Quy hoạch đô thị tỉnh Lâm Đồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 bao gồm : TP Đà Lạt, TP Bảo Lộc, Bảo Lâm, Cát Tiên, Di Linh, Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Đam Rông, Đơn Dương, Đức Trọng, Lạc Dương, Lâm Hà.
Mục lục bài viết
Định hướng phát triển hệ thống đô thị tỉnh Lâm Đồng
Xây dựng hệ thống đô thị hoàn chỉnh
– Đến năm 2025: Toàn tỉnh có 19 đô thị, trong đó có 01 đô thị loại I (TP Đà Lạt); 01 đô thị loại II (TP Bảo Lộc); 06 đô thị loại IV (Đức Trọng, Di Linh, Nam Ban, Đinh Văn; Lộc Thắng, Mađaguôi) và 11 đô thị loại V (Gồm 07 đô thị hiện trạng là Thạnh Mỹ, Đ’Ran, Lạc Dương, Đạ M’ri, Cát Tiên, Phước Cát, Đạ Tẻh và 04 đô thị hình thành mới là Bằng Lăng, Đạ Rsal, Lộc An, Hòa Ninh).
– Đến năm 2030: Toàn tỉnh có 25 đô thị (tăng 06 đô thị so với giai đoạn trước), trong đó có 01 đô thị loại I (TP. Đà Lạt); 01 đô thị loại II (thành phố Bảo Lộc); 03 đô thị loại III (đô thị Đức Trọng, Di Linh, Mađaguôi); 07 đô thị loại IV (Đạ Tẻh, Đinh Văn, Nam Ban, Lộc Thắng, Thạnh Mỹ, Cát Tiên, Lạc Dương) và 13 đô thị loại V ( đô thị Đ’Ran, Hòa Ninh, Bằng Lăng, Đạ Rsal, Lộc An, Đạ M’ri, Phước Cát, Tân Châu, Tân Hà, Tân Châu, Gia Hiệp, Lộc Bảo và Lộc Thành)”. Các đô thị mới gồm (Tân Châu – H. Di Linh, Tân Hà – H. Lâm Hà, Tân Lâm – H. Di Linh, Gia Hiệp – H. Di Linh, Lộc Bảo – H. Bảo Lâm và Lộc Thành – H. Bảo Lâm).
– Đến năm 2050: Lâm Đồng trở thành thành phố trực thuộc TW, khu vực nội thành gồm 02 quận: (i) TP Đà Lạt và 05 xã Lâm Hà; (ii) Huyện Đức Trọng. Khu vực ngoại thành gồm TP Bảo Lộc và 04 TX mới: Lâm Hà, Đơn Dương, Di Linh, Lạc Dương, và 05 huyện Đam Rông, Bảo Lâm, Cát Tiên, Đạ Tẻh, Đạ Huoai. Ngoài ra khu vực ngoại thành là một số TT huyện lỵ và TT thuộc huyện giữ vai trò là trung tâm huyện hoặc trung tâm các xã hoặc các cụm xã.
– Định hướng phát triển các đô thị trực thuộc tỉnh đến năm 2030:
+ TP Đà Lạt là đô thị loại I, cực tăng trưởng quan trọng của vùng kinh tế Nam Tây Nguyên.
Là Trung tâm hành chính – chính trị, kinh tế – văn hóa, khoa học-kỹ thuật của tỉnh Lâm Đồng; Trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cao cấp và du lịch văn hóa di sản tầm quốc gia, khu vực và quốc tế; Trung tâm nghiên cứu SXNN công nghệ cao cấp quốc gia và quốc tế;
Trung tâm nghiên cứu khoa học, giáo dục – đào tạo và chuyển giao công nghệ đa ngành cấp quốc gia; Trung tâm bảo tồn rừng cảnh quan và ĐDSH cấp quốc gia; Trung tâm văn hóa – nghệ thuật, thể dục – thể thao và giải trí cấp vùng; có vị trí quan trọng về quốc phòng và an ninh đối với khu vực Tây Nguyên và cả nước.
Là một vùng đô thị hiện đại, đẳng cấp quốc tế; có đặc thù về khí hậu, cảnh quan tự nhiên, văn hóa lịch sử và di sản kiến trúc tầm quốc gia, khu vực và có ý nghĩa quốc tế.
+ TP Bảo Lộc là đô thị hạt nhân phía Nam tỉnh Lâm Đồng, Trung tâm kết nối giao thương của vùng tỉnh với vùng thành phố Hồ Chí Minh, vùng Tây Nguyên và vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
Trung tâm Dịch vụ – Thương mại hỗn hợp; Trung tâm Văn hóa thể thao cấp quốc gia; Trung tâm nông nghiệp chuyên canh theo hướng công nghệ cao; Trung tâm Dịch vụ du lịch cấp vùng và quốc gia; TTYT và giáo dục – đào tạo cấp vùng; trung tâm nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe cấp vùng và quốc gia;
Trung tâm công nghiệp phụ trợ; chế biến sản phẩm nông nghiệp của vùng; chế biến dược liệu; công nghiệp chế biến sau sản phẩm từ khai khoáng.
+ Đô thị theo chức năng tổng hợp: gồm đô thị Đức Trọng, Lạc Dương, Đinh Văn, Di Linh, Thạnh Mỹ, Lộc Thắng, Mađaguôi, Đạ Tẻh, Cát Tiên, Bằng Lăng.
Trong đó đô thị Đức Trọng là cửa ngõ giao thương quốc tế của vùng và quốc gia; trung tâm nghiên cứu và SXNN công nghệ cao tầm quốc gia và quốc tế; trung tâm công nghiệp dược, mỹ phẩm cấp vùng.
Đô thị Di Linh là đô thị trung tâm thương mại dịch vụ cấp vùng, trung chuyển hàng hóa trong tỉnh và vùng Tây Nguyên, vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Đô thị Mađaguôi là trung tâm động lực kinh tế, xã hội 03 huyện phía Nam của tỉnh Lâm Đồng.
+ Đô thị chuyên ngành và các đô thị mới cấp huyện: Nam Ban, Hòa Ninh, Đ’Ran, Lộc An, Đạ M’ri, Phước Cát, Đạ Rsal, Lộc Thành, Tân Hà, Tân Lâm, Gia Hiệp, Tân Châu, H. Di Linh.
Định hướng phân loại, phân cấp quản lý đô thị
Định hướng quy hoạch hệ thống đô thị tỉnh Lâm Đồng
Định hướng phát triển các đô thị tỉnh Lâm Đồng
Thành phố Đà Lạt
(1) Quy mô
– Vị trí
+ Phía Bắc: Lạc Dương
+ Phía Nam: Huyện Đức Trọng và Huyện Đơn Dương
+ Phía Tây: Lâm Hà
+ Phía Đông: Huyện Đơn Dương
– Diện tích: Diện tích tự nhiên của TP Đà Lạt là 391,15 km².
– Dân số: Dự báo đến năm 2025 dân số của toàn thành phố đạt 240.743 người, đến năm 2030 là 253.024 người. Đối với dân số đô thị, dự kiến quy mô dân số tăng tự nhiên đến năm 2025 khoảng 220.282 người; đến năm 2030, khoảng 234.911 người; đến năm 2050, khoảng 308.598 người. Quy mô dân số tăng cơ học sẽ tăng thêm đến năm 2025 khoảng 175.000 người; đến năm 2030, khoảng 250.000 người; đến năm 2050, khoảng 450.000 người.
(2) Tính chất – Tính chất: Trung tâm chính trị – hành chính, kinh tế, văn hoá, dịch vụ và đầu mối giao lưu kinh tế quan trọng, là tỉnh lỵ của tỉnh Lâm Đồng; trung tâm du lịch, đặc biệt là du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, hội nghị, hội thảo và sinh thái của vùng và cả nước; trung tâm đào tạo đa ngành, trung tâm nghiên cứu khoa học lớn của cả nước;
Khu vực sản xuất chế biến rau và hoa chất lượng cao để phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu; vị trí quan trọng về an ninh và quốc phòng, trung tâm văn hóa – nghệ thuật, thể dục – thể thao và giải trí cấp vùng và quốc gia; TP Đà Lạt là đô thị du lịch quốc gia và đô thị di sản (Theo NQ số 07/NQHĐND ngày 03 tháng 3 năm 2022).
– Đặc điểm và tiềm năng: Vị trí chiến lược và khu vực phát triển nhiều tiềm năng, có vai trò chuyển tiếp giữa cao nguyên và thành phố Hồ Chí Minh; điều kiện khí hậu thuận lợi cho việc sinh sống và thu hút các khoản đầu tư du lịch trong nước và quốc tế;
Bao gồm rất nhiều địa điểm thiên nhiên như: Rừng phòng hộ cảnh quan (rừng thông), thác Prenn, thác Datanla, hồ có giá trị di sản; nguồn nhân lực dồi dào phục vụ giáo dục và nghiên cứu; thuận lợi cho việc hình thành và phát triển trung tâm giáo dục, nghiên cứu khoa học cấp quốc gia.
