm 2012: Tân Hiệp Phát đạt danh hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao” do người tiêu dùng bình chọn, vinh danh Thương hiệu Quốc gia.

Năm 2014: Thương hiệu quốc gia 2014.

Năm 2015: Liên tiếp trong nhiều năm liền từ 2009, đỉnh điểm là năm 2015, các sản phẩm của doanh nghiệp liên tục bị phát hiện có chứa dị vật bên trong. Các năm sau đó cũng có nhiều khiếu nại về vấn đề chất lượng sản phẩm. Nhiều người tiêu dùng đã bị tạm giam sau khi ngã giá bán cho công ty các sản phẩm lỗi này và sau đó bị công ty báo công an bắt giữ và kết án tù với tội danh “cưỡng đoạt tài sản”. Tuy nhiên, Tân Hiệp Phát cũng phải chịu trách nhiệm trong việc chất lượng sản phẩm không đảm bảo này. Công ty cũng bị thiệt hại nặng về doanh thu và bị ảnh hưởng về danh tiếng bởi những sự cố này.

Tháng 9/2015: Tân Hiệp Phát đổi tên thành Number 1 sau vụ việc “con ruồi trong chai nước Number 1”.

Năm 2016: Chỉ ngay sau khi đổi tên khoảng 1 năm, năm 2016 công ty đã đổi tên trở lại thành Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Tân Hiệp Phát như ban đầu. Đạt Thương hiệu quốc gia 2016

Năm 2018: Lọt Top 10 doanh nghiệp đồ uống uy tín năm 2018 do Vietnam Report công bố. Đạt Thương hiệu quốc gia 2018.

Năm 2019: Giải Vàng Chất lượng Quốc gia 2018 (TQM – Malcolm Baldrige). Lọt Top Nơi làm việc tốt nhất Châu Á năm 2019 – Best companies to work for in Asia (chapter in Vietnam).

Năm 2020: Top 10 Công ty đồ uống uy tín năm 2020 – Nhóm ngành: Đồ uống không cồn (nước giải khát, trà, cà phê…) do Vietnam Report công bố. Đạt Thương hiệu quốc gia 2020.

Lấn sân sang bất động sản

Năm 2019, gia đình ông ông Tân Hiệp Phát tiếp tục gây chú ý khi thành lập 11 công ty đăng ký hoạt động chính trong lĩnh vực bất động sản, có tổng vốn điều lệ gần 19.000 tỷ đồng .

Trong giai đoạn 2017-2019, Tân Hiệp Phát thành lập hơn 20 công ty bất động sản với vốn điều lệ đăng ký trên ngàn tỷ mỗi pháp nhân, cao nhất là CTCP Đầu tư và Phát triển BĐS Lộc Điền với 8,830 tỷ đồng. Tuy nhiên, phần lớn những công ty vốn khủng thành lập trong năm 2019 hiện đã phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể.

Những doanh nghiệp liên quan tới Tân Hiệp Phát ngưng hoạt độngNhững doanh nghiệp liên quan tới Tân Hiệp Phát ngưng hoạt động

Sau khi cho ngưng hoạt động loạt doanh nghiệp thành lập năm 2019 thì sang năm 2021-2022, Tân Hiệp Phát lại cho thành lập khoảng chục công ty mới với vốn điều lệ vài trăm tỷ đồng mỗi đơn vị, tất cả đều hoạt động ngành nghề bất động sản. Các doanh nghiệp này đều do các thành viên trong gia đình ông Thanh nắm vốn và làm đại diện pháp luật, trong đó phần lớn là do bà Trần Uyên Phương đứng tên.

Nổi cộm trong danh sách này là Công ty TNHH Xây dựng và Quản lý Tài sản Tarryd vốn điều lệ 500 tỷ đồng do bà Phương góp toàn bộ, thành lập vào ngày 27/03/2018 và do ông Trần Quí Thanh làm đại diện pháp luật. Công ty này hiện là cổ đông của rất nhiều công ty bất động sản được thành lập trong năm 2021.

Danh sách các công ty BĐS do Tân Hiệp Phát thành lập giai đoạn 2017-2022 (còn hoạt động)Danh sách các công ty BĐS do Tân Hiệp Phát thành lập giai đoạn 2017-2022
(còn hoạt động)

Ngoài pháp nhân đứng tên và góp vốn trực tiếp thì Tân Hiệp Phát cùng với một số cá nhân liên quan khác cũng thành lập khoảng 5 công ty là Công ty TNHH BĐS PPQ, Công ty TNHH BĐS Tiến Tới, Công ty TNHH BĐS 15 tháng 10, Công ty Đầu tư và Phát triển Oky Saigon, Công ty Đầu tư và Phát triển BĐS UKIF để góp vốn vào các công ty BĐS ở danh sách nêu trên.

Trong đó, với số vốn điều lệ khiêm tốn 20 tỷ đồng thì BĐS UKIF lại là công đông sáng lập của khá nhiều công ty BĐS thành lập trong năm 2021. BĐS UKIF khi mới thành lập do bà Phương làm cổ đông lớn nhất và đại diện pháp luật, sau đó vị trí đại diện này được chuyển sang cho bà Trương Thị Cẩm Hường.

Danh sách các công ty là cổ đông sáng lập của hàng loạt công ty BĐS do Tân Hiệp Phát thành lậpDanh sách các công ty là cổ đông sáng lập của hàng loạt công ty BĐS do Tân Hiệp Phát thành lập

Tổng hợp tử Fili.vn, Thitruongbiz.vn

5/5 – (8 bình chọn)