Quy hoạch du lịch Thành phố Đà Nẵng đến năm 2030

0
79

/* custom css */
.tdi_2.td-a-rec{
text-align: center;
}.tdi_2 .td-element-style{
z-index: -1;
}.tdi_2.td-a-rec-img{
text-align: left;
}.tdi_2.td-a-rec-img img{
margin: 0 auto 0 0;
}@media (max-width: 767px) {
.tdi_2.td-a-rec-img {
text-align: center;
}
}

Quy hoạch phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 :Cẩm Lệ, Hải Châu, Liên Chiểu, Ngũ Hành Sơn, Sơn Trà, Thanh Khê và 2 huyện : Hòa Vang, Hoàng Sa.

Du lịch thành phố Đà Nẵng

Hiện nay, sản phẩm du lịch Đà Nẵng khá đa dạng về loại hình, thu hút nhiều đối tượng khách, được chia thành các nhóm bao gồm: Du lịch biển và nghỉ dưỡng cao cấp; Du lịch đô thị gắn với vui chơi giải trí, mua sắm, ẩm thực và hoạt động du lịch về đêm; Du lịch MICE; Du lịch văn hoá, lịch sử, tâm linh; Du lịch sinh thái, cộng đồng, nông nghiệp và nông thôn; Sản phẩm du lịch đường thủy nội địa; Sản phẩm du lịch chăm sóc sức khỏe.

Du lịch biển đã tạo được thương hiệu quốc tế với hệ thống các khu nghỉ dưỡng cao cấp dọc tuyến biển Đà Nẵng [1], các khu nghỉ dưỡng sinh thái [2], cơ sở hạ tầng đồng bộ, tương đối hiện đại. [3] Chất lượng và khả năng đáp ứng thị trường được đánh giá ở mức tốt, có khả năng phục vụ đa dạng thị trường, kể cả những đối tượng khách có mức chi tiêu cao.

Các loại hình vui chơi giải trí khá phong phú được đầu tư tại các khu điểm du lịch lớn [4]; hình thành khu vui chơi giải trí có thưởng dành cho người nước ngoài, casino; các sân golf Bà Nà Hills Golf Club [5], BRG Danang Golf Resort [6] được đánh giá cao với nhiều danh hiệu quốc tế; hình thành các điểm mua sắm nổi tiếng (Chợ Hàn, Chợ Cồn, các trung tâm thương mại BigC, Lotte, Vincom…), các cửa hàng mua sắm đặc sản miền Trung, hệ thống nhà hàng ẩm thực từ cao cấp hàng đầu châu Á (La Maison 1888 – Intercontinental Đà Nẵng) đến truyền thống, bình dân tại các tuyến phố ẩm thực, hải sản. Thành phố đã tổ chức nhiều sự kiện du lịch quốc tế [7] với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao biển,…thu hút đông đảo du khách.

[1] Khu nghỉ dưỡng InterContinental Da Nang Sun Peninsula Resort, Furama, Vinpearl, Hyatt, Premier Village, Nam An Retreat, Crowne Plaza, Mikazuki Japanese Resorts & Spa… Đặc biệt, khu nghỉ dưỡng Intercontinental Danang Sun Penisula vừa được Tạp chí Condé Nast Traveler (Mỹ) bình chọn là khu nghỉ dưỡng hàng đầu Châu Á năm 2021.

[2] Mercure Danang French Village Ba Na Hills, Ebisu Onsen Resort…

[3] Các tuyến đường ven biển Hoàng Sa – Võ Nguyên Giáp, Trường Sa, Nguyễn Tất Thành; hệ thống bãi tắm công cộng ven biển.

