/* custom css */
.tdi_2.td-a-rec{
text-align: center;
}.tdi_2 .td-element-style{
z-index: -1;
}.tdi_2.td-a-rec-img{
text-align: left;
}.tdi_2.td-a-rec-img img{
margin: 0 auto 0 0;
}@media (max-width: 767px) {
.tdi_2.td-a-rec-img {
text-align: center;
}
}
Quy hoạch xây dựng vùng liên huyện tỉnh Khánh Hòa thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trên cơ sở địa lý tự nhiên, đặc điểm dân cư và văn hóa xã hội, điều kiện, trình độ phát triển và dự báo khả năng phát triển, tỉnh Khánh Hòa phân thành 4 vùng liên huyện như sau:
(1) Vùng phía Bắc: gồm các huyện Vạn Ninh, thị xã Ninh Hòa, thuộc ranh giới của Khu kinh tế Vân Phong.
(2) Vùng trọng điểm: gồm khu vực thành phố Nha Trang và phía Nam Ninh Hòa, huyện Diên Khánh
(3) Vùng phía Nam: gồm thành phố Cam Ranh và đô thị Cam Lâm.
(4) Vùng phía Tây: gồm các huyện Khánh Vĩnh, Khánh Sơn, và khu vực phía Tây Thị Xã Ninh Hòa
Mục lục bài viết
Vùng liên huyện phía Bắc: Khu Kinh tế Vân Phong
Phạm vi
Khu Kinh tế Vân Phong được xác định là trung tâm kinh tế năng động phát triển ngành nghề mới, trình độ cao trọng tâm là dịch vụ, du lịch phức hợp cao cấp, công nghiệp giải trí hiện đại, công nghiệp công nghệ cao; trung tâm khởi nghiệp, sáng tạo và giao thương quốc tế của khu vực. Có tổng diện tích 150.000 ha, ranh giới được xác định như sau:
- Phía Bắc giáp tỉnh Phú Yên.
- Phía Nam giáp: Phường Ninh Hà, các xã: Ninh Quang, Ninh Phú và Ninh Vân của thị xã Ninh Hòa.
- Phía Tây giáp: Tỉnh Phú Yên và các xã Ninh Sơn, Ninh Trung, Ninh Đông, Ninh Bình của thị xã Ninh Hòa.
- Phía Đông giáp biển Đông.
Tính chất
Là khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực. Trong đó kinh tế biển có cảng biển và dịch vụ hậu cần cảng giữ vai trò quan trọng, kết hợp phát triển kinh tế dịch vụ, công nghiệp, ngư nghiệp và các ngành kinh tế khác;
Là khu vực có hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội phát triển đồng bộ, hiện đại; trở thành đô thị biển đạt tiêu chuẩn đô thị thông minh bền vững, trong đó, khu thương mại tự do đóng vai trò hạt nhân nhằm thúc đẩy sự phát triển của KKT Vân Phong;
Là trung tâm du lịch giải trí cao cấp có casino, du lịch biển – đảo cao cấp, dịch vụ tổng hợp tận dụng thế mạnh là cửa ngõ giao thương quốc tế để tạo ra những sản phẩm du lịch độc đáo, khác biệt, hiện đại với chất lượng cao, có thương hiệu và khả năng cạnh tranh quốc tế;
Là trung tâm kinh tế của tỉnh Khánh Hòa có vai trò đầu tàu thu hút đầu tư và là động lực phát triển kinh tế cho các vùng lân cận và cho cả nước;
Hướng phát triển trọng tâm:
KKT Vân Phong với cảng nước sâu và một vùng vịnh kín gió, là vị trí quan trọng và duy nhất trên bản đồ Việt Nam có thể phát triển một cảng trung chuyển Container quốc tế mà không phải chịu những vấn đề về kĩ thuật mà các cảng trên toàn quốc gặp phải như nạo vét đáy biển, lòng sông, hay tránh gió và bão.
Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng của KKT Vân Phong vẫn chưa được đầu tư, thiếu nguồn cung hàng hóa đủ lớn, khả năng thu hút nhà đầu tư chưa cao. Từ những vấn đề tồn tại đó, thứ tự ưu tiên đầu tư của Khu kinh tế Vân Phong là cần phải nhanh chóng triển khai và phát triển các lĩnh vực như khu công nghiệp và năng lượng, cảng Container quốc tế, cảng tổng hợp. Bên cạnh đó, lợi thế tự nhiên cũng cho phép KKT Vân Phong có thể triển khai ngay lập tức các ngành du lịch và dịch vụ biển cao cấp. Khu miễn thuế sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nhu cầu thương mại, tài chính toàn vùng.
