Tiểu sử Hai Bà Trưng và cuộc khởi nghĩa chống quân Nam Hán

0
92

Tiểu sử Hai Bà Trưng và cuộc khởi nghĩa chống quân Nam Hán
Tiểu sử Hai Bà Trưng và cuộc khởi nghĩa chống quân Nam Hán



Hai Bà Trưng là hai chị em sinh đôi, Trưng Trắc và Trưng Nhị, con gái của Lạc tướng huyện Mê Linh, thuộc tỉnh Vĩnh Phúc ngày nay. Căm giận quân giặc bạo ngược, vì nợ nước nay lại thêm mối thù nhà nên hai bà đã phát động cuộc khởi nghĩa chống lại quân Nam Hán.

Tiểu sử Hai Bà Trưng

Trưng Trắc và Trưng Nhị là hai chị em sinh đôi, sinh vào ngày mồng một tháng tám năm Giáp Tuất, năm 14 sau công nguyên. Mẹ của hai bà là bà Man Thiện. Hai bà mồ côi cha sớm nhưng được mẹ quan tâm nuôi nấng, dạy cho nghề trồng dâu, nuôi tằm, dạy con lòng yêu nước, rèn luyện sức khoẻ, rèn luyện võ nghệ.

Chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách, con trai Lạc tướng huyện Chu Diên (tỉnh Hà Tây ngày nay).

Trong sử sách, hai bà được biết đến như những thủ lĩnh khởi binh chống lại chính quyền đô hộ của Đông Hán, lập ra một quốc gia với kinh đô tại Mê Linh và Trưng Trắc tự phong là Nữ vương.

Thời kì của hai bà xen giữa Bắc thuộc lần 1 và Bắc thuộc lần 2 trong lịch sử Việt Nam. Đại Việt sử ký toàn thư coi Trưng Trắc là một vị vua trong lịch sử, với tên gọi Trưng Nữ vương.

Cuộc khởi nghĩa chống quân Nam Hán

Năm 19 tuổi, Trưng Trắc được gửi cho con trai quan Lạc tướng huyện Chu Diên là Thi Sách tức là năm Canh Thìn (32. CN). Vợ chồng đoàn tụ mới được vài năm thì Thi Sách bị Tô Định giết chỉ vì con hai nhà tướng kết hôn với nhau, trở thành một lực lượng lớn, không có nơi cho sự thống trị của nhà Hán.

Căm giận quân giặc bạo ngược, vì nợ nước nay lại thêm mối thù nhà, bà Trắc đã cùng với em là Nhị phát động trong toàn quận Giao Chỉ, tập hợp các Lạc hầu, Lạc tướng, kêu gọi quân sĩ và nhân dân nổi lên cùng đánh giặc. Các quận Cửu Chân, Nhật Nam được tin quận Giao Chỉ khởi nghĩa đều nổi lên hưởng ứng.

Lễ hội kỷ niệm cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng
Lễ hội kỷ niệm cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng

Bà Trưng Trắc tiến hành tổ chức chứa tích lương thực, vận động thu dùng các anh hùng hào kiệt trung thiên hạ, những người cùng chí hướng, chiêu binh tuyển tướng ở các địa phương, nên người theo về ngày một đông. Tháng 3 năm 40, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa ở huyện Mê Linh.

Cuộc khởi nghĩa chống quân Nam Hán của Hai Bà Trưng được chia thành hai giai đoạn. Lần đầu tiên vào năm 40 sau Công Nguyên, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa ở huyện Mê Linh. Cuộc khởi nghĩa bùng nổ và thu hút được hào kiệt khắp nơi về gia nhập. Nghĩa quân đã nhanh chóng đánh bại được quân nhà Hán, làm chủ Mê Linh, rồi tiến về Cổ Loa và Lụy Châu. Quân Hán ở các quận huyện khác cũng gặp thất bại. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40 đến đây đã dành được thắng lợi hoàn toàn.

Lần thứ hai vào năm 42 sau Công Nguyên, nhà Hán tăng cường chi viện, Mã Viện là người chỉ đạo cánh quân xâm lược này gồm có: 2 vạn quân tinh nhuệ, 2 nghìn xe thuyền và nhiều dân phu. Chúng tấn công quân ta ở Hợp Phố, nhân dân ở Hợp Phố đã anh dũng chống trả nhưng vẫn gặp thất bại trước quân Hán.

Hai Bà Trưng đã trở thành biểu tượng của sự anh dũng và tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam. Cuộc khởi nghĩa của hai bà đã khơi dậy tinh thần đấu tranh của nhân dân Việt Nam chống lại ách đô hộ của nhà Hán.

Các câu hỏi (FAQs)

1. Hai Bà Trưng là ai?

Hai Bà Trưng là hai chị em sinh đôi, Trưng Trắc và Trưng Nhị, con gái của Lạc tướng huyện Mê Linh, thuộc tỉnh Vĩnh Phúc ngày nay.

2. Cuộc khởi nghĩa chống quân Nam Hán của Hai Bà Trưng được chia thành bao nhiêu giai đoạn?

Cuộc khởi nghĩa chống quân Nam Hán của Hai Bà Trưng được chia thành hai giai đoạn.

3. Hai Bà Trưng đã làm gì trong cuộc khởi nghĩa chống quân Nam Hán?

Hai Bà đã phát động cuộc khởi nghĩa chống quân Nam Hán, tập hợp các Lạc hầu, Lạc tướng, kêu gọi quân sĩ và nhân dân nổi lên cùng đánh giặc. Các quận Cửu Chân, Nhật Nam được tin quận Giao Chỉ khởi nghĩa đều nổi lên hưởng ứng.

Các từ khóa nổi bật: Hai Bà Trưng, cuộc khởi nghĩa

4.8/5 - (5 bình chọn)