Tỷ phú Trịnh Văn Quyết (FLC), cập nhật 07/2023

0
86

/* custom css */
.tdi_2.td-a-rec{
text-align: center;
}.tdi_2 .td-element-style{
z-index: -1;
}.tdi_2.td-a-rec-img{
text-align: left;
}.tdi_2.td-a-rec-img img{
margin: 0 auto 0 0;
}@media (max-width: 767px) {
.tdi_2.td-a-rec-img {
text-align: center;
}
}

Doanh nhân tỷ phú Trịnh Văn Quyết sinh năm 1975, hiện là Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC kiêm Chủ tịch hãng hàng không Bamboo Airways.

Tiểu sử và quá trình khởi nghiệp

Thông tin thêm : Thông tin vụ án thao túng chứng khoán, lừa đảo của ông Trịnh Văn Quyết »

Thông tin ông Trịnh Văn Quyết

Họ và tên
Trịnh Văn Quyết

Năm sinh
27/11/1975

Quê quán
xã Vĩnh Thịnh, Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc

Trình độ
Cử nhân Luật, Thạc sĩ Quản trị kinh doanh

Chỗ ở hiện tại
Lô 30, BT6, Khu đô thị Mỹ Đình II, xã Mỹ Đình, huyện Từ Liêm, HN

SĐT cơ quan
024 377 11111

Chức vụ hiện tại

  • Chủ tịch HĐQT FLC
  • Chủ tịch HĐQT Bamboo Airways
  • Tổng giám đốc Công ty Luật TNHH SMiC

Quan hệ gia đình

Trịnh Hồng Quý
Bố

Đỗ Thị Giáp
Mẹ

Lê Thị Ngọc Diệp
Vợ

Trịnh Lê Huy
Con

Trịnh Lê Nam
Con

Trịnh Thị Thúy Nga
Em gái

Trịnh Thị Minh Huế
Em gái

Quá trình khởi nghiệp và xây dựng phát triển FLC

Ngay từ năm thứ 2 tại Đại học Luật Hà Nội, ông bắt đầu kinh doanh bằng việc mở một trong những văn phòng gia sư đầu tiên ở Hà Nội và sau đó còn kinh doanh điện thoại. Thời điểm đó, công việc giúp ông chi trả học phí và đem lại nguồn vốn ban đầu mở văn phòng luật sư SMiC ngay sau khi ra trường.

Tại đây, trong vai trò là luật sư tư vấn luật, quản lý đầu tư, ông Trịnh Văn Quyết và các cộng sự tích lũy kiến thức, kinh nghiệm về cơ chế, chính sách, môi trường đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam cũng như cách thức đầu tư của các tập đoàn kinh tế nước ngoài.

Cơ duyên đưa doanh nhân này rẽ hướng sang bất động sản cũng chính là nhờ công việc tư vấn luật. Nhờ mối quan hệ quen biết các khách hàng kinh doanh bất động sản lớn tại Hà Nội, ông tích lũy kinh nghiệm tư vấn, dần dần biết rõ các thủ tục, cách làm và nhận thấy cơ hội kinh doanh ở đó.

Tập đoàn FLC của Chủ tịch HĐQT Trịnh Văn QuyếtTập đoàn FLC của Chủ tịch HĐQT Trịnh Văn Quyết

Năm 2008, ông Quyết đã thành lập công ty TNHH Đầu tư Trường phú Fortune với số vốn 18 tỷ đồng và chuyển đổi thành Công ty cổ phần FLC 2 năm sau đó. Đây là bước ngoặt lớn trong quá trình khởi nghiệp của doanh nhân Trịnh Văn Quyết.

Năm 2009, với việc khởi công FLC Landmark Tower đã đưa ông Quyết trở thành “một ngôi sao” mới ở lĩnh vực bất động sản. Và trong những năm tiếp theo, ông đã xây dựng một tập đoàn FLC lớn mạnh nhờ biết khai thác và phát triển những tiềm năng của các vùng biển đẹp ở Việt Nam bằng các dự án bất động sản du lịch nghỉ dưỡng.

Đến năm 2010, ông cho sáp nhập của các công ty thành viên để thành lập Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC (Tập đoàn FLC).

Tháng 10/2011, FLC chính thức niêm yết trên sàn HNX. 1 năm sau, công ty tiến hành sáp nhập FLC Land, tăng vốn điều lệ từ 170 tỷ lên 772 tỷ đồng. Kể từ đó, FLC mở rộng đầu tư bất động sản bằng việc thâu tóm và phát triển một loạt dự án tại Hà Nội cũng như xây dựng những khu nghỉ dưỡng có tổng mức đầu tư lên tới hàng nghìn tỷ đồng tại các địa phương khác.

