Quy hoạch giao thông tỉnh Quảng Nam đến năm 2030

0
90

/* custom css */
.tdi_2.td-a-rec{
text-align: center;
}.tdi_2 .td-element-style{
z-index: -1;
}.tdi_2.td-a-rec-img{
text-align: left;
}.tdi_2.td-a-rec-img img{
margin: 0 auto 0 0;
}@media (max-width: 767px) {
.tdi_2.td-a-rec-img {
text-align: center;
}
}

Quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 bao gồm đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường không và cảng biển.

Hiện trạng giao thông tỉnh Quảng Nam

Giao thông đường bộ

Đường cao tốc

Đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi đoạn qua địa bàn tỉnh Quảng Nam dài 91,3km. Điểm đầu tại Điện Tiến, Điện Bàn (km7+900), điểm cuối tại Tam Nghĩa, Núi Thành (km99+200). Toàn tuyến đạt chuẩn đường cao tốc loại A (với 4 làn đường và tốc độ thiết kế đạt 120km/h).

Đường quốc lộ

Tính đến năm 2021 tỉnh Quảng Nam có 10 tuyến quốc lộ (trong đó có 05 tuyến do Trung ương quản lý) với tổng chiều dài 876,329km.

TT
Số hiệu đường
Chiều dài (km)
Điểm đầu
Điểm cuối

1
Quốc lộ 1A
86,5
Ranh TP Đà Nẵng
Ranh TP Quảng Ngãi

2
Quốc lộ 14G
40
Ranh TP Đà Nẵng
TT Rrao – Đông Giang 

3
Đường HCM 
172,14
ranh tỉnh Thừa Thiên Huế (Atep)
ranh tỉnh Kontum (Đắc Zôn)

4
Đường Đông Trường Sơn
145
Thạnh Mỹ – Nam Giang
Trà Vinh – Nam Trà My

5
Quốc lộ 14B
41,845
ranh TP Đà Nẵng (Đại Hiệp)
điểm cuối tại Thạnh Mỹ

6
Quốc lộ 14D
74,387
Bến Giằng
cửa khẩu Đắc ốc (huyện Nam Giang) 

7
Quốc lộ 14E
89,432
xã Bình Minh huyện Thăng Bình
thị trấn Khâm Đức huyện Phước Sơn

8
Quốc lộ 40B
139,31
Giao QL,1
Ranh Kon Tum (Tu Mơ Rông)

9
Quốc lộ 24C
14,175
giao với quốc lộ 40B
ranh tỉnh Quảng Ngãi

10
Quốc lộ 14H
73,54
Cảng Cửa Đại – Hội An
Giao Trường Sơn Đồng (Quế Lâm)

Tổng
876,329
 
 

Đường tỉnh

Tỉnh Quảng Nam có 23 tuyến đường tỉnh, 01 tuyến tránh TT Tam Kỳ và cầu đường dẫn nút Tam Hiệp với tổng chiều dài 508,6km.

TT
Số hiệu đường
Chiều dài (km)
Điểm đầu
Điểm cuối

1
ĐT.603
4,27
Ngã ba Tứ Câu
Điện Ngọc

2
ĐT.603B
11,931
Điện Ngọc
bến thủy Cửa Đại

3
ĐT.605
7,712
Điện Hòa (ranh Đà Nẵng)
Điện Hồng 

4
ĐT.606
64,35
Ngã ba Azứt
trung tâm xã Tr’hy

5
ĐT.607
15,26
Điện Ngọc
Hội An

6
ĐT.607B
5,75
ngã ba Lai Nghi
Ngã 3 Thương Tín, Điện Dương

7
ĐT.608
7,956
Vĩnh Điện
tại ngã 3 Cửa Đại – Hội An

8
ĐT.609
74,263
thị trấn Vĩnh Điện
An Điềm (Đại Hưng)