(3) Mô hình cấu trúc không gian
– Trục không gian kinh tế chính
+ Trục Đông Tây: Xác định bằng tuyến cao tốc mới CT25, QL (QL20) và đường tỉnh mới (ĐT 726), kết nối Trung tâm TP Đà Lạt với các đô thị xung quanh như Liên Nghĩa và D’ran.
+ Trục Bắc Nam: Kết nối trung tâm TP Đà Lạt với trung tâm TT Nam Ban và trung tâm TT Thanh Mỹ.
– Trục hỗ trợ: kết nối khu vực ngoại vi đô thị với trục không gian kinh tế chính.
Mô hình cấu trúc không gian TP Đà Lạt
(4) Định hướng ưu tiên phát triển
– Phát triển không gian:
Hướng Tây – Tây Bắc: Phát triển khu du lịch Đan Kia-Suối Vàng, các khu hỗ trợ xung quanh và khu du lịch Cam Ly – Măng Lin;
Hướng Nam – Đông Nam: Phát triển khu du lịch hồ Tuyền Lâm; phát triển các CCN, trồng trọt chế biến nông sản nằm dọc trục QL 20 kéo dài đến sân bay quốc tế Liên Khương;
Hướng Đông: Phát triển CCN chế biến rau, hoa và nông sản và một số KCN nhỏ khai thác, chế biến;
Hướng Bắc- Đông Bắc: Phát triển du lịch sinh thái rừng Đạ Sa, Đạ Cháy – huyện Lạc Dương và khu bảo tồn thiên nhiên Bi Đúp -Núi Bà.
– Định hướng ưu tiên phát triển: Tiếp tục mở rộng không gian vùng TP Đà Lạt gắn kết với hệ thống đô thị của tỉnh đạp ứng các tiêu chí của thành phố trực thuộc Trung ương; đô thị sinh thái; đô thị cảnh quan; hiền hòa, thanh lịch, mến khách; là trung tâm GDĐT, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đa ngành, đáp ứng như cầu phát triển du lịch chất lương cao của tỉnh.
– Lộ trình nâng loại đô thị: Hiện tại đô thị Đà Lạt là đô thị loại I trực thuộc Tỉnh. Thời kỳ 2021-2025: Từng bước khắc phục và hoàn thiện các tiêu chuẩn chưa đạt của đô thị loại I hướng tới dến năm 2045, sau khi tỉnh Lâm Đồng trở thành phố trực thuộc Trung ương, Đô thị Đà Lạt sẽ là quận trung tâm của thành phố loại I trực thuộc Trung ương.
Thành phố Bảo Lộc
(1) Quy mô
– Vị trí: Nằm phía Tây Nam của tỉnh, cách TP Đà Lạt khoảng 110km
+ Hướng Bắc, Nam và Đông: huyện Bảo Lâm
+ Hướng tây: huyện Đạ Huoai
– Diện tích: Diện tích tự nhiên của TP Bảo Lộc là 233,96 km².
– Dân số: Dự kiến đến năm 2025 dân số toàn thành phố đạt 162.558 người, đến năm 2030 là 178.749 người. Đối với dân số nội thị, dự kiến quy mô dân số tăng tự nhiên đến năm 2025 khoảng 139.860 người; đến năm 2030, khoảng 156.665 người; đến năm 2050, khoảng 334.879 người. Quy mô dân số tăng cơ học sẽ tăng thêm đến năm 2025 khoảng 49.000 người; đến năm 2030, khoảng 70.000 người; đến năm 2050, khoảng 126.000 người.
(2) Tính chất
– Là đô thị hạt nhân phía Nam tỉnh Lâm Đồng; Trung tâm kết nối giao thương của vùng tỉnh với vùng thành phố Hồ Chí Minh, vùng Tây Nguyên và vùng Duyên hải Nam Trung Bộ; Có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng của tỉnh và vùng Tây Nguyên.
– Là đô thị tổng hợp hiện đại, thành phố thông minh; quy mô phát triển tương đương tỉnh lỵ trong tương lai; Đô thị tăng trưởng xanh và bền vững, mang đặc trưng phù hợp với yêu cầu phát triển trong tình hình mới và yêu cầu về thu hút đầu tư; kiến tạo, phát huy môi trường sống theo hướng bố trí các làng đô thị xanh và các khu đô thị.
– Là Trung tâm Dịch vụ – Thương mại hỗn hợp; Trung tâm Văn hóa thể thao cấp quốc gia; Trung tâm nông nghiệp chuyên canh theo hướng công nghệ cao, nghiên cứu đổi mới sáng tạo sản phẩm;
Trung tâm Dịch vụ du lịch cấp vùng và quốc gia; TTYT và giáo dục – đào tạo cấp vùng; Trung tâm nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khoẻ cấp vùng và quốc gia; Trung tâm kiểm định hàng hóa và xuất nhập khẩu cấp vùng;
Trung tâm công nghiệp phụ trợ; Chế biến sản phẩm nông nghiệp của vùng; Sản xuất vật liệu mới; Chế biến dược liệu; Công nghiệp chế biến sâu sản phẩm từ khai khoáng.
– Đặc điểm và tiềm năng: Đây là vị trí chiến lược nằm trên trục hành lang kinh tế đô thị quốc gia; kết nối với tp Hồ Chí Minh và Đà Lạt dễ dàng và thuận tiện; có thác Đam B’ri, di tích lịch sử B’Lao, khu nhà ở lâu đời với hình thái đặc trưng tạo nên bản sắc riêng; các địa điểm du lịch như, khu du lịch núi Đại Bình, khu du lịch núi Sapung khu du lịch ven sông Đại Bình; đất đai thuận lợi cho sự phát triển của các khu đô thị xanh, có sông, suối, hồ và cảnh quan nông nghiệp; nơi đây rất thuận tiện để tạo ra hình ảnh của một thành phố cao nguyên xanh với bản sắc độc đáo.
– Phát triển không gian: Phát triển không gian kiến trúc cảnh quan, đô thị TP Bảo Lộc và vùng phụ cận phát triển theo mô hình đô thị trung tâm và các cụm động lực được kết nối bởi tuyến vành đai xanh, cấu trúc đô thị một vành đai.
Phát triển theo hướng Đông Tây dọc theo trục QL 20 kết nối với khu đô thị Hòa Ninh (huyện Di Linh) và hướng Bắc -Nam theo trục QL 55.
Phát triển mở rộng không gian TP Bảo Lộc ra khu vực phụ cận, phát huy được các yếu tố đặc trưng về văn hóa, bản sắc tự nhiên của khu vực, gắn kết hệ thống cảnh quan mặt nước – suối – núi, mang lại lợi ích chung cho TP Bảo Lộc và khu vực phía Nam của tỉnh Lâm Đồng.
(3) Mô hình cấu trúc không gian
– Trục không gian kinh tế chính
+ Trục Đông Tây: Xác định bằng tuyến cao tốc và QL mới (QL20), kết nối Trung tâm TP Đà Lạt với Thành phố Hồ Chí Minh thông qua Bảo Lộc.
+ Trục Bắc Nam: kết nối 2 trục Đông Tây khu vực phía Bắc và Phía Nam khu vực
– Trục hỗ trợ: kết nối khu vực ngoại vi đô thị với trục không gian kinh tế chính.
Mô hình cấu trúc không gian TP Bảo Lộc
(4) Định hướng ưu tiên phát triển
– Định hướng phát triển đô thị sinh thái, thông minh, đa chức năng, trung tâm công nghiệp của tiểu vùng III. Trong đó, TP Bảo Lộc là đô thị trung tâm phát triển các chức năng của đô thị tỉnh lỵ.
Vùng phụ cận phát triển theo định hướng nông nghiệp đô thị sinh thái; nông nghiệp công nghệ cao; du lịch nông nghiệp; nông nghiệp nghỉ dưỡng; du lịch sinh thái kết hợp với bảo tồn không gian tự nhiên, bảo tồn sự ĐDSH. Hình thành các cụm đô thị động lực hỗ trợ cho sự phát triển của đô thị trung tâm TP Bảo Lộc.
Khai thác cảnh quan thác Dambri , hồ Nam Phương, các khu vực triền dốc, không gian mở và các khu dân cư truyền thống, hệ thống cảnh quan mặt nước – suối – núi…;
Phát triển hình ảnh của một đô thị trên cao nguyên đặc thù, hiện đại, sinh thái bên cạnh các khu dân cư lâu đời.
– Định hướng phát triển: Hiện tại đô thị Bảo Lộc là đô thị loại III, giai đoạn 2021- 2025: Từng bước khắc phục và hoàn thiện các tiêu chuẩn chưa đạt của đô thị loại III để lập đề án công nhận đô thị Bảo Lộc là đô thị loại II trước năm 2025.
Giai đoạn 2026-2030, Từng bước khắc phục và hoàn thiện các tiêu chuẩn chưa đạt của đô thị loại II.
Đến năm 2045, sau khi tỉnh Lâm Đồng trở thành phố trực thuộc Trung ương, Đô thị Bảo Lộc sẽ là thành phố trực thuộc Thành phố loại I trực thuộc Trung ương.
Đô thị Liên Nghĩa/ TX Đức Trọng
(1) Quy mô dân số: Dự kiến quy mô dân số tăng tự nhiên đến năm 2025 khoảng 138.537 người; đến năm 2030, khoảng 174.260 người; đến năm 2050, khoảng 274.551 người.
