Quy hoạch xây dựng vùng huyện Ngọc Lặc (Thanh Hóa)

0
87

/* custom css */
.tdi_2.td-a-rec{
text-align: center;
}.tdi_2 .td-element-style{
z-index: -1;
}.tdi_2.td-a-rec-img{
text-align: left;
}.tdi_2.td-a-rec-img img{
margin: 0 auto 0 0;
}@media (max-width: 767px) {
.tdi_2.td-a-rec-img {
text-align: center;
}
}

Phương án quy hoạch xây dựng vùng huyện Ngọc Lặc (Thanh Hóa) thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn năm 2045.

Phạm vi, tính chất, hướng phát triển trọng tâm

Phạm vi: Gồm toàn bộ địa giới hành chính huyện Ngọc Lặc, diện tích tự nhiên là 490,99 km2; ranh giới cụ thể như sau:

  • Phía Bắc giáp huyện Cẩm Thủy, huyện Bá Thước;
  • Phía Nam giáp huyện Thọ Xuân, huyện Thường Xuân;
  • Phía Đông giáp huyện Yên Định;
  • Phía Tây giáp huyện Lang Chánh.

Tính chất: Là trung tâm tổng hợp của vùng liên huyện, gồm: Ngọc Lặc, Lang Chánh, Cẩm Thủy, Thường Xuân, là trung tâm văn hóa xã hội của vùng miền núi phía Tây tỉnh Thanh Hóa với trọng tâm là phát triển đô thị gắn với phát triển các ngành có ưu thế như: Công nghiệp; thương mại – dịch vụ; y tế; giáo dục đào tạo; văn hóa thể thao, có vai trò động lực phát triển kinh tế xã hội cho vùng liên huyện và khu vực miền núi phía Tây tỉnh Thanh Hóa.

Hướng phát triển trọng tâm: Định hướng phát triển huyện Ngọc Lặc dựa trên 04 trụ cột:

  • Phát triển đô thị trở thành đô thị trung tâm vùng miền núi phía Tây;
  • Công nghiệp chế biến chế tạo;
  • Thương mại dịch vụ;
  • Nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao.

Bố trí, sắp xếp hệ thống các thị trấn, trung tâm cụm xã

Hệ thống đô thị huyện Ngọc Lặc đến năm 2030 bao gồm thị trấn Ngọc Lặc, thị trấn Ba Si, thị trấn Phố Châu.

Định hướng đến năm 2030, xây dựng huyện Ngọc Lặc đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV trên toàn huyện, hướng tới đến năm 2040 huyện Ngọc Lặc trở thành thị xã với vùng nội thị bao gồm: (1) TT Ngọc Lặc và các xã: (2) Phúc Thịnh, (3) Kiên Thọ, (4) Nguyệt Ấn, (5) Minh Tiến – Lam Sơn, (6) Minh Sơn, (7) Ngọc Sơn – Ngọc Liên, (8) Quang Trung, (9) Thúy Sơn, (10) Ngọc Trung.

Trung tâm cụm xã: Xây dựng 03 trung tâm cụm xã có vai trò là trung tâm cho các tiểu vùng trong huyện, bao gồm:

  • Xã Nguyệt Ấn – tiểu vùng phía Nam,
  • Xã Ngọc Trung – tiểu vùng phía Đông,
  • Xã Cao Ngọc – tiểu vùng phía Tây.

Định hướng phát triển hạ tầng kinh tế, xã hội

Định hướng hạ tầng xã hội

Hạ tầng giáo dục: Ổn định các trường THPT, THCS, dân tộc nội trú và trung cấp nghề hiện có trên địa bàn huyện, từng bước cải thiện cơ sở vật chất và nâng cao chất lượng đào tạo và tăng thêm lớp học tùy theo nhu cầu thực tế. Khuyến khích phát triển các cơ sở giáo dục ngoài công lập, đặc biệt ở khối mầm non và trường liên cấp.

Hạ tầng y tế: Nâng cấp bệnh viên đa khoa Ngọc Lặc tại thị trấn Ngọc Lặc trở thành bệnh viện hạng 1 để phục vụ cho vùng miền núi phía Tây và một phần các huyện lân cận, khu vực Đông Bắc Lào. Thu hút đầu tư bệnh viện ngoài công lập quy mô khoảng 500 giường tại thị trấn Ngọc Lặc, vị trí theo quy hoạch đô thị trung tâm vùng miền núi.

