Ngoài bảng lương về cán bộ, công chức nói chung, LuatVietnam xin gửi đến quý độc giả bảng lương của cán bộ, công chức cấp xã dự kiến trong năm 2022 khi lùi cải cách tiền lương.
1. Cán bộ, công chức cấp xã – họ là ai?
Cán bộ, công chức cấp xã là công dân Việt Nam được định nghĩa tại khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 như sau:
– Cán bộ cấp xã được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ tại các vị trí: Thường trực Hội đồng nhân dân (viết tắt là HĐND), Ủy ban nhân dân (viết tắt là UBND), là Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị, xã hội.
Theo đó, căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 92/2009/NĐ-CP, cán bộ cấp xã gồm: Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy; Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND và UBND; Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
– Công chức cấp xã: Là người được tuyển dụng giữ chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc UBND cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước.
Trong đó, căn cứ khoản 2 Điều 3 Nghị định 92/2009/NĐ-CP, công chức cấp xã gồm: Trưởng Công an, Chỉ huy trưởng Quân sự, văn phòng – thống kê, địa chính – xây dựng – đô thị và môi trường (địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường), tài chính – kế toán, tư pháp – hộ tịch, văn hóa – xã hội.
2. Khi lùi cải cách, lương cán bộ, công chức cấp xã thế nào?
Ngày 13/11/2021, Quốc hội thông qua Nghị quyết số 34/2021/QH15 về dự toán ngân sách Nhà nước năm 202. Một trong những nội dung đáng chú ý nhất của Nghị quyết này là Quốc hội thông qua việc lùi thời điểm cải cách tiền lương.
Theo đó, cán bộ, công chức nói chung và cán bộ, công chức cấp xã nói riêng vẫn tiếp tục hưởng lương theo hệ số và mức lương cơ sở mà không phải bằng số tiền cụ thể theo năng lực, vị trí việc làm đảm nhiệm như tinh thần cải cách tiền lương của Nghị quyết 27 năm 2018.
Cụ thể, công thức tính lương của cán bộ, công chức vẫn áp dụng:
Mức lương = Hệ số x Lương cơ sở
Trong đó:
Hệ số vẫn thực hiện theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP.
Mức lương cơ sở năm 2021 vẫn áp dụng là 1,49 triệu đồng/tháng. Do ảnh hưởng của dịch bệnh nên dự kiến trong năm 2022, mức lương cơ sở cũng không tăng mà vẫn áp dụng là 1,49 triệu đồng/tháng theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP.
Có thể bạn quan tâm
- Meseca giá bao nhiêu
- Xe đầu kéo Mỹ bao nhiêu mã lực?
- Cất chìa khóa hết bao nhiêu tiền?
- 1 Angstrom bằng bao nhiêu km?
- Mẹc C300 giá bao nhiêu
2.1 Lương cán bộ cấp xã
Người có trình độ sơ cấp hoặc chưa đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ
Người đã tốt nghiệp trình độ đào tạo, chuyên môn, nghiệp vụ từ trung cấp trở lên
Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 1 Thông tư 13/2019/TT-BNV, đối tượng này được xếp lương như sau:
Cán bộ xã đang hưởng chế độ hưu trí hoặc trợ cấp mất sức lao động
Chức danh
Hệ số
Thành tiền
Bí thư Đảng ủy
– Phó Bí thư Đảng ủy
– Chủ tịch HĐND
– Chủ tịch UBND
2,34
3.486.600
– Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
– Phó Chủ tịch HĐND
Phó Chủ tịch UBND
2,15
3.203.500
– Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
– Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ
– Chủ tịch Hội Nông dân
– Chủ tịch Hội Cựu chiến binh
1,95
2.905.500
Sau 05 năm (60 tháng) nếu hoàn thành nhiệm vụ được giao, không bị kỷ luật thì cán bộ cấp xã đang hưởng chế độ hưu trí hoặc trợ cấp mất sức lao động sẽ được hưởng lương như sau:
Chức danh
Hệ số
Mức lương
– Bí thư Đảng ủy
2,85
4.246.500
– Phó Bí thư Đảng ủy
– Chủ tịch HĐND
– Chủ tịch UBND
2,65
3.948.500
– Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
– Phó Chủ tịch HĐND
Phó Chủ tịch UBND
2,45
3.650.500
– Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
– Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ
– Chủ tịch Hội Nông dân
– Chủ tịch Hội Cựu chiến binh
2,25
3.352.500
2.2 Lương công chức cấp xã
Điểm c khoản 1 Điều 1 Thông tư 13/2019/TT-BNV nêu rõ tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ của công chức cấp xã là:
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Tốt nghiệp đại học trở lên của ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ từ trung cấp trở lên đối với công chức làm việc tại các xã: miền núi, vùng cao, biên giới, hải đảo, xã đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;
Riêng công chức tư pháp – hộ tịch cấp xã, để đồng bộ với quy định của Luật Hộ tịch, pháp luật chỉ yêu cầu đối tượng này có trình độ từ trung cấp trở lên (theo Công văn số 2363/BNV-CQĐP).
Cũng như cán bộ cấp xã, việc xếp lương của công chức cấp xã đã tốt nghiệp trung cấp trở lên như sau:
Trên đây là bảng lương cán bộ công chức cấp xã năm 2022 khi lùi cải cách tiền lương và nếu mức lương cơ sở không có gì thay đổi./.
Lương của cán bộ xã là bao nhiêu?
Tiền lương của cán bộ, công chức làm việc ở xã, phường, thị trấn được điều chỉnh tăng hơn 20,8% so với hiện hành từ 1.7.2023. Theo Nghị quyết 69/2022/QH15 ngày 11.11.2022 của Quốc hội, từ ngày 1.7.2023 tiền lương cơ sở tăng lên thành 1.800.000 đồng/tháng (hiện nay là 1.490.000 đồng/tháng).
Lương của Bí thư Đảng ủy xã là bao nhiêu?
Theo đó, Bí thư Đảng ủy cấp xã hiện nay được nhận mức lương là: 3.501.500 đồng/tháng đến 4.246.500 đồng/tháng. Từ 01/7/2023 thì mức lương cơ sở thay đổi thành 1.800.000 đồng/tháng (khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 69/2022/QH15 và Nghị định 24/2023/NĐ-CP).
Mức lương cơ bản hiện nay là bao nhiêu?
Lương cơ bản = Lương cơ sở x Hệ số lương
Trước 01/7/2023: Mức lương cơ bản = 1,49 triệu đồng/tháng x hệ số lương (Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP). Từ 01/7/2023: Mức lương cơ bản = 1,8 triệu đồng/tháng x hệ số lương (Điều 3 Nghị quyết 69/2022/QH15 và Nghị định 24/2023/NĐ-CP).
Viên chức cấp xã gồm những ai?
– Cán bộ cấp xã có các chức vụ sau đây:. + Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy;. + Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân;. + Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân;. + Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;. + Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;.