9
ĐT.609B
11,874
Ngã ba Đại Hiệp
Ngã tư Kiểm Lâm

10
ĐT.609C
15,8
giao ĐT.609B tại km9+750
giao quốc lộ 14B tại km51+230

11
ĐT.610B
14,84
Đình An- Nhân Phước
Vân Ly-Điện Quang

12
ĐT.611
37,7
Ngã ba Hương An
Ngã ba Trung Phước

13
ĐT.611B
7,795
thị trấn Đông Phú
ngã ba Phú Bình

14
ĐT.612
20,4
Thăng Bình
Tiên Phước

15
ĐT.613
15,084
Bình Nguyên
ngã ba Bình Minh

16
ĐT.613B
40,153
ngã 3 Bình Minh
bến đò Tam Hải

17
ĐT.614
25,332
thị trấn Tiên Kỳ
tại ngã 3 Việt An

18
ĐT.615
29,921
Tĩnh Thủy –  Tam Thăng
ngã tư Sơn Cẩm Hà

19
ĐT.616
14,24
Tam Kỳ
Tiên Phước

20
ĐT.617
22,335
Tam Hiệp
Tam Trà

21
ĐT.618
5,291
Ngã tư Tam Quang
ngã ba An Tân

22
ĐT.619
42,88
giao với ĐT.603B tại km9+120
giao quốc lộ 40B

23
ĐT.620
7,836
cảng Kỳ Hà
sân bay Chu Lai

24
Tuyến tránh thị trấn Tiên Kỳ
2,751
quốc lộ 40B 
quốc lộ 1

25
Cầu đường dẫn nút Tam Hiệp
2,878
km1011+240 quốc lộ 1
km1012+400 quốc lộ 1

Tổng
508,602
 
 

Giao thông đường sắt

Đường sắt qua tỉnh Quảng Nam thuộc tuyến đường sắt Thống Nhất, là tuyến đường sắt quan trọng trong việc phát triển kinh tế giữa 2 miền Nam Bắc. Tuyến có khổ đường 1.000 mm, chạy qua tỉnh Quảng Nam 85km. Độ dốc tuyến thuộc tỉnh Quảng Nam là 40/00, 50/00, 60/00.

Tuyến có nhiều đoạn nền thấp, mái ta luy bị sạt lở, thoát nước kém.

Các ga thuộc tỉnh là các ga dọc đường, phần lớn các ga có 3 đường, nhưng chiều dài đường sắt trong ga chưa có ga nào dài 500m.

Danh mục ga đường sắt thuộc tỉnh Quảng Nam

TT
Tên ga
Lý trình
Số đường
Chiều dài đường chính về
Chiều dài đường chính đi
Chiều dài đường phải ga

1
Nông Sơn
800 + 630
3
408
410
438

2
Trà Kiệu
824 + 770
3
408
410
438

3
Phú Cang
841 + 740
3
408
410
438

4
An Mỹ
857 + 100
3
374
404
404

5
Tam Kỳ
864 + 670
3
408
410
438

6
Diêm Phố
879 + 450
3
374
404
404

7
An Tân
890 + 420
3
408
410
438

Giao thông thủy nội địa

Tuyến đường thủy nội địa

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có 04 tuyến đường thủy nội địa quốc gia với tổng chiều dài 162,5km.

1) Sông Thu Bồn (bao gồm sông Hội An): Điểm đầu tại Cửa Đại, điểm cuối tại phà Nông Sơn, chiều dài 76km. Tuyến sông chạy trên địa bàn thành phố Hội An và các huyện: Điện Bàn, Duy Xuyên, Quế Sơn, Nông Sơn. Tuyến sông Thu Bồn được chia thành 3 đoạn.

2) Hội An – Cù Lao Chàm: Điểm đầu tại Cửa Đại, điểm cuối tại Cù Lao Chàm (phà Cù lao Chàm), chiều dài 17km. Tuyến đường thủy nội địa có phục vụ khách du lịch. Tuyến đạt tiêu chuẩn cấp I ĐTNĐ.