Những ngành có thứ tự ưu tiên thấp hơn là nghiên cứu biển và bảo tồn, khu dân cư và vùng đệm.
Trục phát triển kinh tế trọng điểm của KKT Vân Phong là tuyến quốc lộ 1A kết nối thị xã Ninh Hòa đến hầm đèo Cổ Mã, với thị trấn Vạn Giã nằm tại vị trí trung tâm. Trục phát triển trọng điểm thứ 2 là tuyến kết nối từ nút giao Cổ Mã đến khu bán đảo Hòn Gốm, với vai trò như một trục phát triển mới, thúc đẩy sự phát triển của cảng Hòn Gốm, khu thương mại tự do Hòn Gốm, và các khu du lịch trên bán đảo Hòn Gốm và dải Tuần Lễ – Hòn Ngang.
Dựa trên đặc điểm và lợi thế về tự nhiên của vùng vịnh Vân Phong, xác định các hướng phát triển đột phá chính cho vùng như sau:
- Là khu vực phát triển cảng Container, cảng tổng hợp, logistics, công nghiệp phụ trợ phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.
- Khu thương mại tự do gắn liền với cảng, các hoạt động tài chính quốc tế
- Nuôi trồng và chế biến thủy sản áp dụng công nghệ cao
- Các hoạt động du lịch, lưu trú cao cấp, kết hợp với các tổ hợp thương mại miễn thuế làm gia tăng giá trị của dịch vụ.
Liên kết chính
Các tuyến quốc lộ 1, tuyến đường sắt bắc Nam, trong tương lai có đường bộ cao tốc và đường sắt cao tốc Bắc – Nam giúp KKT Vân Phong sẽ có các kết nối tốt với Phú Yên cũng như các khu vực còn lại của Khánh Hòa.
Vùng trọng điểm: Khu vực Nha Trang, Diên Khánh và phía Nam Ninh Hòa
Phạm vi : Toàn TP. Nha Trang và một phần thị xã Ninh Hòa tiếp giáp với Nha Trang, huyện Diên Khánh.
Tính chất
- Là trung tâm đổi mới sáng tạo và tiếp tục là điểm đến chính thu hút khách du lịch quốc tế của toàn tỉnh Khánh Hòa.
- Trung tâm du lịch bốn mùa, với các hoạt động du lịch được triển khai quanh năm.
Hướng phát triển trọng tâm
Nha Trang hiện nay vẫn là trung tâm hành chính, chính trị, du lịch, thương mại lớn nhất của Tỉnh Khánh Hòa và vẫn đang thể hiện rất tốt vai trò đầu tàu của toàn tỉnh. Tuy nhiên, đại dịch Covid – 19 đã chỉ ra những hạn chế cần phải khắc phục để đảm bảo thành phố Nha Trang phát triển cân bằng và bền vững hơn.
Với định hướng quy hoạch toàn tỉnh, theo Nghị quyết 09-NQ/TW của Bộ Chính trị, Nha Trang sẽ được định hướng mở rộng về Diên Khánh và vùng phía Nam Ninh Hòa, đến vịnh Nha Phu, cần tập trung ưu tiên phát triển để trở thành một trung tâm dịch vụ thương mại mang tầm quốc tế gắn liền với việc nâng cấp các hoạt động du lịch với các hoạt động du lịch độc đáo và hấp dẫn hơn (Nghỉ dưỡng biển, đảo chăm sóc sức khỏe cho người lớn tuổi…) với các bến du thuyền và dịch vụ lưu trú cao cấp.
Trung tâm giáo dục và đào tạo quốc tế cũng cần được tập trung đầu tư nhằm cung cấp nhân lực chất lượng cao, môi trường học tập và làm việc chuyên nghiệp. Hoạt động giáo dục là yếu tố tiên quyết góp phần nhanh chóng thúc đẩy tầm vóc của một nền kinh tế, nhất là trong thời đại chuyển đổi số và trí tuệ nhân tạo đang trở thành xu hướng không thể đảo ngược trên toàn cầu.
Các ngành có ưu tiên thấp hơn là những trung tâm khởi nghiệp, vườn ươm công nghệ, kinh đô thể thao cả nước (dự kiến được đặt tại – và thúc đẩy phát triển khu vực phía Nam Ninh Hòa) cơ sở quản lý chất thải bền vững, trung tâm kiểm soát môi trường.
