Quy hoạch phát triển đô thị tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 – 2030

0
84

Đến năm 2025, tỷ lệ đô thị hóa tỉnh Thanh Hóa đạt bình quân chung cả nước. Quy mô, chất lượng các đô thị trong hệ thống đô thị đảm bảo đầy đủ các tiêu chí, tiêu chuẩn quốc gia về phân loại đô thị và phân loại đơn vị hành chính.

Đến năm 2030, tỷ lệ đô thị hóa tỉnh Thanh Hóa đạt mức cao hơn bình quân chung cả nước. Phát triển cân đối, hợp lý các nhóm đô thị là thành phố, thị xã và nhóm đô thị là thị trấn trong vùng nông thôn.

Phát triển thành phố Thanh Hóa và một số đô thị là thành phố trực thuộc tỉnh có trình độ phát triển kinh tế – xã hội, trình độ phát triển hạ tầng đô thị đạt mức cao theo tiêu chuẩn quốc gia về đô thị loại I, loại II, là những đô thị có vai trò ảnh hưởng cấp vùng và quốc gia.

Phương án phát triển đến năm 2025

Giai đoạn 2021 – 2025 dự kiến thành lập mới 07 thị trấn tiểu vùng, sáp nhập huyện Đông Sơn với thành phố Thanh Hóa. Đến năm 2025, toàn tỉnh có 38 đô thị các loại. Cụ thể như sau:

Nhóm thành phố, thị xã ổn định 04 đô thị, gồm:

  • 01 thành phố là đô thị loại I (sáp nhập huyện Đông Sơn vào thành phố Thanh Hóa);
  • 01 thành phố là đô thị loại III (thành phố Sầm Sơn);
  • 01 thị xã là đô thị loại III (thị xã Bỉm Sơn);
  • 01 thị xã là đô thị loại IV (thị xã Nghi Sơn);

Nhóm thị trấn: Gồm khoảng 33 thị trấn huyện lỵ hoặc tiểu vùng, gồm:

  • 22 thị trấn huyện lỵ, giảm 01 thị trấn do thị trấn Rừng Thông chuyển thành phường sau khi sáp nhập huyện Đông Sơn với thành phố Thanh Hóa.
  • 05 thị trấn hiện có, gồm: Vân Du, Thống Nhất, Lam Sơn, Sao Vàng, Nưa.
  • Thành lập mới 07 thị trấn tiểu vùng: Diêm Phố, Cầu Quan, Bồng, Kiểu, Yên Lâm, Quý Lộc, Tiên Trang.

Đến năm 2025, tổng dân số khu vực thành thị gồm cả quy đổi đạt trên 1,67 triệu người, tỷ lệ đô thị hóa đạt 40% trở lên. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng đô thị đến năm 2025, gồm:

Diện tích sàn nhà ở đô thị đạt 28÷32m2/người, nhà ở kiên cố đạt tối thiểu 80%.

Tỷ lệ đất giao thông đô thị loại I, loại II đạt 23÷25% đất xây dựng đô thị; loại III, IV,V đạt 20% trở lên; tỷ lệ vận tải hành khách công cộng đạt trung bình các đô thị đạt khoảng 10%.

Tỷ lệ dân cư đô thị được cấp nước sạch tại các đô thị đạt khoảng 95%, tiêu chuẩn cấp nước trung bình tại các đô thị khoảng 120 lít/người/ngày đêm, cấp nước bao phủ đạt 90% đối với đô thị loại V, đạt 100% đối với đô thị loại IV trở lên.

Tỷ lệ bao phủ của hệ thống thoát nước đạt 80% diện tích lưu vực; tỷ lệ thu gom, xử lý nước thải đạt 70% trở lên; 100% các cơ sở sản xuất mới áp dụng công nghệ sạch hoặc trang bị các thiết bị giảm ô nhiễm; các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý đạt 85%.

Tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị đạt 95%; chất thải rắn, khu công nghiệp chất thải rắn y tế nguy hại được thu gom và xử lý đảm bảo tiêu chuẩn môi trường đạt 100%.

Tỷ lệ chiều dài các tuyến đường chính và khu nhà ở, ngõ xóm được chiếu sáng tại các đô thị loại đặc biệ t, loại I, loại II đạt tỷ lệ 95%. Từng bước phát triển đồng bộ chiếu sáng đối với đô thị loại III, loại IV, loại V đạt 85% chiều dài các tuyến đường chính và đạt 80% chiều dài đường khu nhà ở, ngõ xóm.

Đất cây xanh đô thị đạt bình quân khoảng 10 m2/người; trong đó đất cây xanh công cộng khu vực nội thị khoảng 4 m2/người.

Phương án phát triển đô thị đến năm 2030

Giai đoạn 2026 – 2030 tiếp tục đầu tư, chỉnh trang và nâng cấp các đô thị hiện có, đồng thời nghiên cứu nâng cấp, sáp nhập một số đô thị trên địa bàn tỉnh. Đến năm 2030, toàn tỉnh có 36 đô thị.