3) Sông Trường Giang: Điểm đầu tại km0 cách cảng Kỳ Hà 6,8km về phía thượng lưu, điểm cuối tại km60+200 (ngã ba An Lạc), chiều dài 60,2km. Tuyến đạt tiêu chuẩn cấp IV ĐTNĐ. Tuyến sông chạy dọc theo bờ biển phía Nam tỉnh Quảng Nam, nối liền với thành phố Hội An, Tam Kỳ và các huyện Duy Xuyên, Thăng Bình, Núi Thành. Là tuyến sông có luồng lạch không ổn định do lòng sông bị bồi cạn, nguyên nhân do việc hình thành đập Cổ Linh làm ảnh hưởng đến chế độ thuỷ triều từ Cửa Đại tới cửa Kỳ Hà. Hiện tại trên tuyến có nhiều chướng ngại vật và nhiều bãi cạn do các công trình vượt sông như cầu, đập thuỷ lợi, đường điện … không đảm bảo các thông số kỹ thuật.

4) Sông Vĩnh Điện: Điểm đầu tại km19+700 cầu Tứ Câu (địa phận Đà Nẵng – Quảng Nam), điểm cuối tại km31+700 (ngã ba sông Thu Bồn), chiều dài 12km. Toàn tuyến đạt tiêu chuẩn cấp V ĐTNĐ. Sông chảy qua 5 xã và 1 thị trấn thuộc huyện Điện Bàn. Đoạn sông này hẹp, có dòng chảy ổn định, thuận lợi cho việc khai thác vận tải thủy. Sông Vĩnh Điện nối giữa sông Thu Bồn và sông Hàn tạo thành tuyến vận tải thủy giữa thành phố Hội An, Vĩnh Điện và Đà Nẵng.

Trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có 13 tuyến đường thủy nội địa với hơn 203km sông kênh do địa phương quản lý.

Cảng, Bến thủy nội địa

  • Trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có 02 cảng thủy nội địa gồm cảng cá An Hòa và cảng khách Hội An.
  • Cảng cá An Hòa là cảng cá loại II do địa phương quản lý. Vị trí: Phía Đông giáp nhà máy đóng tàu Thiên Hậu Phước, Phía Bắc giáp sông Trường giang, Phía Tây giáp bến đò qua Cồn Si (thôn 6, xã Tam Hải), Phía Nam giáp Khu dân cư (thôn Đông Xuân). Lý trình tại Km 68+500, bờ phải sông Trường Giang. Tổng diện tích kho bãi là 12.000 m2, diện tích nhà văn phòng làm việc: 290m2. Phương án xếp dỡ tại cảng: Bằng băng chuyền và tời điện.
  • Cảng khách Hội An: vị trí nằm tại vịnh Cửa Đại, chủ yếu phục vụ khách du lịch nội tỉnh, trên các tuyến vận tải thủy nội tỉnh, tuyến ra Cù Lao Chàm.

Bến thủy nội địa

  • Bến hàng hóa
  • Bến chuyên dùng
  • Bến hành khách
  • Tính đến tháng 5/2021, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có 76 bến hành khách đang hoạt động trên các tuyến đường thủy nội địa quốc gia và đường thủy nội địa địa phương. Cụ thể như sau:
  • Tuyến đường thủy nội địa quốc gia:34 bến
  • Tuyến ven bờ biển phía Tây Cù Lao Chàm: 3 bến
  • Sông Hội An: 8 bến
  • Sông Thu Bồn: 23 bến
  • Tuyến đường thủy nội địa địa phương: 42 bến

Bến khách ngang sông

  • Tính đến tháng 5/2021, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có 35 bến khách ngang sông đang hoạt động trên các tuyến đường thủy nội địa quốc gia và đường thủy nội địa địa phương. Trong đó, có 21 bến trên tuyến đường thủy nội địa quốc gia và 14 bến trên tuyến đường thủy nội địa địa phương cụ thể:
  • Sông Thu Bồn: 11 bến
  • Sông Trường Giang: 10 bến
  • Sông Vu Gia: 12 bến
  • Sông Tam Kỳ: 2 bến