Quy mô dân số tăng cơ học sẽ tăng thêm đến năm 2025 khoảng 17.500 người; đến năm 2030, khoảng 25.000 người; đến năm 2050, khoảng 45.000 người.
(2) Tính chất đô thị: TT Liên Nghĩa là đô thị huyện lỵ của TX Đức Trọng, là trung tâm kinh tế, hành chính, văn hóa – xã hội, dịch vụ thương mại của huyện. Vai trò là trung tâm công nghiệp công nghệ cao, trung tâm thương mại cấp vùng.
(3) Động lực chính phát triển đô thị:
– Đầu mối giao thông Quốc gia với các tuyến QL 20, 27, 28B là tuyến giao thông quan trọng của Tỉnh nối liền với các tỉnh đồng bằng ven biển với vùng Tây Nguyên; các tuyến tỉnh lộ 724, 725, 729 kết nối Huyện với các huyện lân cận trên địa bàn Tỉnh; đặc biệt trên địa bàn Huyện có sân bay quốc tế duy nhất của vùng Tây Nguyên (Sân bay Liên Khương) và đường cao tốc nối liền trung tâm Huyện với TP Đà Lạt – thành phố nối tiếng về các sản phẩm du lịch của cả nước.
– TX Đức Trọng nằm trong trung tâm giao lưu kinh tế của tỉnh Lâm Đồng với cả nước và các thành phố, huyện trên địa bàn Tỉnh. Là trung tâm công nghiệp và dịch vụ, thương mại của tỉnh Lâm Đồng, phát huy lợi thế trong SXNN ứng dụng công nghệ cao, gắn với công nghiệp chế biến.
(4) Định hướng phát triển:
– TT Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng được công nhận đô thị loại IV theo Quyết định số 716/QĐ-BXD ngày 30/6/2009.
– Giai đoạn 2021-2025: Khắc phục các tiêu chí còn yếu của đô thị loại IV và hoàn thiện đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV; đến năm 2025, thành lập TX Đức Trọng.
– Giai đoạn 2026-2030: tiếp tục hoàn thiện tiêu chuẩn đô thị loại IV; khắc phục các tiêu chuẩn còn yếu của đô thị loại III; Lập đề án công nhận TX Đức Trọng là đô thị loại III đến năm 2030.
– Giai đoạn 2031-2050: Từng bước khắc phục các tiêu chí còn yếu và thiếu của TX Đức Trọng là đô thị loại III; đến năm 2045, sau khi tỉnh Lâm Đồng trở thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2045, đô thị Đức Trọng sẽ trở thành khu vực Quận của đô thị mới.
Đô thị Thạnh Mỹ/ Huyện Đơn Dương
(1) Quy mô dân số đô thị: Dự kiến quy mô dân số tăng tự nhiên đến năm 2025 khoảng 14.979 người; đến năm 2030, khoảng 17.299 người; đến năm 2050, khoảng 28.235 người.
Quy mô dân số tăng cơ học sẽ tăng thêm đến năm 2025 khoảng 5.100 người; đến năm 2030, khoảng 7.300 người; đến năm 2050, khoảng 13.100 người.
(2) Tính chất đô thị: Đô thị Thạnh Mỹ được xác định là trung tâm hành chính – chính trị, kinh tế, văn hóa KHKT của huyện Đơn Dương.
(3) Động lực chính phát triển đô thị:
– Theo QHC704 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đô thị Filnôm – Thạnh Mỹ và đô thị Liên Nghĩa – Liên Khương (huyện Đức Trọng) nằm trong vùng đô thị chia sẻ chức năng với đô thị trung tâm, trong đó phát triển đô thị Filnôm – Thạnh Mỹ thành một cực đô thị nhằm tăng cường vai trò của vùng đô thị đối trọng với vùng đô thị trung tâm.
– Đô thị tổng hợp trung tâm chính trị – hành chính huyện Đơn Dương, chia sẻ chức năng với TP Đà Lạt, đáp ứng nhu cầu phát triển vùng đô thị hiện đại.
– Đô thị chuyên ngành về nghiên cứu công nghệ sinh học, nông nghiệp công nghệ cao tầm quốc gia và quốc tế, trung tâm hội chợ triển lãm về sản phẩm nông nghiệp cấp vùng.
(4) Định hướng phát triển:
– Hiện tại, đô thị Thạnh Mỹ là đô thị loại V. Giai đoạn 2021-2025: để lập đề án công nhận đô thị Thạnh Mỹ là đô thị loại IV trước năm 2025. Giai đoạn 2026-2030: Từng bước khắc phục và hoàn thiện các tiêu chuẩn chưa đạt của đô thị loại IV.
– Giai đoạn 2031-2045: Từng bước khắc phục các tiêu chí còn yếu và thiếu của TX Đơn Dương; hướng tới đạt chất lượng hạ tầng KT-XH, HTKT theo tiêu chí đô thị loại III đến năm 2045, sau khi tỉnh Lâm Đồng trở thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2045, đô thị Thạnh Mỹ sẽ là một trung tâm đô thị của TX Đơn Dương.
Đô thị D’Ran/ Huyện Đơn Dương
(1) Quy mô dân số đô thị: Dự kiến quy mô dân số tăng tự nhiên đến năm 2025 khoảng 15.766 người; đến năm 2030, khoảng 18.208 người; đến năm 2050, khoảng 29.719 người.
Quy mô dân số tăng cơ học sẽ tăng thêm đến năm 2025 khoảng 5.400 người; đến năm 2030, khoảng 7.700 người; đến năm 2050, khoảng 13.900 người.
(2) Tính chất đô thị: TT D’Ran được xác định là đô thị chuyên ngành kinh tế phía Đông vùng phụ cận TP Đà Lạt, trung tâm du lịch sinh thái cảnh quan hồ và SXNN công nghệ cao. Đô thị phát triển theo trục vành đai, giao điểm QL 20 và QL 27.
(3) Động lực chính phát triển đô thị:
– Đô thị chuyên ngành kinh tế phía Đông vùng phụ cận TP Đà Lạt, trung tâm du lịch sinh thái cảnh quan hồ và SXNN công nghệ cao.
– Phát triển thương mại dịch vụ, trung tâm sản xuất hàng hóa phục vụ TP Đà Lạt và các tỉnh lân cận miền Trung, miền Nam qua các tuyến QL.
(4) Định hướng phát triển:
– Hiện tại đô thị D’Ran là đô thị loại V. Giai đoạn 2021-2030: Từng bước khắc phục và hoàn thiện các tiêu chuẩn chưa đạt của đô thị loại V.
– Giai đoạn 2031-2045: Từng bước khắc phục các tiêu chí còn yếu và thiếu của TX Đơn Dương; hướng tới đạt chất lượng hạ tầng KT-XH, HTKT theo tiêu chí đô thị loại III đến năm 2045, sau khi tỉnh Lâm Đồng trở thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2045, đô thị D’Ran sẽ là một phần khu vực đất đô thị của TX Đơn Dương.
Đô thị Di Linh / Huyện Di Linh
(1) Quy mô dân số đô thị: Dự kiến quy mô dân số tăng tự nhiên đến năm 2025 khoảng 31.053 người; đến năm 2030, khoảng 32.637 người; đến năm 2050, khoảng 55.583 người.
Quy mô dân số tăng cơ học sẽ tăng thêm đến năm 2025 khoảng 17.000 người; đến năm 2030, khoảng 18.000 người; đến năm 2050, khoảng 32.400 người.
(2) Tính chất đô thị: Là trung tâm huyện lỵ của huyện Di Linh, khu vực tập trung cơ quan hành chính, chính trị, văn hóa, giáo dục, thương mại, dịch vụ của huyện Di Linh.
Đô thị là trung tâm thương mại dịch vụ cấp vùng thông qua Chợ huyện, Trung tâm thương mại huyện, siêu thị, bến xe, … và trung chuyển hàng hóa trong tỉnh và vùng Tây Nguyên, vùng duyên hải Nam Trung bộ.
(3) Động lực chính phát triển đô thị:
– Vị trí chiến lược: TT. Di Linh là TT huyện lỵ huyện Di Linh, nằm trên 2 trục giao thông chính của huyện Di Linh và của tỉnh Lâm Đồng là QL.20 và QL.28. Ngoài ra TT. Di Linh là cửa ngõ của huyện khi đi từ đường cao tốc Dầu Giây – Đà Lạt vào huyện.
– Tiềm năng phát triển thương mại dịch vụ: có các tuyến giao thông quan trọng đi qua như QL.20, QL.28 là lợi thế to lớn trong giao lưu kinh tế và phát triển thành điểm phân phối, lưu thông hàng hóa, đầu mối kinh tế trong huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng và mở rộng hơn là tỉnh Đắk Nông, Bình Thuận.
– Tiềm năng phát triển du lịch: có các hồ cảnh quan như hồ Đông, hồ Tây, hồ 1019… Ngoài ra, những ưu thế về khí hậu, địa hình cũng là những yếu tố thu hút khách du lịch.