Hạ tầng văn hóa, thể thao: Tiếp tục hoàn thiện và xây dựng khu không gian văn hóa các dân tộc tại khu vực hang Bàn Bù kết hợp xây dựng các công trình văn hóa cấp huyện đảm bảo quy mô tổ chức các hoạt động văn hóa của vùng miền núi nói chung và văn hóa Mường nói riêng, hướng tới là một trong những địa điểm tổ chức Ngày hội văn hóa dân tộc Mường toàn quốc nhằm quảng bá hình ảnh, văn hóa địa phương.

Trung tâm thể dục thể thao bố trí tại khu vực dọc QL15, giáp phía Đông khu không gian văn hóa để gắn kết tạo thành một quần thể văn hóa thể thao để gắn kết với không gian văn hóa hiện có và khai thác được yếu tố cảnh quan đặc trưng của khu vực miền núi.

Định hướng phát triển hạ tầng kinh tế

Hạ tầng thương mại: Định hướng đến năm 2030, trên địa bàn huyện Ngọc Lặc có 04 trung tâm thương mại, bao gồm: TTTM Ngọc Lặc 1 tại thị trấn Ngọc Lặc (hạng 2); TTTM Ngọc Lặc 2 tại thị trấn Ngọc Lặc (hạng 3); TTTM Ba Si tại xã Kiên Thọ (hạng 3); TTTM Phố Châu tại xã Minh Sơn (hạng 3).

Định hướng trên địa bàn huyện có 18 chợ, bao gồm:Thị trấn Ngọc lặc có 02 chợ, trong đó chợ phố Cống là chợ hạng 2 và một chợ hạng 3; 16/20 xã bố trí chợ hạng 3 phục vụ cho địa bàn xã (có 04 xã không bố trí chợ bao gồm: Thúy Sơn, Minh Tiến, Phùng Minh, Cao Thịnh). Bố trí thêm 01 chợ đầu mối nông lâm sản tại xã Kiên Thọ.

Hạ tầng phát triển công nghiệp: Phát triển KCN Ngọc Lặc (150 ha). Phát triển 05 CCN, gồm: CCN Phúc Thịnh (50 ha), CCN Cao Lộc Thịnh (48 ha); bổ sung mới CCN Minh Tiến (70 ha), CCN Ngọc Sơn (75 ha), CCN Ngọc Trung (70 ha); tổng diện tích đất khoảng 313 ha.

Quy hoạch hạ tầng giao thông huyện Ngọc Lặc

Tuân thủ hệ thống quốc lộ theo quy hoạch đã được phê duyệt, bao gồm đường Hồ Chí Minh; Quốc lộ 15; Quốc lộ 47C. Các tuyến đã được xác định trong quy hoạch bao gồm:

  • Đường tỉnh 516B;
  • Đường tỉnh 506D (đường Thọ Minh – Ba Si);
  • Đường Quang Trung – Yên Lâm (Yên Định);
  • Đường Minh Sơn – Thành Minh (huyện Thạch Thành);
  • Đường nối QL47 – QL15 – QL217;
  • Đường từ TP Thanh Hóa kết nối với các huyện phía Tây của tỉnh;
  • Tuyến Xuân Thiên (huyện Thọ Xuân) – Ngọc Phụng (huyện Thường Xuân);
  • Tuyến Quang Trung (huyện Ngọc Lặc) – Thiết Ống (huyện Bá Thước).

Bổ sung mới tuyến đường tỉnh: Đường nối Ngọc Lặc – cửa khẩu Khẹo (huyện Thường Xuân): điểm đầu tại đường Hồ Chí Minh vị trí theo tuyến đường giao thông thoát nạn đến hồ Cống Khê (thuộc dự án AFD) đi theo đường Cao Ngọc đến khu trung tâm xã Vân Am.

Xây dựng đoạn tuyến mới từ xã Vân Am đi xã Lương Sơn huyện Thường Xuân. Quy mô tối thiểu đường cấp V. Chiều dài qua huyện dự kiến khoảng 18,6km.

BẢN ĐỒ QH THANH HÓA 2021 – 2030

(Quy hoạch huyện Ngọc Lặc)

4.8/5 – (6 bình chọn)

The post Quy hoạch xây dựng vùng huyện Ngọc Lặc (Thanh Hóa) appeared first on Cửa Sổ Tin Học.