Bến tổng hợp

  • Tính đến tháng 5/2021, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có 27 bến hành khách đang hoạt động trên các tuyến đường thủy nội địa quốc gia và đường thủy nội địa địa phương. Cụ thể như sau:
  • Tuyến đường thủy nội địa quốc gia: 16 bến
  • Tuyến đường thủy nội địa địa phương: 11 bến

Giao thông hàng không

Trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có cảng hàng không Chu Lai, cấp 4C, là sân nay nội địa; nằm tại xã Tam Nghĩa, Huyện Núi Thành, Tỉnh Quảng Nam. Cảng Hàng không Chu Lai có diện tích lớn nhất trong các sân bay Việt Nam với 2.006ha, nằm trong Khu kinh tế mở Chu Lai thuộc tỉnh Quảng Nam. Sân bay này hiện có 1 nhà ga hành khách công suất 1,2 triệu lượt khách/năm.

Hiện cảng Chu Lai có 02 đường bay đang khai thác: SGN-VCL; HAN-VCL.

Sản lượng năm 2019 đạt 944.313 khách, tăng 24% so với năm 2018. Năm 2020 đạt 800.000 lượt khách.

Giao thông đường biển

Hiện có 01 luồng hàng hải nằm trên địa bàn tỉnh: luồng hàng hải Kỳ Hà.

Tỉnh Quảng Nam hiện có 3 khu bến cảng gồm: bến cảng Chu Lai, bến cảng Kỳ Hà và bến cảng gas. Cụ thể như sau:

Bến cảng Chu Lai: có vị trí tại Thôn 4, Xã Tam Hiệp, Huyện Núi Thành, Quảng Nam, là bến cảng tổng hợp chuyên tiếp nhận các loại hàng rời, hàng khô… có diện tích 140ha. Năng lực thông qua của bến đạt 2.000.000 tấn/năm. Cầu cảng số 1 với chiều dài 417m có thể tiếp nhận tàu có tải trọng 20.000 DWT.

Bến cảng Kỳ Hà: có vị trí tại Tam Quang, Núi Thành, Quảng Nam, là bến tổng hợp chuyên tiếp nhận các loại hàng rời, hàng khô… có diện tích 32ha. Năng lực thông qua của bến đạt 850.000 tấn/năm. Bến cảng gồm 2 cầu cảng do 2 đơn vị khai thác. Cầu cảng số 1 với chiều dài 214m có thể tiếp nhận tàu có tải trọng đến 3.000 DWT. Cầu cảng số 2 dài 160m có thể tiếp nhận tàu có tải trọng 15.000 DWT.

Bến cảng gas của công ty liên doanh khí đốt Đà Nẵng: có vị trí tại Thôn 2, Cảng Kỳ Hà, H. Núi Thành, Quảng Nam, là bến cảng chuyên dùng, tiếp nhận các loại hàng lỏng (xăng dầu, khí hóa lỏng, dầu thực vật…), có diện tích 1,56ha. Cầu cảng có chiều dài 60m có thể tiếp nhận tàu có tải trọng đến 5.000 DWT.

Quy hoạch giao thông tỉnh Quảng Nam đến năm 2030

Quan điểm phát triển

(1) Phát triển giao thông vận tải phải đảm bảo thống nhất, đồng bộ với mục tiêu, định hướng phát triển của tỉnh, đảm bảo kết nối hiệu quả với hạ tầng giao thông và các hạ tầng khác của tỉnh, các tỉnh lân cận, trong vùng và cả nước; đảm bảo tính tổng thể, đồng bộ giữa các ngành trên địa bàn; phát triển hài hòa các địa phương, các vùng, đáp ứng các yêu cầu phát triển của tỉnh trong thời kỳ quy hoạch.

(2) Xây dựng hệ thống giao thông vận tải đồng bộ, hợp lý, phù hợp với nhu cầu vận tải thực tế. Tập trung nguồn lực đầu tư trọng tâm, trọng điểm các công trình hạ tầng giao thông quan trọng, có tính đột phá; các tuyến kết nối đến Khu công nghiệp, Khu du lịch, các trục chính trong đô thị và các trục nối các vùng kinh tế trọng điểm; các khu vực tích tụ nguồn lực hiện hữu như đô thị có mật độ dân cư và năng suất cao; các tuyến đảm bảo quốc phòng an ninh và phù hợp với khả năng cân đối, huy động nguồn lực của tỉnh. Tập trung nguồn lực để đưa vào cấp kỹ thuật hệ thống giao thông hiện có.