(4) Định hướng phát triển:
– Hiện nay đô thị Di Linh là đô thị loại V. Trước năm 2025, lập đề án công nhận TT Di Linh là đô thị loại IV. Giai đoạn sau 2026-2030 từng bước khắc phục và hoàn thiện các tiêu chuẩn chưa đạt của đô thị loại IV hướng tới đô thị Di Linh là đô thị loại III trước năm 2030.
– Giai đoạn 2031-2045: Từng bước khắc phục các tiêu chí còn yếu và thiếu của TX Di Linh; hướng tới đạt chất lượng hạ tầng KT-XH, HTKT theo tiêu chí đô thị loại III đến năm 2045, sau khi tỉnh Lâm Đồng trở thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2045, đô thị Di Linh trở thành TX Di Linh.
Đô thị Hòa Ninh / Huyện Di Linh
(1) Quy mô dân số đô thị: Dự kiến quy mô dân số tăng tự nhiên đến năm 2025, khoảng 11.086 người đến năm 2030, khoảng 11.652 người; đến năm 2050, khoảng 19.844 người.
Quy mô dân số tăng cơ học sẽ tăng thêm đến năm 2025, khoảng 5.500 người đến năm 2030, khoảng 6.400 người; đến năm 2050, khoảng 11.600 người.
(2) Tính chất đô thị: Đô thị Hòa Ninh được xác định tính chất là là trung tâm kinh tế, thương mại, dịch vụ, giáo dục, y tế, văn hóa của các xã: Hòa Ninh, Đinh Trang Hòa, Hòa Bắc, Hòa Trung, Hòa Nam, huyện Di Linh; được định hướng đầu tư xây dựng phát triển thành TT Hòa Ninh thuộc huyện Di Linh.
(3) Động lực chính phát triển đô thị:
– Vị trí chiến lược: Là khu vực cửa ngõ, là đầu mối giao thông thuận lợi (giáp QL.20), chịu sức hút phát triển từ TP Bảo Lộc, nên TT. Hòa Ninh có tiềm năng để phát triển thương mại rất lớn.
– Tiềm năng phát triển công nghiệp: có vị trí thuận lợi để quy hoạch CCN mới khi có nguồn lao động dồi dào đã qua đào tạo, giao thông thuận lợi tiếp giáp QL.20, gần vùng SXNN, dịch vụ thương mại phát triển…
– Tiềm năng phát triển thương mại dịch vụ: là đầu mối kinh tế thứ 2 trong Huyện, có lợi thế trong giao lưu kinh tế và phát triển thành điểm phân phối, lưu thông hàng hóa đến Huyện Bảo Lâm, TP Bảo Lộc và phát triển các dịch vụ vận tải, lưu trú… theo QL.20, đường liên xã ĐH1.
(4) Định hướng phát triển:
– Hiện tại đô thị Hòa Ninh chưa được hình thành. Giai đoạn 2021-2025: Từng bước khắc phục và hoàn thiện các tiêu chuẩn chưa đạt của đô thị loại V để Lập đề án công nhận Hòa Ninh là đô thị loại V trước năm 2025.
– Giai đoạn 2026-2030: Tiếp tục khắc phục các tiêu chuẩn đô thị loại V.
– Giai đoạn 2031-2045: Từng bước khắc phục các tiêu chí còn yếu và thiếu của TX Di Linh; hướng tới đạt chất lượng hạ tầng KT-XH, HTKT theo tiêu chí đô thị loại III đến năm 2045, sau khi tỉnh Lâm Đồng trở thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2045, đô thị Hòa Ninh sẽ là một phần khu vực đất đô thị của TX Di Linh.
Đô thị Tân Lâm / Huyện Di Linh
(1) Quy mô dân số đô thị: Dự kiến quy mô dân số tăng tự nhiên đến năm 2030, khoảng 5.500 người; đến năm 2050, khoảng 9.367 người.
Quy mô dân số tăng cơ học sẽ tăng thêm đến năm 2030, khoảng 3.000người; đến năm 2050, khoảng 5.400 người.
(2) Tính chất đô thị: Đô thị Tân Lâm là Đô thị mới hiện nay chưa được thành lập, dự kiến phát triển từ khu vực thuộc địa phận hành chính của xã Tân Lâm. Là khu vực phát triển dựa trên giao lộ giữa QL.28 với QL. Trường Sơn Đông; khu vực khác phát triển về hai bên các trục đường chính
Tính chất: Là đô thị huyện lỵ loại V của huyện Di Linh; là trung tâm văn hóa xã hội, dịch vụ, thương mại và tiểu thủ công nghiệp của huyện Di Linh.
(3) Động lực phát triển:
– Tiềm năng phát triển thương mại dịch vụ: có lợi thế trong giao lưu kinh tế, phát triển thành điểm phân phối, lưu thông hàng hóa, phát triển dịch vụ vận tải, dịch vụ lưu trú theo QL.28 và QL. Trường Sơn Đông.
– Tiềm năng phát triển nông nghiệp: có khí hậu thuận lợi, đất đai màu mỡ. Phân bố trải đều khắp xã đan xen với khu ở. Hình thành vùng nguyên liệu dâu tằm ổn định. Phát triển nhóm cây trồng xen trong vườn cà phê. Nhân rộng mô hình sản xuất cà phê sạch, chất lượng cao. Bố trí các khu vực SXNN công nghệ cao thí điểm ở đây.
(4) Định hướng phát triển:
– Về cơ bản, phạm vi ranh giới, quy mô, tính chất và định hướng phát triển đô thị sẽ được cụ thể trong quá trình lập QHXD các đô thị, được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong giai đoạn 2025-2030.
– Giai đoạn 2031-2045: Từng bước khắc phục các tiêu chí còn yếu và thiếu của TX Di Linh; hướng tới đạt chất lượng hạ tầng KT-XH, HTKT theo tiêu chí đô thị loại III đến năm 2045, sau khi tỉnh Lâm Đồng trở thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2045, đô thị Tân Lâm sẽ là một phần khu vực đất đô thị của TX Di Linh.
Đô thị Gia Hiệp / Huyện Di Linh
(1) Quy mô dân số đô thị: Dự kiến quy mô dân số tăng tự nhiên đến năm 2030, khoảng 6.500 người; đến năm 2050, khoảng 11.070 người.
Quy mô dân số tăng cơ học sẽ tăng thêm đến năm 2030, khoảng 3.600 người; đến năm 2050, khoảng 6.400 người.
(2) Tính chất đô thị: Đô thị Gia Hiệp là Đô thị mới hiện nay chưa được thành lập, dự kiến phát triển từ khu vực thuộc địa phận hành chính của xã Gia Hiệp Tính chất: Là đô thị huyện lỵ loại V của huyện Di Linh; là trung tâm văn hóa xã hội, dịch vụ, thương mại và tiểu thủ công nghiệp của huyện Di Linh.
(3) Động lực phát triển:
– Tiềm năng phát triển công nghiệp: CCN Gia Hiệp tiếp tục kêu gọi các doanh nghiệp lấp đầy.
– Tiềm năng phát triển nông nghiệp: đất đai màu mỡ, địa hình bằng phẳng, có sông Đồng Nai ở phía Bắc cung cấp nước tưới và phù sa. Ngoài ra nghề trồng dâu tằm ở đây cũng có thể phát triển để khai thác du lịch.
(4) Định hướng phát triển :
– Về cơ bản phạm vi ranh giới, quy mô, tính chất và định hướng phát triển đô thị sẽ được cụ thể trong quá trình lập QHXD các đô thị, được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong giai đoạn 2025-2030.
– Giai đoạn 2031-2045: Từng bước khắc phục các tiêu chí còn yếu và thiếu của TX Di Linh; hướng tới đạt chất lượng hạ tầng KT-XH, HTKT theo tiêu chí đô thị loại III đến năm 2045, sau khi tỉnh Lâm Đồng trở thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2045, đô thị Gia Hiệp sẽ là một phần khu vực đất đô thị của TX Di Linh.
Đô thị Tân Châu / Huyện Di Linh
(1) Quy mô dân số đô thị: Dự kiến quy mô dân số tăng tự nhiên đến năm 2030, khoảng 7.000 người; đến năm 2050, khoảng 11.922 người.
Quy mô dân số tăng cơ học sẽ tăng thêm đến năm 2030, khoảng 3.800 người; đến năm 2050, khoảng 6.900 người.
(2) Tính chất đô thị: Đô thị Tân Châu là Đô thị mới hiện nay chưa được thành lập, dự kiến phát triển từ khu vực thuộc địa phận hành chính của xã Tân Châu.
Tính chất: Là đô thị huyện lỵ loại V của huyện Di Linh; là trung tâm văn hóa xã hội, dịch vụ, thương mại và tiểu thủ công nghiệp của huyện Di Linh.
(3) Động lực phát triển:
– Vị trí chiến lược: Nằm gần TT. Di Linh, có nút giao thông giữa QL.28 và đường cao tốc Dầu Giây – Đà Lạt đóng vai trò là nơi cửa ngõ khi đi theo cao tốc vào TT. Di Linh.
– Tiềm năng phát triển thương mại dịch vụ: với vị trí rất gần TT. Di Linh, xã đóng vai trò như vệ tinh của đô thị, có lợi thế để phát triển các dịch vụ thương mại giúp đa dạng hóa các dịch vụ ở huyện.