[4] Sunworld Bà Nà Hills (số lượng khách đến Sunworld Bà Nà Hills năm 2019 đã đạt 4,7 triệu lượt, đạt tỷ lệ hơn ½ tổng lượt khách tham quan, du lịch đến Đà Nẵng với Cầu Vàng đã trở thành “hiện tượng” thu hút khách), Sunworld Da Nang Wonders (Công viên Châu Á), Công viên suối khoáng nóng Thần Tài, khu vui chơi giải trí trong nhà Helio Center, khu tổ hợp giải trí Mikazuki

[5] Được vinh danh là Sân golf tốt nhất Châu Á tại Lễ trao giải World Golf Awards trong nhiều năm

[6] Được vinh danh là sân gôn tốt nhất Việt Nam và khu nghỉ dưỡng gôn tốt nhất Châu Á – Thái Bình Dương trong hệ thống giải thưởng Global Golf Awards 2020

[7] Cuộc thi VNG IRONMAN 70.3 Việt Nam, IRON KID, Cuộc thi Marathon quốc tế, Đại hội thể thao bãi biển Châu Á ABG5, Đại hội du lịch Golf châu Á 2017, Liên hoan phim Việt Nam lần thứ XX, Cuộc đua thuyền buồm vòng quanh thế giới Clipper Race, Lễ hội ẩm thực quốc tế, Hội chợ Du lịch quốc tế BMTM Đà Nẵng, các chương trình đại nhạc hội biển… Khai trương mùa du lịch biển, Đà Nẵng – Điểm hẹn mùa hè

Trong đó Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng đã trở thành thương hiệu của thành phố; năm 2016 Đà Nẵng đạt danh hiệu “Điểm đến Sự kiện và lễ hội hàng đầu châu Á” tại Lễ trao giải thưởng World Travel Awards.

Sản phẩm du lịch về đêm được đầu tư đáp ứng nhu cầu của du khách [1]; tiếp tục đầu tư dự án Phố đi bộ Bạch Đằng – Nguyễn Văn Trỗi – Trần Hưng Đạo, thí điểm Chương trình Đà Nẵng về đêm – Danang By Night, thí điểm các hoạt động vui chơi giải trí về đêm tại bãi biển Mỹ An… Chất lượng và khả năng đáp ứng thị trường được đánh giá ở mức tốt, tuy nhiên cần đầu tư phát triển thêm các sản phẩm dịch vụ để thu hút các phân khúc khách có mức chi tiêu cao.

Du lịch MICE đang được đầu tư để trở thành sản phẩm du lịch thế mạnh của Đà Nẵng [2] với nhiều khách sạn 5 sao có cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại [3], các Trung tâm Hội chợ triển lãm Đà Nẵng, Cung thể thao Tiên Sơn, Cung Hội nghị Quốc tế Ariyana…[4]; đăng cai và tổ chức thành công Tuần lễ cấp cao APEC 2017.

Chất lượng và khả năng đáp ứng thị trường được đánh giá ở mức cao, có khả năng phục vụ đa dạng thị trường và phân khúc, kể cả những đối tượng khách có mức chi tiêu cao.

Một số điểm văn hóa, lịch sử được du khách yêu thích như:

Di tích quốc gia đặc biệt danh thắng Ngũ Hành Sơn [5], Thành Điện Hải gắn với Bảo Tàng Đà Nẵng, Bảo tàng nghệ thuật Điêu khắc Chăm, Chùa Linh Ứng – bán đảo Sơn Trà, các nhà thờ…. Chất lượng và khả năng đáp ứng thị trường được du khách đánh giá ở mức tốt, nhưng các dịch vụ chưa đủ đa dạng. Bên cạnh đó, thành phố còn có các chương trình nghệ thuật mang tính văn hóa như: Tuồng (Trầm tích sông Hàn, Hồn Việt) tại nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh, các show diễn nghệ thuật (Charming Đà Nẵng, Áo dài show)…

Du lịch sinh thái tập trung tại khu vực phía Tây [6] và khu vực Bán đảo Sơn Trà [7]; khai trương mô hình du lịch cộng đồng homestay Alăng Như (Hòa Bắc, Hòa Vang) [8] và một số mô hình du lịch sinh thái gắn với cộng đồng đang được khai thác tương đối hiệu quả [9], được du khách đánh giá tốt, đủ khả năng phục vụ đa dạng đối tượng khách. Tuy

[1] Tại khu phố du lịch An Thượng, chợ đêm Sơn Trà, Hòa Khánh, phố ẩm thực đêm Phạm Hồng Thái, Lê Thanh Nghị, tuyến phố chuyên doanh nhà hàng Cơm niêu đường Nguyễn Tri Phương, phố hải sản khu vực biển, các tour du ngoạn sông Hàn ban đêm hay tour xích lô thưởng ngoạn trung tâm thành phố, đi bộ ngắm cảnh 02 bờ sông Hàn, dọc bờ biển Đà Nẵng…