Từ đó xác định trọng tâm phát triển:
Chú trọng phát triển các hoạt động nghỉ dưỡng biển, các hoạt động nghỉ ngơi dành cho người cao tuổi, các khu vực tổ chức sự kiện văn hóa công nghệ cao như trình diễn bằng drone. Khu vực Ninh Hòa sẽ định hướng phát triển trung tâm thể thao cả nước với các hoạt động như Tour de VietNam, marathon băng rừng, vô địch võ thuật và game, đua thuyền buồm…
Bên cạnh đó, định hướng phát triển vườn ươm công nghệ và trung tâm giáo dục, nghiên cứu của cả nước cũng được đẩy mạnh và tập trung các nguồn lực phát triển nhằm tạo sự hỗ trợ về công nghệ và nhân lực cho sự phát triển toàn tỉnh.
Liên kết chính
Các tuyến quốc lộ 1, tuyến đường sắt bắc Nam, trong tương lai có đường bộ cao tốc và đường sắt cao tốc Bắc – Nam giúp TP Nha Trang sẽ có các kết nối tốt với Phú Yên cũng như các khu vực còn lại của Khánh Hòa.
Ngoài ra, còn 2 tuyến Đông – Tây quan trọng góp phần thúc đẩy vai trò trung tâm của khu vực trọng điểm, đó là tuyến đường quốc lộ 27C nối Nha Trang – Đà Lạt, và tuyến quốc lộ 26 nối Ninh Hòa – Buôn Mê Thuột.
Vùng liên huyện phía Nam: Cam Ranh và Cam Lâm
Phạm vi : Toàn thành phố Cam Ranh và đô thị Cam Lâm.
Tính chất:
- Trung tâm logistic và thương mại có tính kết nối cao với các khu vực trong tỉnh.
- Dịch vụ và công nghiệp quốc phòng
- Đô thị sân bay, trung tâm dịch vụ du lịch cao cấp, vui chơi giải trí quốc tế.
Hướng phát triển trọng tâm:
Sân bay và cảng Cam Ranh đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của toàn tỉnh. Nếu xét về thời gian di chuyển thì Cam Ranh có những lợi thế rất lớn so với Nha Trang và KKT Vân Phong. Khoảng cách di chuyển từ sân bay Cam Ranh về Nha Trang là 30km và từ Cam Ranh về KKT Vân Phong là 70km.
Nếu Cam Ranh có thể phát triển các cơ sở lưu trú, chất lượng đô thị, môi trường, các khu du lịch cao cấp, thì vai trò của Cam Ranh và Cam Lâm sẽ gia tăng rất lớn. Cần những lĩnh vực ưu tiên, trọng điểm đầu tư để châm ngòi cho sự bùng nổ đó. Covid-19 đột ngột xuất hiện cuối năm 2019 và đã nhanh chóng cho thấy tầm quan trọng của việc sản xuất vac xin cũng như xu hướng toàn cầu về lâu dài để đối phó với những dịch bệnh tương tự trong tương lai.
Việc nắm trong tay công nghệ sản xuất cao cấp, tự chủ nguồn cung các sản phẩm y sinh học là xu thế tất yếu của các nước, nếu muốn đảm bảo sự phát triển ổn định trong một tương lai bất ổn như hiện nay. Cam Ranh hội tụ đủ các yếu tố cần thiết, và nếu định hướng này được thực thi dưới sự hỗ trợ của chính phủ, không chỉ tỉnh Khánh Hòa, mà Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ định hướng chiến lược này.
Nhằm tận dụng lợi thế cửa ngõ phía Nam của tỉnh Khánh Hòa, sân bay Cam Ranh, đô thị Cam Lâm được định hướng trở thành cụm đô thị với các định hướng chính như đô thị sân bay, đô thị dịch vụ tài chính toàn cầu, tổ hợp các khu vui chơi giải trí quốc tế.
Những ngành có ưu tiên thấp hơn, nhưng cũng rất quan trọng, đó là việc cải tạo một Tu viện có lịch sử đâu đời và biến nơi đó thành một bảo tàng nghệ thuật hiện đại. Một hệ sinh thái nghệ thuật sẽ được định hình và phát triển từ đó.
Những khu dân cư không thể nằm trong ưu tiên phát triển trước hay sau, mà sẽ phải được từng bước cải tạo nhằm nâng cấp hình ảnh đô thị, chất lượng sống của người dân, từ đó làm nền tảng cho việc thu hút nhân lực, chuyên gia đến sinh sống và làm việc tại khu vực này.
Trục phát triển chính của Cam Ranh và đô thị Cam Lâm là tuyến quốc lộ 1A và các trục giao thông liên kết theo hướng Bắc Nam, lấy hạt nhân là cảng hàng không và cảng biển Cam Ranh.
Từ đó xác định trọng tâm phát triển:
– Tập trung nguồn lực phát triển cảng hàng hóa và cảng hành khách dựa trên thế mạnh về các tuyến giao thông quan trọng về hàng hải, hàng không và đường bộ. Thành phố Cam Ranh hiện nay đang đóng vai trò như khu vực cửa ngõ của toàn tỉnh, từ đó cũng có những lợi thế lớn về du lịch và phát tiển các cụm đô thị.