(3) Tận dụng tối đa điều kiện địa lý của địa phương; phát triển hệ thống giao thông vận tải một cách đồng bộ, thống nhất giữa các chuyên ngành với vai trò chủ đạo là đường bộ; bảo đảm được sự liên hoàn, liên kết giữa các phương thức vận tải, đối nội, đối ngoại, giữa các vùng địa hình khác nhau, giữa đô thị với KCN, với nông thôn tạo thành mạng lưới giao thông thông suốt và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần xây dựng nông thôn mới của tỉnh.

(4) Phát triển vận tải theo cơ chế thị trường, cạnh tranh lành mạnh, có sự quản lý của nhà nước; nâng cao chất lượng dịch vụ, có nhiều phương thức vận chuyển với chi phí hợp lý, an toàn, giảm thiểu tác động môi trường và tiết kiệm năng lượng; phát triển bến bãi, kho vận, từng bước hình thành vận tải theo phương thức hiện đại; tạo điều kiện để phát triển các cơ sở công nghiệp giao thông vận tải chế tạo, lắp ráp, sản xuất phụ tùng phương tiện vận tải với quy mô lớn, hiện đại.

(5) Phát huy nội lực, thu hút mọi thành phần kinh tế, từ nhiều nguồn khác nhau, nhiều hình thức tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông; dành quỹ đất hợp lý để phát triển, đầu tư xây dựng giao thông; đảm bảo hành lang an toàn giao thông và bảo vệ môi trường, cảnh quan. Phát triển giao thông vận tải gắn kết với củng cố quốc phòng, an ninh, xây dựng thế trận phòng thủ, thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân.

Mục tiêu phát triển

Phát triển đột phá mạng lưới đường bộ, tăng mật độ  và cầu lớn, tăng chiều dài đường cấp cao, từng bước nâng cấp hạ tầng đường sắt, đường thủy, nâng cao mật độ, chất lượng mạng lưới giao thông đường bộ. Tập trung nâng cấp các tuyến quốc lộ, đường tỉnh, một số tuyến đường huyện, đầu tư mở mới một số tuyến phục vụ khai phá tiềm năng của tỉnh và  kết nối phục vụ phát triển công nghiệp, khu vực dân c­ư, đô thị, du lịch. Tiếp tục đẩy mạnh phát triển đường thủy nội địa và đường sắt đảm bảo đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa, hành khách, chia sẻ thị phần hợp lý với vận tải đường bộ. Phát triển dịch vụ logistics và tiếp tục nghiên cứu đầu tư xây dựng cảng cạn trên địa bàn tỉnh.

Giai đoạn 2022-2030

Về vận tải: đến năm 2030 khối lượng vận chuyển hàng hóa đạt khoảng 35,8 triệu tấn, tốc độ phát triển giai đoạn 2022-2030 đạt 7,94%/năm, trong đó vận tải đường bộ chiếm tỷ trọng chủ yếu với 88,7%; hành khách đạt khoảng 42 triệu khách, tốc độ phát triển giai đoạn 2022-2030 đạt 8,6%/năm. Khối lượng luân chuyển hàng hóa nội địa đạt khoảng 3,4 tỷ tấn.km; hành khách nội địa 3,7 tỷ khách.km.

Kết cấu hạ tầng giao thông:

Đường bộ: tập trung hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ: nâng cấp mặt đường, xây dựng mở mới các tuyến đường tỉnh có tính kết nối đến khu vực cảng hàng không sân bay Chu Lai, kết nối đến các khu công nghiệp Tam Thăng, Tam Anh…, cải tạo nâng cấp các cầu trên tuyến đảm bảo an toàn và lưu thông.