– Tiềm năng phát triển nông nghiệp: có diện tích đất nông nghiệp lớn, đất đai màu mỡ.
(4) Định hướng phát triển:
– Phạm vi ranh giới, quy mô, tính chất và định hướng phát triển đô thị sẽ được cụ thể trong quá trình lập QHXD các đô thị, được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong giai đoạn 2025-2030.
– Giai đoạn 2031-2045: Trong giai đoạn 2030-2045, khi TT di Linh mở rộng, dự kiến đô thị Tân Châu sẽ sát nhập vào TT Di Linh, định hướng sau năm 2045 khi tỉnh Lâm Đồng trở thành đô thị loại I trực thuộc Trung ương, đô thị Tân Châu sẽ trở thành một phần đất đô thị của trung tâm TX Di Linh trong tương lai.
Đô thị Đinh Văn / Huyện Lâm Hà
(1) Quy mô dân số đô thị: Dự kiến quy mô dân số tăng tự nhiên đến năm 2025 khoảng 30.391 người; đến năm 2030, khoảng 31.634 người; đến năm 2050, khoảng 48.394 người.
Quy mô dân số tăng cơ học sẽ tăng thêm đến năm 2025 khoảng 14.100 người; đến năm 2030, khoảng 17.500 người; đến năm 2050, khoảng 31.600 người.
(2) Tính chất đô thị: Đinh Văn là TT huyện ly của Huyện Lâm Hà, là trung tâm kinh tế, hành chính, văn hóa – xã hội, dịch vụ thương mại của huyện. Đóng vai trò quan trọng đến sự phát triển của huyện và vùng lân cận.
Tuyến QL 27 vừa đóng vai trò giao thông đối ngoại kết nối Đinh Văn với các vùng kinh tế khác vừa đóng vai trò là trục chính đô thị.
(3) Động lực chính phát triển đô thị:
– Phát triển thương mại – dịch vụ dọc theo tuyến QL 27 và chợ Lâm Hà đóng vai trò trung tâm giao thương của cả huyện.
– Phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp: Trên cơ sở khai thác nguồn nguyên liệu địa phương, phát triển các loại hình tiểu thủ công nghiệp như chế biến nông sản, chế biến chè..
(4) Định hướng phát triển:
– TT Đinh Văn, huyện Lâm Hà được công nhận đô thị loại V theo quyết định số 2378/QĐ-UBND ngày 21/12/2015 của UBND tỉnh Lâm Đồng.
– Giai đoạn 2021-2025: Từng bước khắc phục các tiêu chí còn yếu và thiếu của đô thị loại IV; Giai đoạn 2026-2030: Lập đề án công nhận TT Đinh Văn là đô thị loại IV.
– Giai đoạn 2031-2045: Từng bước khắc phục các tiêu chí còn yếu và thiếu của TX Lâm Hà; hướng tới đạt chất lượng hạ tầng KT-XH, HTKT theo tiêu chí đô thị loại III đến năm 2045, sau khi tỉnh Lâm Đồng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2045, đô thị Đinh Văn dự kiến trở thành trung tâm đô thị của TX Lâm Hà.
Đô thị Nam Ban / Huyện Lâm Hà
(1) Quy mô dân số: Dự kiến quy mô dân số tăng tự nhiên đến năm 2025 khoảng 14.804 người; đến năm 2030, khoảng 15.409 người; đến năm 2050, khoảng 23.574 người.
Quy mô dân số tăng cơ học sẽ tăng thêm đến năm 2025 khoảng 6.900 người; đến năm 2030, khoảng 8.500 người; đến năm 2050, khoảng 15.300 người.
(2) Tính chất đô thị: Đô thị Nam Ban là trung tâm tiểu vùng phía Đông của huyện Lâm Hà gồm TT và 4 xã (Đông Thanh, Nam Hà, Mê Linh và Gia Lâm).
Đô thị Nam Ban được xác định là trung tâm đầu mối giao dịch thương mại- dịch vụ, công nghiệp và nông nghiệp thuộc huyện Lâm Hà, là đô thị cửa ngõ của huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng.
Dự kiến, Nam Ban được định hướng là đô thị chuyên ngành kinh tế phía Tây vùng phụ cận TP Đà Lạt, trung tâm du lịch sinh thái cảnh quan và văn hóa bản địa.
(3) Động lực chính phát triển đô thị:
– Phát triển thương mại dịch vụ dọc theo tuyến tỉnh lộ 725 và Chợ Nam Ban đã được xây dựng thành chợ loại II miền núi, đủ diều kiện để phát triển thành khu thương mại và dịch vụ của TT và khu vực.
– Phát triển nông nghiệp công nghệ cao theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với công nghiệp chế biến, bảo quản sau thu hoạch. – Phát triển công nghiệp chế biến nông sản, sản xuất tiểu thủ công nghiệp.
(4) Định hướng phát triển:
– Giai đoạn 2021-2025: Hoàn thiện tiêu chí chưa đạt của đô thị loại V; hướng tới đạt chất lượng hạ tầng KT-XH, HTKT theo tiêu chí đô thị loại IV;
– Giai đoạn 2026-2030: Tiếp tục hoàn thiện tiêu chuẩn chưa đạt chất lượng hạ tầng KT-XH, HTKT theo tiêu chí đô thị loại IV. Lập đề án công nhận TT Nam Ban là đô thị loại IV.
– Giai đoạn 2031-2045: Từng bước khắc phục các tiêu chí còn yếu và thiếu của TX Lâm Hà; hướng tới đạt chất lượng hạ tầng KT-XH, HTKT theo tiêu chí đô thị loại III đến năm 2045, sau khi tỉnh Lâm Đồng trở thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2045, Nam Ban và 4 xã (Đông Thanh, Nam Hà, Mê Linh và Gia Lâm) trở thành khu vực thuộc quận của thành phố trực thuộc Trung ương.
Đô thị Tân Hà / Huyện Lâm Hà
(1) Quy mô dân số đô thị: Dự kiến quy mô dân số tăng tự nhiên đến năm 2030, khoảng 7.000 người; đến năm 2050, khoảng 10.709 người. Quy mô dân số tăng cơ học sẽ tăng thêm đến năm 2030, khoảng 3.900 người; đến năm 2050, khoảng 7.000 người.
(2) Tính chất đô thị: Đô thị Tân Hà là Đô thị mới hiện nay chưa được thành lập, dự kiến phát triển từ khu vực thuộc địa phận trung tâm của 03 xã Tân Hà, Tân Văn và Hoài Đức.
Tính chất: Là đô thị huyện lỵ loại V của huyện Lâm Hà; là trung tâm văn hóa xã hội, dịch vụ, thương mại và tiểu thủ công nghiệp của huyện Lâm Hà.
(3) Động lực phát triển đô thị :
– Là đô thị động lực có vị trí thuận lợi với vai trò là trung tâm tổng hợp chuyên ngành về kinh tế, văn hóa, GDĐT, dịch vụ có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của cụm xã Tân Hà, Tân Văn và Hoài Đức.
– Phát triển nông nghiệp công nghệ cao theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với công nghiệp chế biến, bảo quản sau thu hoạch.
(4) Định hướng phát triển:
– Về cơ bản, phạm vi ranh giới, quy mô, tính chất và định hướng phát triển đô thị sẽ được cụ thể trong quá trình lập QHXD các đô thị, được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong giai đoạn 2025-2030.
– Giai đoạn 2031-2045: Từng bước khắc phục các tiêu chí còn yếu và thiếu của TX Lâm Hà; hướng tới đạt chất lượng hạ tầng KT-XH, HTKT theo tiêu chí đô thị loại III đến năm 2045, sau khi tỉnh Lâm Đồng trở thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2045, đô thị Tân Hà sẽ là một phần khu vực đất đô thị của TX Lâm Hà.
Đô thị Lạc Dương / Huyện Lạc Dương
(1) Quy mô dân số đô thị: Dự kiến quy mô dân số tăng tự nhiên đến năm 2025 khoảng 15.108 người; đến năm 2030, khoảng 19.623 người; đến năm 2050, khoảng 52.213 người.
Quy mô dân số tăng cơ học sẽ tăng thêm đến năm 2025 khoảng 10.500 người; đến năm 2030, khoảng 15.000 người; đến năm 2050, khoảng 27.000 người.
(2) Tính chất đô thị: TT Lạc Dương là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện Lạc Dương, trung tâm du lịch văn hoá dân tộc bản địa và trung tâm nông nghiệp công nghệ cao, nằm ở vị trí cửa ngõ giao thương có vai trò trung chuyển của các vùng kinh tế trọng điểm quốc gia (vùng Tây Nguyên, vùng duyên hải Nam Trung Bộ, vùng Hồ Chí Minh); có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội của huyện Lạc Dương.
(3) Động lực chính phát triển đô thị:
– Là trung tâm hành chính – văn hóa: TT Lạc Dương là TT huyện lỵ của huyện Lạc Dương, là nơi tập trung các công trình hành chính, giáo dục, văn hóa, TDTT của huyện.
– Phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch: Do có vị trí tiếp giáp với đô thị trung tâm Đà Lạt, TT Lạc Dương có tiềm năng để hình thành trọng điểm thương mại dịch vụ liên vùng, đồng thời TT Lạc Dương nằm trong lòng 2 danh lam thắng cảnh du lịch noi tiếng của Đà Lạt – Lâm Đồng là đỉnh Lang Biang – rừng bảo tồn Bi Đoup Núi Bà và hồ Đan Kia – Suối Vàng, có môi trường tự nhiên phong phú và văn hoá dân tộc bản địa đặc thù.
– Phát triển nông nghiệp công nghệ cao: tập trung phát triển du lịch, dịch vụ, thương mại và tiểu thủ công nghiệp phục vụ du lịch; chú trọng phát triển rừng gắn với phát triển kinh tế trang trại theo mô hình nông lâm kết hợp.
+ Trung tâm giao lưu của tỉnh: Hình thành một trọng điểm về dịch vụ du lịch liên vùng dựa trên việc kết nối đô thị Đà Lạt – Nha Trang qua QL27C.
(4) Định hướng phát triển:
– Giai đoạn 2021-2030: Hoàn thiện các tiêu chí chưa đạt của đô thị loại V; Giai đoạn 2026-2030: hướng tới đạt chất lượng hạ tầng KT-XH, HTKT theo tiêu chí đô thị loại IV.
– Giai đoạn 2031-2050: Củng cố và nâng cao chất lượng đô thị hướng tới đạt chất lượng hạ tầng KT-XH, HTKT theo tiêu chí đô thị loại III. Từng bước khắc phục các tiêu chí còn yếu và thiếu của TX Lạc Dương.
Sau khi tỉnh Lâm Đồng trở thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2045, Đô thị Lạc Dương dự kiến trở thành khu vực đô thị là TX Lạc Dương. Định hướng khu vực xã ĐạSar trở thành khu vực đô thị vệ tính mới của đô thị Lạc Dương.
Đô thị Bằng Lăng / Huyện Đam Rông
(1) Quy mô dân số đô thị: Dự kiến quy mô dân số tăng tự nhiên đến năm 2025 khoảng 8.888 người; đến năm 2030, khoảng 10.204 người; đến năm 2050, khoảng 15.157 người.
Quy mô dân số tăng cơ học sẽ tăng thêm đến năm 2025 khoảng 5.200 người; đến năm 2030, khoảng 8.500 người; đến năm 2050, khoảng 23.000 người.
(2) Tính chất đô thị: Đô thị Bằng Lăng là đô thị mới hiện nay chưa được thành lập, dự kiến phát triển từ khu vực thuộc địa phận hành chính của xã Bằng Lăng.
Tính chất đô thị của Bằng Lăng là TT huyện lỵ của huyện Đam Rông, là trung tâm hành chính, kinh tế văn hóa xã hội thương mại dịch vụ của huyện.
(3) Động lực chính phát triển đô thị:
– Phát triển du lịch: Khai thác hiệu quả lợi thế về cảnh quan và vị trí cửa ngõ liên kết vùng trên các tuyến Đà Lạt – Tây Nguyên như Khu du lịch sinh thái Bằng Lăng và các điểm du lịch khác thuộc huyện.
– Phát triển thương mại, dịch vụ dọc theo tuyến đường kết nối ra QL 27 và khu trung tâm hành chính của huyện.
– Phát triển các ngành nghề dựa trên tiềm năng quỹ đất: nông nghiệp, công nghiệp chế biến nông sản, lâm sản.
(4) Định hướng phát triển:
– Giai đoạn 2021-2025: Củng cố, nâng cao chất lượng đô thị, hoàn thiện theo tiêu chuẩn đô thị loại V; Năm 2023: Lập đề án công nhận TT Bằng Lăng là đô thị loại V. Hoàn thiện chất lượng hạ tầng KT-XH, HTKT đô thị đạt tiêu chuẩn đô thị loại V trước năm 2030.
– Giai đoạn 2031-2050: Củng cố và nâng cao chất lượng đô thị hướng tới đạt chất lượng hạ tầng KT-XH, HTKT theo tiêu chí đô thị loại IV. Từng bước khắc phục các tiêu chí còn yếu và thiếu của Đô thị Bằng Lăng. Sau khi tỉnh Lâm Đồng trở thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2045, Đô thị Bằng Lăng được công nhận là đô thị loại IV.
Đô thị Đạ Rsal / Huyện Đam Rông
(1) Quy mô dân số đô thị: Dự kiến quy mô dân số tăng tự nhiên đến năm 2025 khoảng 9.112 người; đến năm 2030, khoảng 10.461 người; đến năm 2050, khoảng 15.539 người.
Quy mô dân số tăng cơ học sẽ tăng thêm đến năm 2025 khoảng 5.300 người; đến năm 2030, khoảng 6.400 người; đến năm 2050, khoảng 4.000 người.
(2) Tính chất đô thị: Đô thị Đạ Rsal là đô thị mới hiện nay chưa được thành lập, dự kiến phát triển từ khu vực thuộc địa phận hành chính của xã Đạ Rsal. Tính chất: Là đô thị huyện lỵ loại V của huyện Đam Rông; là trung tâm văn hóa xã hội, dịch vụ, thương mại và tiểu thủ công nghiệp của huyện Đam Rông.
(3) Động lực chính phát triển đô thị:
– QL 27 xuyên qua đô thị vừa có chức năng là hành lang phát triển kinh tế, vừa có chức năng là trục giao thông đối ngoại, cửa ngõ kết nối phía Bắc của tỉnh Lâm Đồng với tỉnh Đắk Lắk.
– Phát triển thương mại dịch vụ trên tuyến QL 27.
– Phát triển du lịch dựa trên cảnh quan thiên nhiên sẵn có kết hợp các tuyến du lịch liên vùng Đà Lạt – Đắk Lắk.
(4) Định hướng phát triển:
– Đô thị Đạ Rsal là đô thị mới hiện nay chưa được thành lập, dự kiến phát triển từ khu vực thuộc địa phận hành chính của xã Bằng Lăng. Phạm vi ranh giới, quy mô, tính chất và định hướng phát triển đô thị sẽ được cụ thể trong quá trình lập QHXD các đô thị, được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong giai đoạn 2021-2025.
– Đề xuất lộ trình nâng loại: giai đoạn 2021-2025: từng bước khắc phục các tiêu chí còn yếu và thiếu của đô thị loại V, công nhận Đạ Rsal là đô thị loại V trước năm 2025; Giai đoạn 2026-2030: củng cố và nâng cao chất lượng đô thị theo tiêu chuẩn đô thị loại V.
– Giai đoạn 2031-2050: Củng cố và nâng cao chất lượng đô thị hướng tới đạt chất lượng hạ tầng KT-XH, HTKT theo tiêu chí đô thị loại IV. Từng bước khắc phục các tiêu chí còn yếu và thiếu của Đô thị Đạ Rsal. Sau khi tỉnh Lâm Đồng trở thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2045, Đô thị Đạ Rsal được công nhận là đô thị loại IV.
Đô thị Lộc Thắng / Huyện Bảo Lâm
(1) Quy mô dân số đô thị: Dự kiến quy mô dân số tăng tự nhiên đến năm 2025 khoảng 23.204 người; đến năm 2030, khoảng 24.387 người; đến năm 2050, khoảng 39.929 người.
Quy mô dân số tăng cơ học sẽ tăng thêm đến năm 2025 khoảng 5.600 người; đến năm 2030, khoảng 6.500 người; đến năm 2050, khoảng 11.000 người.
(2) Tính chất đô thị: Là trung tâm tổng hợp về chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, dịch vụ, đầu mối giao thông có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của huyện Bảo Lâm và khu vực phía Nam tỉnh Lâm Đồng.
(3) Động lực chính phát triển đô thị:
– Là đô thị công nghiệp và du lịch sinh thái của tỉnh Lâm Đồng.
– Là đầu mối giao thông quan trọng của huyện Bảo Lâm và TP Bảo Lộc đến các khu vực khác trong và ngoài tỉnh. Có chức năng liên kết, giao thương trao đổi hàng hóa giữa các xã của huyện Bảo Lâm và với bên ngoài.
– Là đô thị vệ tinh liền kề quan trọng của TP Bảo Lộc, bổ sung một số chức năng của đô thị Bảo Lộc như du lịch sinh thái, công nghiệp phụ trợ.
(4) Định hướng phát triển:
– TT Lộc Thắng được công nhận đô thị loại V theo quyết định số 2470/QĐ-UBND ngày 21/12/2015 của UBND tỉnh Lâm Đồng.
– Giai đoạn 2021-2025: Hoàn thiện cơ sở hạ tầng đô thị, đồng thời từng bước khắc phục và cải thiện chất lượng đô thị theo tiêu chí đô thị loại IV, công nhận TT Lộc Thắng đạt tiêu chí đô thị loại IV trong giai đoàn 2024 – 2025; Giai đoạn 2026 – 2030: củng cố và nâng cao chất lượng đô thị theo tiêu chí đô thị loại IV.
– Giai đoạn sau 2030 từng bước hoàn thiện các tiêu chuẩn chất lượng hạ tầng KT-XH, HTKT đô thị đạt tiêu chuẩn đô thị loại III, đồng thời lập đề án công nhận đô thị Lộc Thắng là đô thị loại III.