[2] Tổng lượng khách MICE nội địa và quốc tế đến Đà Nẵng năm 2015 ước tính đạt 824.032 lượt, chiếm 17,6% tổng lượng khách đến Đà Nẵng. Đặc biệt sau sự kiện Đà Nẵng đã đăng cai và tổ chức thành công sự kiện APEC 2017, lượng khách MICE đến Đà Nẵng tăng đáng kể, cụ thể năm 2018 đạt 2.145.360 lượt khách tăng 61% so với năm 2015 và năm 2019 đạt 2.412.899 lượt tăng 65% so với năm 2015 và tăng 11% so với năm 2018.

[3] Hơn 700 phòng họp, hội thảo có sức chứa từ 5.150-27.400 khách

[4] Furama Resort, Crowne Plaza Danang, Hyatt Regency Danang, Novotel Danang Premier Han River,…

[5] Năm 2019, tổng khách đến tham quan Di tích quốc gia đặc biệt danh thắng Ngũ Hành Sơn đạt 1,99 triệu lượt

[6] Quần thể du lịch sinh thái Bà Nà – Suối Mơ, khu du lịch trượt thác mạo hiểm Hòa Phú Thành, Khu du lịch sinh thái Lái Thiêu, Công viên suối khoáng nóng Núi Thần Tài,…

[7] Các điểm dừng chân: Nhà Vọng Cảnh, Đỉnh Bàn Cờ, Cây Đa đi sản, điểm bay dù lượn, chùa Linh Ứng… với các Tour vòng quanh bán đảo Sơn Trà, Lên rừng xuống biển, Ngắm Vọoc khám phá hệ sinh thái, Khám phá Cây đa di sản… Khách tham quan bán đảo Sơn Trà năm 2019 đạt 2,87 triệu lượt

[8] Ước tính đến nay đã đón hơn 800 lượt khách đến tham quan và lưu trú qua đêm.

[9] Bãi tắm Tuấn Anh (thực hiện dịch vụ tắm suối, ẩm thực Cơ Tu), Khu du lịch Yên Retreat (du lịch sinh thái nhà vườn, cắm trại kết hợp nghỉ dưỡng), Làng văn hóa Cơ Tu Toom Sara (tham quan, xem dệt thổ cẩm, điêu khắc gỗ, đốt lửa trại, nghe các loại đàn, sáo, trống của người Cơ Tu)…; tiếp tục hỗ trợ đầu tư hình thành mô hình homestay nhà cổ Tích Thiện Đường tại thôn Thái Lai, Túy Loan.

Tại quận Liên Chiểu, một số hạng mục trong Đề án phát triển du lịch cộng đồng Nam Ô cũng đã được khởi động như Công viên sinh thái ghềnh Nam Ô, Quảng trường phía Nam ghềnh Nam Ô, bãi tắm, bãi tập kết thuyền thúng của người dân, dự án du lịch cộng đồng Nam Ô…

Phát triển hệ thống cơ sở lưu trú du lịch theo không gian du lịch

– Không gian du lịch ven bờ Đông: CSLTDL cao cấp, hạng sang, siêu sang, thiết kế sáng tạo gắn với giải trí biển, giải trí về đêm: khách sạn, khu nghỉ dưỡng hạng sang, siêu sang, cơ sở lưu trú hạng 4-5 sao có ý tưởng thiết kế mới lạ, độc đáo; homestay boutique (tại khu vực phát triển du lịch cộng đồng); ưu tiên dự án cơ sở lưu trú du lịch có thương hiệu quốc tế và đạt đẳng cấp hạng sang, siêu sang.

Không gian du lịch Vịnh Đà Nẵng: CSLTDL cao cấp gắn với giải trí biển, thể thao biển, giải trí về đêm: cơ sở lưu trú du lịch hạng 3-4 sao; homestay boutique; bãi cắm trại du lịch (Glamping – cắm trại chất lượng cao) (tại khu vực phát triển du lịch cộng đồng); tàu thủy lưu trú du lịch hạng 3-5 sao và cao cấp; ưu tiên thương hiệu quốc tế gắn với dịch vụ lưu trú cao cấp, sáng tạo.