Đường biển: tập trung nâng cấp, mở rộng các khu bến cảng nhằm phục vụ trực tiếp cho khu kinh tế mở Chu Lai và các vùng phụ cận. Bao gồm các bến khách phục vụ tuyến từ đất liền ra đảo.

Hàng không: nâng cấp cảng hàng không Chu Lai đảm bảo đến năm 2030 đạt cấp sân bay 4F và sân bay quân sự cấp I, công suất đạt 5.000.000 hành khách/năm; 1,5 triệu tấn hàng hóa/năm.

Đường sắt: nâng cấp và hiện đại hóa nhằm nâng cao hiệu quả khai thác các đoạn đường sắt thuộc tuyến đường sắt Bắc-Nam hiện có qua tỉnh Quảng Nam.

Tầm nhìn đến năm 2050

Hoàn thiện mạng lưới giao thông của tỉnh đồng bộ, hiện đại, bảo đảm sự kết nối và phát triển hợp lý giữa các phương thức vận tải. Chất lượng vận tải và dịch vụ được nâng cao, bảo đảm thuận tiện, an toàn, chi phí hợp lý.

Quy hoạch giao thông đường bộ tỉnh Quảng Nam

Mạng lưới giao thông đường bộ tỉnh Quảng Nam bao gồm các trục đường chính theo hướng Bắc – Nam (đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi, quốc lộ 1A, đường bộ ven biển Việt Nam, đường Hồ Chí Minh, Đông Trường Sơn) và các trục ngang chính theo hướng Đông – Tây (ĐT609 – QL14B – QL14D, QL14E, Nam Quảng Nam) tạo nên hệ thống giao thông khung của tỉnh, đồng thời kết hợp với hệ thống giao thông đường tỉnh, đường huyện, đường xã và thôn xóm tạo sự đi lại thuận lợi cho các địa phương.

Mạng lưới cao tốc

  • Quy hoạch đến năm 2030, trên địa bàn tỉnh có 01 tuyến cao tốc Bắc – Nam phía Đông (CT.01) dài 2.063km. Đoạn qua địa bàn tỉnh có chiều dài 91,3km, bắt đầu tại Điện Tiến – Điện Bàn và kết thúc tại Tam Nghĩa – Núi Thành, đoạn tuyến đạt tiêu chuẩn đường cao tốc loại A, nâng cấp đạt quy mô 6 làn xe.
  • Định hướng đến năm 2050, trên địa bàn tỉnh có 03 tuyến cao tốc chạy qua, bao gồm:
  • Đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông (CT.01)
  • Đường cao tốc Đà Nẵng – Thạch Mỹ – Ngọc Hồi– Bờ Y (Kon Tum) (CT.21)
  • Đường cao tốc Quảng Nam – Quảng Ngãi (CT.22)

Mạng lưới quốc lộ

  • Đến năm 2030 mạng lưới đường quốc lộ đạt tối thiểu cấp IV, đến năm 2050 đạt tối thiểu cấp III, đoạn qua đô thị theo quy hoạch xây dựng đô thị hoặc làm các tuyến tránh khu vực đô thị đông dân cư. Quy hoạch đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh có 11 tuyến quốc lộ với tổng chiều dài 968,329 gồm: QL.1, QL.14B, QL.14D, QL.14E, QL.14G, QL.40B, QL.14H, QL.24C, đường bộ ven biển Việt Nam, đường Đông Trường Sơn, đường Hồ Chí Minh. Trong đó, chú trọng đến nâng cấp QL.14E và QL.14D.

Hệ thống đường biên giới

  • Đường tuần tra biên giới
  • Tuyến đường này nằm ngoại hệ thống quốc lộ, tuy nhiên tính chất và chức năng của tuyến đường này rất quan trọng, tuyến đường có chức năng an ninh quốc phòng, đồng thời kết nối các xã dọc biên giới thuộc các huyện Tây Giang, Nam Giang với nhau.
  • Theo quy hoạch chung của Bộ Quốc Phòng, tuyến chạy dọc theo biên giới của Việt Nam, chiều rộng nền đường 5,5m, mặt đường 3,5m, chiều dài tuyến qua tỉnh Quảng Nam là 145km.
  • Đường ra biên giới:
  • Tuyến QL14D kết nối với Lào thông qua Cửa khẩu Nam Giang.
  • Tuyến ĐT 606 nối dài kết nối với Lào thông qua Cửa khẩu phụ Tây Giang.