– Tôn tạo một tu viện độc đáo có lịch sử lâu dài để trở thành bảo tàng nghệ thuật hiện đại nhằm phát triển các nhóm hoạt động liên quan như bán đấu giá và du lịch, các hoạt động về lịch sử văn hóa nghệ thuật.
– Phát triển đô thị cao cấp đóng vai trò kết nối Việt Nam và các nước trong khu vực và quốc tế, cùng với TP. Nha Trang và TP. Cam Ranh tạo thành trục động lực phát triển trọng tâm của khu vực.
Liên kết chính
Các tuyến quốc lộ 1, tuyến đường săt bắc Nam, trong tương lai có đường cao tốc và đường sắt cao tốc Bắc Nam giúp kết nối hiệu quả với Phú Yên cũng như các khu vực còn lại của Khánh Hòa.
Vùng liên huyện phía tây: Khu vực nội địa và miền núi
Phạm vi : Toàn huyện Khánh Sơn, huyện Khánh Vĩnh, một phần phía tây TX. Ninh Hòa.
Tính chất : Trung tâm du lịch và văn hóa sinh thái toàn vùng.
Nhận diện vấn đề chính
Hiện nay khu vực nội địa và miền núi Khánh Hòa là khu vực kém phát triển nhất của tỉnh, nguyên nhân chủ yếu đến từ địa hình và giao thông kết nối khó khăn. Dù có những lợi thế về cảnh quan, sản vật bản địa, nhưng do giao thông không thuận lợi nên khả năng khai thác các lợi thế bị hạn chế rất nhiều.
Các huyện miền núi này lại bị ngăn cách bởi các dãy núi, nên hướng liên kết duy nhất của các huyện là đông tây. Huyện Khánh Sơn, Khánh Vĩnh không có tuyến liên kết vùng theo hướng Bắc Nam, mà chỉ có liên kết theo hướng Đông Tây.
Huyện Khánh Sơn liên kết với TP Cam Ranh thông qua đường tỉnh 656. Huyện Khánh Vĩnh có lợi thế lớn hơn nhiều khi có tuyến quốc lộ 27C Đà Lạt – Nha Trang đi qua, tạo tiền đề cho phát triển các khu vực đô thị, thương mại dịch vụ dọc tuyến quốc lộ 27C.
Huyện Diên Khánh và một phần huyện Cam Lâm được hưởng lợi từ vị trí gần các tuyến giao thông trọng điểm vùng là quốc lộ 1A, đường sắt, và các khu vực kinh tế phát triển ven biển. Vùng núi thị xã Ninh Hòa cũng có lợi thế khi có tuyến quốc lộ 26 nối TX Ninh Hòa – Buôn mê Thuột chạy qua.
Yếu tố đầu tiên và tiên quyết, đó là phải cải thiện hệ thống giao thông, nâng cấp đường xá, giúp thời gian và lộ trình đi lại giữa những hạt nhân phát triển vùng núi với đồng bằng ven biển được rút ngắn tối đa. Cần thúc đẩy việc phát triển tuyến giao thông Đông Tây như một chiến lược quan trọng hàng đầu để phát triển khu vực vùng núi của tỉnh Khánh Hòa.
Hướng phát triển trọng tâm:
- Phát triển các tiểu đô thị sinh thái núi rừng;
- Phát triển du lịch văn hóa – sinh thái, đầu tư các khu du lịch tâm linh.
- Bảo tồn đa dạng sinh học rừng/ khu vực hấp thụ cacbon
- Phát triển các ngành nông nghiệp và chế biến thực phẩm
Liên kết chính: Tuyến đường quốc lộ 27C nối Nha Trang – Đà Lạt, tuyến quốc lộ 26 nối Ninh Hòa – Buôn Mê Thuột và đường tỉnh 656.
Bản đồ QHVLH Khánh Hòa 2030 (8,5 MB)
Tổng hợp bởi ashtechservice.com
(Quy hoạch vùng liên huyện tỉnh Khánh Hòa : Nha Trang, Cam Ranh, Ninh Hòa, Vạn Ninh, Diên Khánh, Khánh Vĩnh, Khánh Sơn, Cam Lâm, Trường Sa.)
4.7/5 – (7 bình chọn)
The post Quy hoạch xây dựng vùng liên huyện tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030 appeared first on Cửa Sổ Tin Học.
The post Quy hoạch xây dựng vùng liên huyện tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030 appeared first on Cửa Sổ Tin Học.