Đô thị Lộc An / Huyện Bảo Lâm
(1) Quy mô dân số đô thị: Dự kiến quy mô dân số tăng tự nhiên đến năm 2025 khoảng 20.057 người; đến năm 2030, khoảng 21.080 người; đến năm 2050, khoảng 34.513 người.
Quy mô dân số tăng cơ học sẽ tăng thêm đến năm 2025 khoảng 4.800 người; đến năm 2030, khoảng 5.300 người; đến năm 2050, khoảng 9.600 người.
(2) Tính chất đô thị: Đô thị Lộc An là Đô thị mới hiện nay chưa được thành lập, dự kiến phát triển từ khu vực thuộc địa phận hành chính của xã Lộc An.
Tính chất: Là đô thị huyện lỵ loại V của huyện Bảo Lâm; Là đô thị động lực, trung tâm tổng hợp chuyên ngành về kinh tế, văn hóa, GDĐT, dịch vụ có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của cụm xã.
(3) Động lực phát triển đô thị:
– Đô thị Lộc An được xác định là trung tâm các xã Lộc An, Lộc Đức, Tân Lạc, Lộc Thành và Lộc Nam của huyện Bảo Lâm, là đầu mối giao dịch thương mại dịch vụ, giáo dục, y tế, văn hóa của các xã trên.
(4) Định hướng phát triển:
– Về cơ bản phạm vi ranh giới, quy mô, tính chất và định hướng phát triển đô thị sẽ được cụ thể trong quá trình lập QHXD các đô thị, được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong giai đoạn 2021-2025.
– Đề xuất lộ trình nâng loại đô thị Lộc An: giai đoạn 2021-2025: từng bước khắc phục các tiêu chí còn yếu và thiếu của đô thị loại V, công nhận đô thị Lộc An là đô thị loại V trước năm 2025; Giai đoạn 2026-2030: Củng cố và nâng cao chất lượng đô thị theo tiêu chuẩn đô thị loại V.
– Giai đoạn sau 2030 từng bước hoàn thiện các tiêu chuẩn chất lượng hạ tầng KT-XH, HTKT đô thị đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV, đồng thời lập đề án công nhận đô thị Lộc An là đô thị loại IV.
Đô thị Lộc Thành / Huyện Bảo Lâm
(1) Quy mô dân số đô thị: Dự kiến quy mô dân số tăng tự nhiên đến năm 2030, khoảng 8.500 người; đến năm 2050, khoảng 13.917 người. Quy mô dân số tăng cơ học sẽ tăng thêm đến năm 2030, khoảng 2.100 người; đến năm 2050, khoảng 3.800 người.
(2) Tính chất đô thị: Đô thị Lộc Thành là Đô thị mới hiện nay chưa được thành lập, dự kiến phát triển từ khu vực thuộc địa phận hành chính của xã Lộc Thành.
Tính chất: Là đô thị huyện lỵ loại V của huyện Bảo Lâm; Là đô thị động lực, trung tâm tổng hợp chuyên ngành về kinh tế, văn hóa, GDĐT, dịch vụ có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của cụm xã.
(3) Động lực phát triển đô thị:
– Lộc Thành là xã nằm cách trung tâm hành chính huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng ba mươi kilômét về phía Nam. Xã Lộc Thành có tuyến QL 55 đi qua từ Bảo Lộc – Hàm Thuận dài 12km tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế xã hội, giao lưu, buôn bán và các ngành nghề tại địa phương.
– Xã Lộc Thành có thế mạnh về sản xuất nông lâm thủy sản (cây cà phê, cây chè, chăn nuôi gia súc, gia cầm) gắn với chế biến và bảo quản sau thu hoạch, tiểu thủ công nghiệp (đan lát, dệt thổ câm, thêu ren), VLXD.
(4) Định hướng phát triển:
– Về cơ bản phạm vi ranh giới, quy mô, tính chất và định hướng phát triển đô thị sẽ được cụ thể trong quá trình lập QHXD các đô thị, được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong giai đoạn 2021-2025.
– Đề xuất lộ trình nâng loại đô thị Lộc Thành: giai đoạn 2021-2025: từng bước khắc phục các tiêu chí còn yếu và thiếu của đô thị loại V; Giai đoạn 2026-2030: công nhận đô thị Lộc Thành là đô thị loại V trước năm 2030.
– Giai đoạn sau 2030 từng bước hoàn thiện các tiêu chuẩn chất lượng hạ tầng KT-XH, HTKT đô thị đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV, đồng thời lập đề án công nhận đô thị Lộc Thành là đô thị loại IV.
Đô thị Lộc Bảo / Huyện Bảo Lâm
(1) Quy mô dân số đô thị: Dự kiến quy mô dân số tăng tự nhiên đến năm 2030, khoảng 5.500 người; đến năm 2050, khoảng 9.005 người. Quy mô dân số tăng cơ học sẽ tăng thêm đến năm 2030, khoảng 1.400 người; đến năm 2050, khoảng 2.5000 người.
(2) Tính chất đô thị: Đô thị Lộc Bảo là Đô thị mới hiện nay chưa được thành lập, dự kiến phát triển từ khu vực thuộc địa phận hành chính của xã Lộc Bảo.
Tính chất: Là đô thị huyện lỵ loại V của huyện Bảo Lâm; Là đô thị động lực, trung tâm tổng hợp chuyên ngành về kinh tế, văn hóa, GDĐT, dịch vụ có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của cụm xã phía Bắc của huyện Bảo Lâm.
(3) Động lực phát triển đô thị:
– Xã Lộc Bảo có thế mạnh về SXNN với các loại cây chủ lực như cà phê, cao su, chè, cây ăn quả (sầu riêng, bơ)… vùng ATK, định hướng phát triển rừng.
(4) Định hướng phát triển:
– Về cơ bản phạm vi ranh giới, quy mô, tính chất và định hướng phát triển đô thị sẽ được cụ thể trong quá trình lập QHXD các đô thị, được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong giai đoạn 2021-2025.
– Đề xuất lộ trình nâng loại đô thị Lộc Bảo: Giai đoạn 2021-2025: từng bước khắc phục các tiêu chí còn yếu và thiếu của đô thị loại V; Giai đoạn 2026-2030: công nhận đô thị Lộc Bảo là đô thị loại V trước năm 2030.
– Giai đoạn sau 2030 từng bước hoàn thiện các tiêu chuẩn chất lượng hạ tầng KT-XH, HTKT đô thị đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV, đồng thời lập đề án công nhận đô thị Lộc Bảo là đô thị loại IV.
Đô thị Mađaguôi / Huyện Đạ Huoai
(1) Quy mô dân số đô thị: Dự kiến quy mô dân số tăng tự nhiên đến năm 2025 khoảng 10.957 người; đến năm 2030, khoảng 12.901 người; đến năm 2050, khoảng 20.228 người.
Quy mô dân số tăng cơ học sẽ tăng thêm đến năm 2025 khoảng 4.400 người; đến năm 2030, khoảng 6.300 người; đến năm 2050, khoảng 11.400 người.
(2) Tính chất đô thị: TT Mađaguôi là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện Đa Huoai. Là đầu mối giao thông, giao lưu kinh tế, văn hóa với các xã và các huyện, tỉnh lân cận; có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội của huyện Đa Huoai.
Theo Quy hoạch tong thể phát triển kinh tế xã hội huyện, TT Mađaguôi được xác định là một trong những đô thị công nghiệp – dịch vụ của tỉnh Lâm Đồng.
(3) Động lực phát triển đô thị:
– Vị trí địa lý thuận lợi: Cách Đà Lạt 155km, cách thành phố Hồ Chí Minh 145km, Thị trấn là cửa ngõ phía Nam của tỉnh Lâm Đồng, thu hút một lượng lớn khách du lịch tới tham quan nghỉ dưỡng.
– Hiện nay, trên địa bàn TT Mađaguôi đã hình thành một số khu du lịch, điểm vui chơi nổi tiếng như khu du lịch rừng Madagui, khu du lịch Đại Tùng Lâm Hoa Sen, trường đua ngựa Thiên Mã-Mafdagui- câu lạc bộ Poli và ngựa biểu diễn, Sân golf Hồng Lam Madagui… cùng các điểm du lịch canh nông như vườn cây ăn trái, vườn dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa và các điểm du lịch canh nông khác.
(4) Định hướng phát triển:
– Đề xuất lộ trình nâng loại TT Mađaguôi: giai đoạn 2021-2025: từng bước khắc phục và cải thiện chất lượng đô thị theo tiêu chí đô thị loại IV, công nhận TT Mađaguôi đạt tiêu chí đô thị loại IV trước năm 2025
– Giai đoạn 2026-2030: Hoàn thiện chất lượng hạ tầng KT-XH, HTKT đô thị đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV. Lập đề án công nhận đô thị Mađaguôi là đô thị loại III trước năm 2030.
– Giai đoạn 2031- 2050: Hoàn thiện chất lượng hạ tầng KT-XH, HTKT đô thị đạt tiêu chuẩn đô thị loại III.