Đường tỉnh

  • Quy hoạch đến năm 2030, trên địa bàn tỉnh có 35 tuyến đường tỉnh với tổng chiều dài khoảng 917km; trong đó, duy trì 20 tuyến với tổng chiều dài 430,18km, kéo dài, nâng cấp, cải tạo, điều chỉnh hướng 05 tuyến với tổng chiều dài 143,9km, bổ sung 11 tuyến với tổng chiều dài 343km.
  • Định hướng đến năm 2050, từng bước nâng cấp cải tạo các tuyến đường tỉnh đạt tối thiểu cấp III, các đoạn qua đô thị theo quy hoạch xây dựng đô thị hoặc làm các tuyến tránh các khu đông dân cư, khu đô thị đông đúc.

Quy hoạch giao thông đường thủy nội địa tỉnh Quảng Nam

Tuyến đường thủy nội địa

Quy hoạch đến năm 2030, trên địa bàn tỉnh có 06 tuyến vận tải (01 tuyến chính và 05 tuyến nhánh), 12 tuyến ĐTNĐ trên các tuyến sông và 01 tuyến từ bờ ra đảo.

Tuyến chính dài 112 km được nối từ cửa Kỳ Hà qua sông Trường Giang đi Cửa Đại nối tiếp đoạn sông hạ lưu Thu Bồn, sông Vĩnh Điện đi Cửa Hàn. Đây là tuyến giao thông huyết mạch nối liền những khu dân cư, khu kinh tế lớn của tỉnh Quảng Nam, cũng là tuyến vận tải trọng điểm và ngắn nhất nối các đầu mối quan trọng như bến Hội An và cảng Kỳ Hà.

Duy trì, nâng cấp 12 tuyến ĐTNĐ hiện trạng. Nạo vét sông Trường Giang đạt tiêu chuẩn cấp IV ĐTNĐ

Duy trì thông số kỹ thuật của tuyến đảm bảo an toàn cho hoạt động của tàu thuyền trên tuyến Hội An – Cù Lao Chàm. Tuyến tiếp tục duy trì vận chuyển hàng hóa và hành khách. Tuy nhiên trong tương lai, khi lượng hành khách qua cảng cảng Cửa Đại tăng mạnh, nghiên cứu mở các khu bến hàng hóa riêng.

Định hướng đến năm 2050, duy trì các tuyến ĐTNĐ hiện hữu.

Cảng bến thủy nội địa:

Quy hoạch đến năm 2030, có 01 cảng hành khách là cảng Hội An, 76 bến hành khách, 25 bến khách ngang sông và 27 bến tổng hợp.

Cảng Hội An (Cửa Đại): chuyển đổi công năng trở thành cảng hành khách chuyên vận chuyển khách du lịch, có thể tiếp nhận tàu chở 250 khách.

Hệ thống bến khách ngang sông tiếp tục được duy trì phát triển nhằm khai thác tiềm năng về vận tải đường thuỷ, góp phần phát triển kinh tế – xã hội, cải thiện tốt hơn điều kiện đi lại cho nhân dân và đảm bảo công tác an toàn giao thông đường thủy nội địa. Từng bước có kế hoạch đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp hệ thống bến khách ngang sông trên địa bàn tỉnh để khai thác hiệu quả giao thông đường thuỷ.

Định hướng đến năm 2050, duy trì các cảng, bến thủy nội địa hiện hữu.

Quy hoạch giao thông đường biển tỉnh Quảng Nam

Quy hoạch đến 2030, trên địa bàn tỉnh có 02 khu bến cảng: Kỳ Hà và Tam Hiệp.

Tiếp tục hoàn thiện nâng cấp Cảng biển Kỳ Hà (cảng biển Chu Lai) là cảng tổng hợp địa phương (loại II) có bến chuyên dùng.