Nhóm thành phố, thị xã có khoảng 07 đô thị, gồm:

  • 01 thành phố là đô thị loại I (đô thị tỉnh lỵ);
  • 02 thành phố là đô thị loại III (thành phố Sầm Sơn và thành phố Nghi Sơn);
  • 01 thị xã là đô thị loại IV (huyện Hà Trung sáp nhập vào thị xã Bỉm Sơn);
  • Thành lập mới 03 thị xã gồm: Thị xã Thọ Xuân, thị xã Hoằng Hóa, thị xã Quảng Xương trên cơ sở nâng cấp các huyện Thọ Xuân, Hoằng Hóa và Quảng Xương.

Nhóm thị trấn: Gồm 36 thị trấn huyện lỵ và thị trấn tiểu vùng, gồm:

  • 18 thị trấn huyện lỵ, giảm 04 thị trấn so với năm 2025 do sáp nhập, nâng cấp các huyện lên thị xã.
  • 18 thị trấn tiểu vùng, trong đó thành lập thêm các thị trấn Gốm, Sim, Đà (huyện Triệu Sơn), Hói Đào (huyện Nga Sơn), Hậu Hiền (huyện Thiệu Hóa), Ba Si, Phố Châu (huyện Ngọc Lặc), Na Mèo (huyện Quan Sơn); giảm bớt thị trấn Sao Vàng, thị trấn Lam Sơn.

Đến năm 2030, dân số khu vực thành th ị gồm cả quy đổi đạt trên 2,22 triệu người, tỷ lệ đô thị hóa đạt 50% trở lên. Định hướng các chỉ tiêu phản ánh chất lượng đô thị đến năm 2030, gồm:

Diện tích sàn nhà ở đô thị đạt 32÷35m2/người, nhà ở kiên cố đạt tối thiểu 85%;

Tỷ lệ đất giao thông đô thị loại I, loại II đạt 25%; loại III, IV, V đạt 20% đất xây dựng đô thị trở lên; tỷ lệ vận tải hành khách công cộng đạt trung bình các đô thị đạt khoảng 20%;

Tỷ lệ dân cư đô thị được cấp nước sạch trung bình tại các đô thị đạt 100%, tiêu chuẩn cấp nước trung bình tại các đô thị đạt bình quân 120 lít/người/ngày đêm;

Tỷ lệ bao phủ của hệ thống thoát nước đạt 90% diện tích lưu vực; tỷ lệ thu gom, xử lý nước thải đạt khoảng 80%; 100% các cơ sở sản xuất mới áp dụng công nghệ sạch hoặc trang bị các thiết bị giảm ô nhiễm; các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý đạt 90%;

Tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt đạt 100%; chất thải rắn khu công nghiệp, chất thải rắn y tế nguy hại được thu gom và xử lý đảm bảo tiêu chuẩn môi trường đạt 100%.

Tỷ lệ chiều dài các tuyến đường chính và khu nhà ở, ngõ xóm được chiếu sáng tại các đô thị loại loại I, loại II đạt tỷ lệ 100%. Từng bước phát triển đồng bộ chiếu sáng đối với đô thị loại III, loại IV, loại V đạt 90% chiều dài các tuyến đường chính và đạt 90% chiều dài đường khu nhà ở, ngõ xóm.

Đất cây xanh đô thị đạt bình quân khoảng 12 m2/người; trong đó đất cây xanh công cộng khu vực nội thị khoảng 5 m2/người.

Không gian phát triển hệ thống đô thị tỉnh Thanh Hóa

Hệ thống đô thị tỉnh Thanh Hóa nằm trong không gian phát triển chung của tỉnh, gồm 5 vùng liên huyện; cụ thể như sau :

Các đô thị Vùng 1: Định hướng sáp nhập thành phố Thanh Hóa và huyện Đông Sơn; thành lập các thị xã Hoằng Hóa, thị xã Quảng Xương. Hình thành cụm đô thị tương hỗ gồm thành phố Thanh Hóa – thành phố Sầm Sơn – thị xã Hoằng Hóa – thị xã Quảng Xương.

Các đô thị Vùng 2: Định hướng thành lập thị xã Thọ Xuân làm trung tâm vùng. Phát triển các thị trấn thuộc huyện Yên Định, Thiệu Hóa, Triệu Sơn, Thường Xuân trong tiến trình xây dựng nông thôn mới.

Các đô thị Vùng 3: Định hướng sáp nhập thị xã Bỉm Sơn và huyện Hà Trung làm trung tâm vùng. Phát triển các thị trấn thuộc huyện Nga Sơn, Hậu Lộc, Thạch Thành, Vĩnh Lộc trong tiến trình xây dựng nông thôn mới.

Các đô thị Vùng 4: Định hướng thành lập thành phố Nghi Sơn làm trung tâm vùng. Phát triển các thị trấn thuộc huyện Nông Cống, Như Thanh, Như Xuân trong tiến trình xây dựng nông thôn mới.

Các đô thị Vùng 5: Định hướng phát triển thị trấn Ngọc Lặc theo Quy hoạch đô thị trung tâm vùng. Phát triển các thị trấn thuộc huyện Cẩm Thủy, Lang Chánh, Bá Thước, Quan Sơn, Quan Hóa, Mường Lát trong tiến trình xây dựng nông thôn mới tại miền núi.

BẢN ĐỒ QH THANH HÓA 2021 – 2030

(Quy hoạch đô thị Thanh Hóa)

4.9/5 – (8 bình chọn)

– Quảng cáo –

The post Quy hoạch phát triển đô thị tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 – 2030 appeared first on Cửa Sổ Tin Học.