Trong vòng hơn một thập kỷ lấn sân sang lĩnh vực bất động sản, dù khởi đầu với dự án nhà ở thương mại nhưng Tập đoàn FLC lại ghi dấu ấn với hàng loạt dự án bất động sản nghỉ dưỡng tại các tỉnh thành trải dài từ Bắc chí Nam như FLC Sầm Sơn, FLC Hạ Long, FLC Quy Nhơn,…

Điểm chung của tất cả những khu vực này là địa hình phức tạp hoặc khí hậu khắc nghiệt, gợi lên rất ít hứng thú với hầu hết các nhà đầu tư. Theo chiến lược “không biến vàng thành trang sức, mà biến sỏi đá thành vàng” của ông Trịnh Văn Quyết thì FLC chưa có dự án nào thành công nhờ vị trí tốt ở Hà Nội, hay các tỉnh mà tất cả phải đầu tư công sức xây dựng mới có thể biến dự án thành đắc địa.

Sau thành công với các dự án nghỉ dưỡng, vài năm gần đây, ông Quyết còn tiếp tục mở rộng chiến lược “đánh bắt xa bờ” bằng hàng loạt các dự án nhà ở, khu đô thị tại những vùng đất chưa được khai phá như dự án FLC Hilltop Gia Lai tại trung tâm TP Pleiku hay dự án FLC Legacy Kontum tại TP Kon Tum, dự án FLC La Vista Sadec tại TP Sa Đéc (Đồng Tháp).

Liên quan đến việc lập hãng hàng không, ông Quyết ấp ủ từ năm 2014, 2015, đến 2016 bắt đầu chuẩn bị về thủ tục và 2017 chính thức nộp hồ sơ lên cơ quan quản lý xin cấp phép thành lập hãng hàng không Bamboo Airways. Bamboo Airways cất cánh chuyến bay đầu tiên vào đầu năm 2019.

Hãng hàng không Bamboo Airways vẫn phát triển tốt trong thời điểm dịch Covid 19Hãng hàng không Bamboo Airways vẫn phát triển tốt trong thời điểm dịch Covid 19

Đây là hãng hàng không hiếm hoi ngược dòng khủng hoảng Covid toàn cầu để đạt tăng trưởng trong 2020. Theo đó, năm 2020, Bamboo Airways đã khai thác vượt tới 10% tổng số chuyến bay và số lượt khách so với cùng kỳ, liên tiếp dẫn đầu bảng thống kê các hãng phục hồi và vượt công suất khai thác sau dịch bệnh.

Tới thời điểm hiện tại, 100% số chuyến bay được thực hiện an toàn tuyệt đối, không xảy ra bất cứ sự cố đe dọa an ninh nào. Bamboo Airways tiếp tục dẫn đầu năm thứ hai liên tiếp về chỉ số đúng giờ, tăng tiệm cận mức tuyệt đối đạt 96% trong năm 2020, vượt 1,7% so với cùng kỳ.

Tài sản của ông Trịnh Văn Quyết như thế nào ?

Chủ tịch Tập đoàn FLC – ông Trịnh Văn Quyết hiện đang sở hữu tổng tài sản trị giá 4.789 tỷ đồng từ cổ phiếu FLC, ROS, GAB và ART và là người giàu thứ 40 trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Cụ thể :

  • CTCP Tập đoàn FLC (MCK:FLC) ông Trịnh Văn Quyết đang nắm 215.436.257 cổ phiếu,
  • CTCP Xây dựng FLC FAROS (MCK:ROS) nắm 23.717.556 cổ phiếu,
  • CTCP Đầu tư khai khoáng & Quản lý tài sản FLC (MCK:GAB) nắm 7.614.000 cổ phiếu
  • CTCP Chứng khoán BOS (MCK:ART) nắm 3.156.000 cổ phiếu.

Tài sản ông Trịnh Văn Quyết sở hữu là bao nhiêu ?Tài sản ông Trịnh Văn Quyết sở hữu là bao nhiêu ?

Về tài sản cá nhân, hiện không thể xác định cụ thể ông Quyết đang sở hữu bao nhiêu tiền, chỉ biết rằng vị chủ tịch này vẫn đổ hàng nghìn tỷ đồng vào các đợt tăng vốn và mở rộng hàng loạt dự án thuộc hệ sinh thái FLC.