Bến cảng Tam Hiệp (Chu Lai) là bến cảng tổng hợp loại I, có bến chuyên dùng phục vụ trực tiếp Khu kinh tế mở Chu Lai, Núi Thành.

Định hướng đến năm 2050, duy trì hoạt động tại 02 khu bến cảng hiện hữu.

Quy hoạch giao thông đường sắt tỉnh Quảng Nam

Quy hoạch đến năm 2030: có 01 tuyến đường sắt quốc gia Bắc – Nam là tuyến hiện hữu.

Định hướng đến năm 2050: có 03 tuyến đường sắt quốc gia qua địa bàn tỉnh: tuyến đường sắt Bắc Nam hiện hữu, tuyến đường sắt cao tốc Bắc – Nam, tuyến đường sắt kết nối liên vùng và 02 tuyến đường sắt đô thị Đà Nẵng – Hội An, sân bay Chu Lai – Tam Kỳ.

Quy hoạch giao thông hàng không tỉnh Quảng Nam

Trên địa bàn tỉnh Quảng Nam hiện có cảng hàng không quốc tế Chu Lai. Theo quy hoạch cảng hàng không quốc tế Chu Lai tiếp tục được nâng cấp mở rộng trong tương lai đáp ứng cảng hàng không quốc tế của Vùng.

Định hướng cảng hàng không Chu Lai sẽ hình thành trung tâm logistics, cảng cạn cùng với các khu dịch vụ như: sửa chữa, bảo dưỡng tàu bay, dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng trang thiết bị hàng không; trong tương lai sẽ dần thay thế cho cảng hàng không Đà Nẵng, cụ thể:

Giai đoạn 2021-2030

  • Cấp sân bay: 4E và sân bay quân sự cấp I.
  • Công suất 5.000.000 hành khách/năm; 1,5 triệu tấn hàng hóa/năm.

Giai đoạn 2030 – 2050 : Cấp sân bay: 4F và sân bay quân sự cấp I.

Nhu cầu diện tích đất tương ứng theo giai đoạn:

Giai đoạn 2021 – 2030: Tổng diện tích toàn Cảng hàng không: 2006,56 ha

  • Trong đó:
  • Diện tích quy hoạch dùng chung: 282,37 ha
  • Diện tích đất do hàng không dân dụng quản lý: 1218,66 ha
  • Diện tích đất quy hoạch cho quân sự: 505,53 ha.

Giai đoạn 2030-2050: Tổng diện tích toàn Cảng hàng không: 2006,56 ha

  • Trong đó:
  • Diện tích quy hoạch dùng chung: 282,37 ha
  • Diện tích đất do hàng không dân dụng quản lý: 1218,66 ha
  • Diện tích đất quy hoạch cho quân sự: 505,53 ha

Hạ tầng logistics trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

  • Quy hoạch đến năm 2030, trên địa bàn tỉnh có 01 trung tâm logistics cấp Vùng và 02 trung tâm logistics cấp tỉnh.
  • Trung tâm Logistics cấp vùng tại khu vực phía Tây của cảng hàng không quốc tế Chu Lai.
  • Trung tâm logistics cấp tỉnh tại khu vực Khâm Đức.
  • Trung tâm logistics cấp tỉnh tại khu bến cảng Tam Hiệp (Chu Lai)

Định hướng đến năm 2050 duy trì 03 trung tâm logistics hiện hữu.

Tổng hợp bởi ashtechservice.com

(Quy hoạch giao thông tỉnh Quảng Nam : Tam Kỳ, Hội An, Điện Bàn, Bắc Trà My, Đại Lộc, Đông Giang, Duy Xuyên, Hiệp Đức, Nam Giang, Nam Trà My, Nông Sơn, Núi Thành, Phú Ninh, Phước Sơn, Quế Sơn, Tây Giang, Thăng Bình, Tiên Phước.)

4.6/5 – (7 bình chọn)

The post Quy hoạch giao thông tỉnh Quảng Nam đến năm 2030 appeared first on Cửa Sổ Tin Học.