Đô thị Đạ M’ri / Huyện Đạ Huoai
(1) Quy mô dân số đô thị: Dự kiến quy mô dân số tăng tự nhiên đến năm 2025 khoảng 6.347 người; đến năm 2030, khoảng 7.473 người; đến năm 2050, khoảng 11.717 người.
Quy mô dân số tăng cơ học sẽ tăng thêm đến năm 2025 khoảng 2.600 người; đến năm 2030, khoảng 3.700 người; đến năm 2050, khoảng 6.600 người.
(2) Tính chất đô thị: Là đô thị loại V, là một trong hai TT cửa ngõ của tỉnh Lâm Đồng gồm TT Mađaguôi và TT Đạ M’ri thuộc huyện Đạ Huoai; là trung tâm đô thị cấp tiểu vùng huyện và là trung tâm dịch vụ – thương mại, có vai trò thúc đẩy sự phát triển của các xã tiểu vùng kinh tế phía Bắc huyện Đạ Huoai.
(3) Động lực chính phát triển đô thị:
– TT Đạ M’ri nằm dọc QL 20 có tiềm năng trờ thành điểm dừng chân, thu hút thương mại dịch vụ, có vị trí thuận lợi cho việc giao lưu, buôn bán, tiêu thụ các loại nông, sản của địa phương và là đầu mối kinh tế cho các xã phía bắc của huyện. Khí hậu nhiệt đới thuận lợi cho việc phát triển SXNN với các loại cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi gia súc, gia cầm. TT đã được công nhận đạt chuẩn văn minh đô thị lần đầu năm 2017.
– Đô thị Đạ M’ri có vị trí nằm trong dải công nghiệp Đà Lạt – Đức Trọng – Lâm Hà bao gồm: các ngành chế biến chè, lâm sản rau, sản xuất VLXD, cao lanh và sản phẩm sứ.
(4) Định hướng phát triển:
– Đề xuất lộ trình nâng loại đô thị Đạ M’ri: giai đoạn 2021-2030: Từng bước khắc phục các tiêu chí còn yếu và thiếu của đô thị loại V, hướng đến đạt chất lượng hạ tầng KT-XH, HTKT đô thị đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV trong giai đoạn 2031-2050.
Đô thị Đạ Tẻh / Huyện Đạ Tẻh
(1) Quy mô dân số đô thị: Dự kiến quy mô dân số tăng tự nhiên đến năm 2025 khoảng 18.416 người; đến năm 2030, khoảng 20.332 người; đến năm 2050, khoảng 33.789 người.
Quy mô dân số tăng cơ học sẽ tăng thêm đến năm 2025 khoảng 7.000 người; đến năm 2030, khoảng 10.000 người; đến năm 2050, khoảng 18.000 người.
(2) Tính chất đô thị: TT Đạ Tẻh được xác định là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, thương mại – dịch vụ của huyện; là trung tâm giao lưu kinh tế, văn hóa của các huyện phía Nam; là trung tâm công nghiệp của huyện Đạ Tẻh.
(3) Động lực chính phát triển đô thị:
– Tiềm năng phát triển nông nghiệp công nghệ cao; phát triển thương mại, dịch vụ cấp vùng.
– Tiềm năng về đất đai, nguồn nước, cảnh quan, vãn hóa lịch sử để phát triển đô thị mới, phát triển du lịch.
– Tiềm năng nguồn nhân lực và phát triển khoa học kỳ thuật ngành nông nghiệp.
(4) Định hướng phát triển:
– TT Đạ Tẻh được công nhận là đô thị loại V theo Quyết định số 2741/QĐ-UBND ngày 21/12/2015 của UBND tỉnh’ Lâm Đồng. – Giai đoạn 2021-2025 đô thị Đạ Tẻh hoàn thiện các tiêu chuẩn còn thiếu và yếu của đô thị loại V.
– Giai đoạn 2026-2030: hướng đến tiêu chuẩn chất lượng hạ tầng KT-XH, HTKT đô thị đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV làm cơ sở lập đề án công nhận đô thị Đạ Tẻh đạt tiêu chí đô thị loại IV trước năm 2030.
– Giai đoạn 2031-2050 hoàn thiện các tiêu chuẩn còn thiếu và yếu của đô thị loại IV.
* Nghiên cứu bổ sung đô thị Đạ Lây là đô thị vệ tinh của đô thị Đạ Tẻh, với vai trò là trung tâm dịch vụ phía Tây Nam của huyện Đạ Tẻh. Động lực phát triển: phát triển tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp chất lượng cao, trung tâm dịch vụ hỗ trợ sản xuất; thương mại dịch vụ, du lịch sinh thái. Xem xét các tiêu chuẩn chất lượng hạ tầng KT-XH, HTKT đô thị để hình thành đô thị loại V trong tương lai giai đoạn 2031-2050.
Đô thị Cát Tiên / Huyện Cát Tiên
(1) Quy mô dân số đô thị: Dự kiến quy mô dân số tăng tự nhiên đến năm 2025 khoảng 10.387 người; đến năm 2030, khoảng 12.042 người; đến năm 2050, khoảng 18.510 người.
Quy mô dân số tăng cơ học sẽ tăng thêm đến năm 2025 khoảng 4.000 người; đến năm 2030, khoảng 5.800 người; đến năm 2050, khoảng 10.400 người.
(2) Tính chất đô thị: TT Cát Tiên được xác định là trung tâm huyện lỵ Cát Tiên, trung tâm chính trị hành chính, kinh tế, văn hóa – xã hội của huyện. Định hướng phát triển thương mại, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ nông nghiệp.
Đô thị TT Cát Tiên đóng vai trò vừa là đô thị hạt nhân của vùng huyện Cát Tiên, vừa là đô thị trong hệ thống đô thị vệ tinh của tiểu vùng III.
(3) Động lực phát triển:
– Tiềm năng về vị trí chiến lược phát triển nông nghiệp, công nghiệp, thương mại dịch vụ cấp vùng.
– Tiềm năng về đất đai, nguồn nước, cảnh quan, văn hóa lịch sử phát triển đô thị mới, phát triển du lịch. – Tiềm năng nguồn nhân lực và phát triển KHKT cho ngành nông nghiệp.
(4) Định hướng phát triển:
– TT Cát Tiên được hình thành trên cơ sở sáp nhập toàn bộ diện tích tự nhiên xã Phù Mỹ và TT Đồng Nai theo NQ số 134/NQ-CP ngày 29/12/2013 của Chính phủ. TT Cát Tiên được công nhận đô thị loại V theo quyết định số 1606/QĐ-UBND ngày 31/7/2014 của UBND tỉnh Lâm Đồng. – Giai đoạn 2021-2025 đô thị Cát Tiên hoàn thiện các tiêu chuẩn còn thiếu và yếu của đô thị loại V.
– Giai đoạn 2026-2030: hướng đến tiêu chuẩn chất lượng hạ tầng KT-XH, HTKT đô thị đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV làm cơ sở lập đề án công nhận đô thị Cát Tiên đạt tiêu chí đô thị loại IV trước năm 2030.
– Giai đoạn 2031-2050 hoàn thiện các tiêu chuẩn còn thiếu và yếu của đô thị loại IV. – Giai đoạn 2021-2030 đô thị Cát Tiên hoàn thiện các tiêu chuẩn còn thiếu và yếu của đô thị loại V; giai đoạn 2030-2050 hướng đến tiêu chuẩn chất lượng hạ tầng KT-XH, HTKT đô thị đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV làm cơ sở Lập đề án công nhận đô thị Cát Tiên đạt tiêu chí đô thị loại IV đến năm 2045.
Đô thị Phước Cát / Huyện Cát Tiên
(1) Quy mô dân số đô thị: Dự kiến quy mô dân số tăng tự nhiên đến năm 2025 khoảng 7.567 người; đến năm 2030, khoảng 8.772 người; đến năm 2050, khoảng 13.484 người.
Quy mô dân số tăng cơ học sẽ tăng thêm đến năm 2025 khoảng 3.000 người; đến năm 2030, khoảng 4.200 người; đến năm 2050, khoảng 7.600 người.
(2) Tính chất đô thị: là trung tâm tiểu vùng, trung tâm giao lưu kinh tế – văn hoá, trung tâm thương mại, dịch vụ phía Tây Nam của huyện Cát Tiên.
(3) Động lực phát triển:
– Phát triển tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp chất lượng cao, thương mại dịch vụ, du lịch sinh thái gắn với bảo tồn, phát triển bản sắc các làng văn hóa đồng bào dân tộc.
(4) Định hướng phát triển:
– TT Phước Cát được công nhận là đô thị loại V theo Quyết định số 2304/QĐ-UBND ngày 12/10/2011 của UBND tỉnh Lâm Đồng.
– Giai đoạn 2021-2030 đô thị Phước Cát hoàn thiện các tiêu chuẩn còn thiếu và yếu của đô thị loại V.
– Giai đoạn 2031-2050 hướng đến tiêu chuẩn chất lượng hạ tầng KT-XH, HTKT đô thị đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV làm cơ sở lập đề án công nhận đô thị Phước Cát đạt tiêu chí đô thị loại IV đến năm 2045.
Bản đồ QHĐT Lâm Đồng 2030 (17,3 MB)
Tổng hợp bởi ashtechservice.com
4.8/5 – (6 bình chọn)