Năm 2017 là thời “hoàng kim” khi ông Trịnh Văn Quyết được xếp hạng là người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam. Khi đó ông sở hữu quy mô tài sản vốn hóa đạt 58.852 tỷ đồng (hơn 2 tỷ USD), tăng 25.046 tỷ đồng so với năm 2016, sở hữu 318.514.630 cổ phiếu ROS, 135.187.150 cổ phiếu FLC và 2.630.000 cổ phiếu ART, qua đó chính thức giữ vị trí người giàu nhất sàn chứng khoán trong năm.

Đến năm 2018, tài sản của đại gia Vĩnh Phúc đột ngột ”rơi” xuống còn 15.572 tỷ đồng. Tài sản hiện nay của Chủ tịch FLC chỉ đạt 8,1% so với thời điểm đó.

Ông Trịnh Văn Quyết đã thao túng cổ phiếu như thế nào?

Tập đoàn FLC được thành lập từ năm 2008 với ngành nghề kinh doanh là bất động sản, chứng khoán, du lịch, giáo dục, công nghệ pháp lý, hàng không…

Thông tin ban đầu, hành vi “thao túng thị trường chứng khoán” của ông Quyết được xác định diễn ra từ đầu tháng 12/2021 đến ngày 10/1/2022.

Ông Quyết chỉ đạo nhiều người thân trong gia đình và một số người khác điều hành nhân viên Công ty CP Chứng khoán BOS và các công ty con sử dụng khoảng 20 tài khoản chứng khoán của 11 tổ chức để thực hiện việc “thổi giá” cổ phiếu.

Những cá nhân này thông đồng với nhau bằng việc liên tục mua, bán chứng khoán FLC với tần suất lớn, nhằm tạo ra cung cầu giả để đẩy giá cổ phiếu lên cao.

Trong khoảng thời gian đã nêu, nhóm ông Quyết tham gia 28/28 phiên giao dịch, số lượng đặt mua chiếm 12% và số lượng đặt bán chiếm 7% tổng khối lượng thị trường.

Hành vi này đẩy giá cổ phiếu FLC từ hơn 14.000 đồng/cổ phiếu ngày 1-12-2021 liên tục tăng, thậm chí tăng trần nhiều phiên, mức nhất lên tới 24.000 đồng/cổ phiếu.

Sau khi giá cổ phiếu FLC “đạt đỉnh”, ông Quyết chỉ đạo người thân bán ra 175 triệu cổ phiếu. Trong đó, số lượng đã khớp lệnh là 74,8 triệu cổ phiếu, với giá trung bình là 22.500 đồng/cổ phiếu. Toàn bộ số cổ phiếu này được “bán chui”, không công bố trước khi thực hiện giao dịch.

Nhờ “chiêu trò” trên, ông Quyết thu về gần 1.700 tỉ đồng sau khi bán cổ phiếu, hưởng lợi hơn 530 tỉ đồng.

Tuy nhiên, ngay sau khi sự việc xảy ra, thị trường chứng khoán “chao đảo” trong nhiều phiên liên tiếp,  Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC) đã hủy giao dịch toàn bộ số cổ phiếu do ông Quyết bán ra. Những nhà đầu tư đã mua số cổ phiếu (lô mà ông Quyết “bán chui”) may mắn được hoàn lại tiền.

Căn cứ hành vi vi phạm, SSC ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Quyết 1,5 tỉ đồng, là cao nhất theo Nghị định 128 về xử phạt trong lĩnh vực chứng khoán. Ngoài ra, ông còn bị đình chỉ hoạt động giao dịch chứng khoán 5 tháng.

Đây là lần thứ hai ông Quyết bị phạt với hành vi tương tự. Hồi tháng 11/2017, ông Quyết bị phạt 65 triệu đồng vì bán 57 triệu cổ phiếu FLC nhưng không báo cáo với cơ quan quản lý thị trường.

Bộ Tài chính đã chỉ đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và các đơn vị chức năng của Bộ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với cơ quan điều tra trên tinh thần thượng tôn pháp luật, thực hiện đúng quy định của pháp luật, sai đến đâu sẽ xử lý nghiêm tới đó, giữ vững kỷ cương, kỷ luật và tính minh bạch của thị trường chứng khoán.

Tổng hợp bởi ashtechservice.com (Wikipedia, Vnexpress, CafeF, Bnews)

4.7/5 – (7 bình chọn)

The post Tỷ phú Trịnh Văn Quyết (FLC), cập nhật 07/2023 appeared first on Cửa Sổ Tin Học.

The post Tỷ phú Trịnh Văn Quyết (FLC), cập nhật 07/2023 appeared first on Cửa Sổ Tin Học.