Không gian du lịch đô thị trung tâm: CSLTDL cao cấp, có thiết kế sáng tạo: tổ hợp thương mại – dịch vụ – khách sạn 4-5 sao có nhiều dịch vụ hỗ trợ; tàu thủy lưu trú du lịch hạng 3-5 sao và cao cấp; ưu tiên thương hiệu quốc tế gắn với dịch vụ lưu trú – hội nghị – ẩm thực cao cấp, sáng tạo.

Không gian du lịch sườn đồi và đô thị phi thuế quan thông minh: CSLTDL cao cấp, có thiết kế sáng tạo kết nối giữa thiên nhiên và đô thị nén hiện đại: tổ hợp thương mại – dịch vụ – khách sạn/resort 5 sao hướng đến cung cấp các dịch vụ cao cấp về ẩm thực, mua sắm, chăm sóc sức khỏe, MICE; ưu tiên thu hút các loại hình CSLTDL có thiết kế mang bản sắc riêng hoặc theo chủ đề, các thương hiệu vận hành tổ hợp CSLTDL quốc tế nổi tiếng về phong cách bền vững, bản sắc, cao cấp.

Không gian “đô thị sân bay” và cảng biển du lịch: Tổ hợp thương mại – dịch vụ – CSLTDL hạng 3-5 sao có nhiều dịch vụ hỗ trợ; tàu thủy lưu trú du lịch 3-5 sao và cao cấp; ưu tiên thương hiệu quốc tế gắn với dịch vụ lưu trú – hội nghị – ẩm thực cao cấp, sáng tạo.

Không gian du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng phía Đông: CSLTDL, khu nghỉ dưỡng hạng sang, siêu sang, concept khác biệt, sáng tạo phù hợp đặc thù sinh thái rừng núi, tàu thủy lưu trú du lịch cao cấp 4-5 sao. Ưu tiên dự án cơ sở lưu trú du lịch có thương hiệu quốc tế và đạt đẳng cấp hạng sang, siêu sang.

Không gian du lịch sinh thái phía Tây: CSLTDL, khu nghỉ dưỡng cao cấp, thiết kế sáng tạo kết nối với thiên nhiên: tổ hợp thương mại – dịch vụ – khách sạn/resort 3-5 sao với các dịch vụ cao cấp về ẩm thực, mua sắm, chăm sóc sức khỏe, MICE; loại hình homestay boutique, hostel boutique, bãi cắm trại du lịch (ưu tiên Glamping – cắm trại chất lượng cao) tại khu vực phát triển du lịch cộng đồng; ưu tiên thu hút các loại hình CSLTDL có thiết kế độc đáo, có thương hiệu vận hành tổ hợp CSLTDL quốc tế nổi tiếng về phong cách bền vững, bản sắc.

Không gian du lịch gắn với nông nghiệp, nông thôn: CSLTDL cộng hưởng với dịch vụ du lịch làng quê, làng nghề, nông nghiệp và nông nghiệp công nghệ cao: homestay boutique hoặc resort khai thác các sản phẩm từ nông trại và không gian nông nghiệp; các loại hình CSLTDL có thiết kế độc đáo, có thương hiệu vận hành tổ hợp CSLTDL quốc tế nổi tiếng về phong cách bền vững, bản sắc; bãi cắm trại du lịch (ưu tiên Glamping – cắm trại chất lượng cao).

Không gian du lịch gắn với đổi mới sáng tạo: CSLTDL có thiết kế sáng tạo gắn với đặc thù đô thị: tổ hợp thương mại – dịch vụ – khách sạn hạng 3-5 sao có nhiều dịch vụ hỗ trợ; ưu tiên thương hiệu quốc tế gắn với dịch vụ lưu trú – hội nghị – ẩm thực cao cấp, sáng tạo.

Bản đồ QHDL TP Đà Nẵng (68,8 MB)

Bản đồ QHDL TP Đà Nẵng (51,6 MB)

5/5 – (2 bình chọn)

The post Quy hoạch du lịch Thành phố Đà Nẵng đến năm 2030 appeared first on Cửa Sổ Tin Học.

The post Quy hoạch du lịch Thành phố Đà Nẵng đến năm 2030 appeared first on Cửa Sổ Tin Học.