Mai Huy Tân, nhà đầu tư mắc kẹt tại Cocobay Đà Nẵng là ai…

0
100

/* custom css */
.tdi_2.td-a-rec{
text-align: center;
}.tdi_2 .td-element-style{
z-index: -1;
}.tdi_2.td-a-rec-img{
text-align: left;
}.tdi_2.td-a-rec-img img{
margin: 0 auto 0 0;
}@media (max-width: 767px) {
.tdi_2.td-a-rec-img {
text-align: center;
}
}

Doanh nhân, tiến sĩ Mai Huy Tân sinh năm 1949 (tuổi Kỷ Sửu) xuất thân là dân toán học, ông sáng lập thương hiệu xúc xích Đức Việt và trở thành triệu phú với thương vụ M&A lên đến hơn 32 triệu USD.

Khởi nghiệp làm xúc xích khi ngoài 50 tuổi

Ông nhập ngũ năm 1971 và chiến đấu ở mặt trận Quảng Trị năm 1972. Khi làm nghiên cứu sinh tại Đức (1982-1986), ông cũng đã tiếp thu học hỏi phương pháp làm việc khoa học có kế hoạch, có kỷ luật của người Đức. Khi trở về Việt Nam ông Tân làm việc ở Bộ Năng Lượng.

Những năm 1988 cũng là thời điểm khắc nghiệt khi đất nước đang ở đầu giai đoạn Đổi mới. Ông Tân cho biết cơ quan ông đã nhận thêm một số cán bộ nhưng quỹ lương thì không được giao về. Cán bộ thuộc biên chế nhưng phải tự kiếm lương cho bản thân. “25/50 người phải tự tìm lương cho mình. Tôi xung phong đầu tiên”, ông nói.

Ban đầu, ông Tân tự đề xuất đề tài nghiên cứu và được duyệt. Hàng tháng nhận lương từ dự án này, một năm sau, ông bảo vệ đề tài và được xếp loại tốt, tuy nhiên, nghiên cứu không được ứng dụng trong thực tế.

Kết thúc đề tài, ông lại tìm thấy cơ hội mới khi đến Cục Lao động nước ngoài. “Hồi đó có phong trào xuất khẩu đi Đức, tôi thấy rất đông các em có nhu cầu tìm tài liệu học tiếng. Vậy là 1 tháng tôi tập trung viết và cho ra được bản thảo: Tự học tiếng Đức cho người lao động Việt Nam”, ông kể lại.

Tự bỏ tiền túi ra làm sách, hôm sách được in ra, ông Tân đèo 2 cọc sách 100 cuốn đến cổng Cục Lao động và bán sạch chỉ trong 1 tiếng. 1.000 cuốn sau đó cũng được tiêu thụ trong 1 tuần.

Thương hiệu xúc xích Đức Việt do ông Mai Huy Tân sáng lập Thương hiệu xúc xích Đức Việt do ông Mai Huy Tân sáng lập

Nhờ kinh nghiệm từ cuốn sách đầu tiên, sau này, ông Tân mở ra một trung tâm xuất bản. Ông cho biết trung tâm không có trụ sở, không có vốn và thậm chí còn phải mượn pháp nhân để xin giấy phép xuất bản nhưng nhờ vào việc tìm đúng nhu cầu của thị trường, ông thắng lớn.

Sau này sách bị đạo văn nhiều nên không bán được, ông chuyển sang lĩnh vực thứ hai. Mặc dù là tiến sỹ toán nhưng ông Tân được cấp học bổng sau tiến sỹ ở Đức về đề tài kinh tế thị trường. Nhân thời gian ở Đức, ông đã tìm cách kết hợp với viện Goethe để phát triển văn hoá Đức tại Việt Nam.

Cùng với một vài người bạn, ông Tân lập ra trung tâm văn hoá tiếng Đức, thuê các lớp học ở trường tiểu học Lê Ngọc Hân để dạy tiếng vào buổi tối. Ông cũng hợp tác với Đài truyền hình Hà Nội để dạy tiếng Đức trên truyền hình.

Đến năm 1995, ông bước vào lĩnh vực kinh doanh thứ 3. Đây là thời điểm hãng Mercedes quyết định đầu tư nhà máy lắp ráp ở Việt Nam. Bởi vậy, các doanh nghiệp chế tạo phụ trợ cho ô tô của Đức cũng sang Việt Nam rất nhiều. Được một người bạn nhờ vả, ông Tân bất đắc dĩ trở thành phiên dịch chính cho đoàn. “Tôi trở thành tư vấn bất đắc dĩ cho Mercedes trong 2 năm họ xây dựng ở Việt Nam”, ông nói.

Điều này cũng mở ra cho ông cơ hội khi được các doanh nghiệp Đức biết đến. “Có mấy hãng thuê tôi làm trưởng đại diện cho họ ở Việt Nam. Đấy là lần chuyển nghề thứ 4 khi tôi đồng thời là trưởng đại diện cho 3 hãng ở Hà Nội”.

Tuy nhiên, sau một thời gian làm thuê, ông Tân cho rằng đã đến thời điểm mình được làm chủ. Năm 2000, ông Tân thực sự rời bỏ công việc nhà nước và các công việc khác, khởi nghiệp ở tuổi 52.

Lúc bước ra khởi nghiệp, ông cho biết bản thân có thuận lợi về các mối quan hệ với các doanh nghiệp Đức nhờ tích luỹ từ trước. Nhiều công ty muốn hợp tác với ông. Ban đầu, ông định làm cửa nhựa, nhưng đây không phải là mặt hàng dễ bán.

Nhận thấy hầu hết người Việt Nam ở Đức đều thích ăn xúc xích Đức nướng. Vậy là một ông tiến sỹ toán, một ông người Đức làm xây dựng quyết định làm xúc xích. Theo phân công, người bạn Đức thì lo về máy móc, chuyên gia hướng dẫn, còn ông Tân thì lo nhà xưởng, tính toán các kế hoạch đầu tư.

Thời điểm đó, ông tính được 1kg xúc xích làm ra tốn 35 nghìn đồng, giá bán ra là 50 nghìn đồng. Như vậy, nếu làm được 20 tấn xúc xích/ năm thì chỉ cần 2 năm là thu lại số vốn 100 nghìn USD ban đầu.

Công ty TNHH Đức Việt theo đó được thành lập trong một xưởng nhỏ diện tích 200 m2 tại quận Thanh Xuân (Hà Nội). 8 tuần sau khi động thổ, hướng dẫn công nhân sản xuất, mẻ xúc xích đầu tiên đã ra đời.

Năm đầu tiên đi vào hoạt động, ông Tân cho biết doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Dù vậy, ông vẫn làm được 20 tấn xúc xích như mục tiêu đã đề ra. Sau đó, doanh nghiệp dần mở rộng và tăng trưởng trên 100% về doanh thu và lợi nhuận.

Cuối cùng thành công lớn nhất, theo ông chính là thương vụ M&A với Deasang, trị giá 32 triệu USD.

Mắc kẹt khi đầu tư hàng trăm tỷ đồng tại dự án Cocobay Đà Nẵng

Ông Mai Huy Tân, nhà sáng lập thương hiệu xúc xích Đức Việt, chủ tịch Công ty TNHH Nhịp Cầu Việt Đức đã quyết định đưa đơn ra tòa để nhờ pháp luật vào cuộc để xử lý vụ việc.

Ông Mai Huy Tân cho rằng, Công ty Thành Đô không có thành ý hòa giải liên quan đến các khoản đầu tư của ông ở dự án Cocobay Đà Nẵng. Do đó, tòa án cần lên tiếng bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tư thứ cấp.

Ông  cho hay “đã 74 tuổi và đang ốm đau không biết ra đi lúc nào, muốn lấy lại tiền để trả nợ cho Ngân hàng SHB”.

Ông Tân đã đầu tư hơn 600 tỷ đồng vào dự án Cocobay Đà NẵngÔng Tân đã đầu tư hơn 600 tỷ đồng vào dự án Cocobay Đà Nẵng

Trước đó, gần cuối năm 2019, giới đầu tư địa ốc xôn xao với vụ “vỡ trận” về cam kết lợi nhuận tại dự án Cocobay Đà Nẵng.

Thời điểm đó, TS Mai Huy Tân cho biết ông đã đầu tư vào Cocobay Đà Nẵng thông qua Công ty TNHH Nhịp cầu Việt Đức với số tiền gần 600 tỷ đồng. Hiện Nhịp cầu Việt Đức là nhà đầu tư thứ cấp lớn nhất, sở hữu 42 bất động sản tại dự án này, trong đó có 8 biệt thự Nam An Retreat, 24 tòa khách sạn Boutique Hotel 7 tầng, và 10 căn hộ condotel.

Tổng giá mua cả 10 căn hộ tương đương 1 biệt thự Nam An hoặc 1 Boutique Hotel, riêng giá trị của mỗi khu biệt thự Nam An và Boutique Hotel dao động từ 12-20 tỷ đồng/căn.

Ông Tân được Thành Đô cam kết sẽ được hưởng thu nhập với mức 12,5% ở 24 tòa khách sạn Boutique cao 7 tầng; 8 biệt thự 5 sao ở khu Nam An với mức cam kết là 10% và 10 căn hộ condotel là 12%.

Thực tế dự án Cocobay Đà Nẵng Thực tế dự án Cocobay Đà Nẵng

“Khi đầu tư, tôi có niềm tin vào Công ty Thành Đô và ngân hàng bảo lãnh cho dự án là SHB. Tôi thậm chí đã nghiên cứu cả bộ máy quản trị điều hành của chủ đầu tư này với những người trẻ rất chất lượng. Tôi cũng tin rằng Đà Nẵng là thành phố có tiềm năng phát triển du lịch lớn nhất, trong khi đó dự án Cocobay có vị trí rất đắc địa”, ông Tân nói.

Thông qua Nhịp cầu Việt Đức, ông Tân đã quyết định xuống tiền hơn 600 tỷ đồng đầu tư trong đó vay ngân hàng SHB hơn 402 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi 18 tháng đầu là 8,1%/năm và hiện tại lãi suất ông phải chịu là 10,4%/năm.

Tổng hợp bởi ashtechservice.com (CafeF, VietnamFinance)

4.7/5 – (6 bình chọn)

The post Mai Huy Tân, nhà đầu tư mắc kẹt tại Cocobay Đà Nẵng là ai… appeared first on Cửa Sổ Tin Học.

The post Mai Huy Tân, nhà đầu tư mắc kẹt tại Cocobay Đà Nẵng là ai… appeared first on Cửa Sổ Tin Học.