Quy hoạch vùng liên huyện, vùng huyện tỉnh Cà Mau

0
88

Quy hoạch vùng liên huyện, vùng huyện tỉnh Cà Mau đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 bao gồm TP Cà Mau, Cái Nước, Đầm Dơi, Năm Căn, Ngọc Hiển, Phú Tân, Thới Bình, Trần Văn Thời, U Minh.

Quy hoạch vùng liên huyện tỉnh Cà Mau

Tỉnh Cà Mau được phân thành 3 vùng phát triển liên huyện cụ thể như sau:

Vùng liên huyện khu vực trung tâm (nội địa)

Bao gồm TP. Cà Mau và huyện Thới Bình, huyện Cái Nước.

a) Quy mô: Diện tích tự nhiên: khoảng 1.303,01 km2.

b) Dân số: Năm 2030: 700–740 nghìn người, chiếm 45-50% dân số toàn tỉnh.

c) Tiềm năng, của vùng Vị trí địa kinh tế: nằm về phía Đông Bắc của tỉnh (vùng kinh tế nội địa), trong đó TP. Cà Mau là đô thị loại II cấp vùng, trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa – khoa học kỹ thuật của tỉnh Cà Mau.

Là trung tâm tiểu vùng phía Nam của vùng ĐBSCL. Giao nhau của các trục hành lang kinh tế đô thị Quốc gia: Quốc lộ 1, Cao tốc Cần Thơ – Cà Mau, QL 63, đường ven biển.

Các trục hành lang này gắn kết thuận lợi với trục hành lang kinh tế đô thị quốc tế: tuyến Xuyên Á kết nối Tp. Bạc Liêu – Tp. Rạch Giá – TX. Hà Tiên – Tp. Phnompenh ở phía Bắc.

Tài nguyên đất: Quỹ đất nông nghiệp lớn nên có điều kiện phát triển đô thị, công nghiệp; phía Bắc với một phần huyện Thới Bình là vùng đất thích hợp cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao với sản phẩm là rau mầu, trồng lúa và kết hợp lúa – tôm.

Tiềm năng tài nguyên nước: Nguồn nước mặt từ sông Trèm Trẹm, sông Gành Hào, sông Bảy Háp, sông Ông Đốc, kênh Quản Lộ – Phụng Hiệp, Kinh Xáng Cà Mau – Bạc Liêu, kênh Lộ Xe, …

Có nhiều hệ thống kênh, sông rạch thuận lợi tiêu thoát nước và cung cấp nước cho sản xuất. Tiềm năng du lịch: Tp. Cà Mau là trung tâm du lịch, dịch vụ du lịch của vùng, với hệ thống cảnh quan ven sông rạch, dọc các kênh lớn, vườn chim, …; du lịch văn hóa lịch sử.

Tiềm năng thủy sản: Là vùng có hệ sinh thái ngọt – lợ có thể nuôi trồng nhiều đối tượng thủy sản khác nhau theo quy trình sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm. Đồng thời là vùng có nhiều sông rạch, nằm gần cửa biển, đất đai thuận lợi nên có nhiều điều kiện phát triển nuôi trồng thủy sản tập trung.

Các trục giao thông chính: Có trục hành lang kinh tế đô thị quốc gia Quốc lộ 1A, Quốc lộ 63 (đường HCM), tuyến cao tốc Cần Thơ – Cà Mau, hành lang ven biển phía Nam, ….

d) Động lực phát triển: Hình thành vùng đô thị bao gồm TP. Cà Mau, TT. Thới Bình, Trí Phải, Tân Lộc (huyện Thới Bình), TT. Cái Nước, Tân Hưng, Thạch Phú, Trần Thới, Hưng Mỹ, Phú Hưng (huyện Cái Nước); trong đó TP. Cà Mau là đô thị hạt nhân của toàn vùng dự kiến phát triển thành đô thị loại I giai đoạn 2021-2025.

Phát triển công nghiệp: Khu công nghiệp Hòa Trung (Xã Lương Thế Trân, huyện Cái Nước và Xã Lý Văn Lâm TP Cà Mau). Cụm công nghiệp: các CCN tại thành phố Cà Mau, CCN thị trấn Thới Bình, xã Hồ Thị Kỷ, xã Trí Phải (huyện Thới Bình), CCN thị trấn Cái Nước (huyện Cái Nước).

Phát triển thương mại dịch vụ, du lịch sinh thái, giải trí cao cấp: Phát triển trung tâm thương mại cấp vùng, trung tâm dịch vụ đào tạo, y tế chất lượng cao.

Phát triển khu du lịch sinh thái, đa dạng sinh học, giải trí cao cấp: rừng ngập mặn, khai thác cảnh quan ven biển, ven sông và dọc các tuyến kênh. Du lịch di tích văn hóa lịch sử.

Phát triển thể dục thể thao cấp Quốc gia và cấp vùng: Hình thành sân vận động tiêu chuẩn Quốc gia vừa phát triển TDTT của tỉnh vừa thu hút vận động viên các vùng khác đến du lịch nghỉ dưỡng sinh thái kết hợp tập luyện, thi đấu.

Hình thành và phát triển thêm các bến tàu khách tại Tp. Cà Mau, đáp ứng các mục tiêu phát triển du lịch và vận tải hành khách. Phát triển Nông nghiệp công nghệ cao, khai thác và nuôi trồng thủy sản: Phát triển nông nghiệp sạch, chất lượng cao: Hình thành các vùng chuyên canh cây nông nghiệp với các loại cây trồng chủ lực: lúa, chuối…(huyện Thới Bình, Trần Văn Thời, huyện U Minh). Khai thác và phát triển nuôi trồng thủy sản tập trung, mô hình nuôi cải tiến; mô hình chăn nuôi trang trại.

e) Thế mạnh của vùng liên huyện Là vùng phát triển đô thị, công nghiệp; trung tâm du lịch, giải trí chất lượng cao cấp vùng và Quốc gia; hình thành các vùng chuyên canh sản xuất lúa, chuối, bảo tồn hệ sinh thái và đa dạng sinh học; nuôi trồng, đánh bắt thủy sản lớn và tập trung của tỉnh.

Vùng liên huyện ven biển Tây

Vùng ven biển Tây bao gồm vùng biển, các cụm đảo Hòn Chuối, hòn Buông, Đá Bạc và 3 huyện có bờ biển: U Minh, Trần Văn Thời, Phú Tân.

Là vùng phát triển đô thị – công nghiệp, là vùng phát triển nông nghiệp chuyên canh (lúa), nuôi trồng thủy sản tập trung của tỉnh Cà Mau.

Là khu vực rừng bảo tồn Quốc gia U Minh hạ. – Đất đai: Diện tích tự nhiên: 1.929,96 km2. – Dân số: Năm 2030: 570–590 nghìn người, chiếm 38-40% dân số toàn tỉnh.

a) Tiềm năng của tiểu vùng:

– Vị trí địa kinh tế: Phía Bắc giáp huyện An Minh (tỉnh Kiên Giang), phía Đông giáp Tiểu vùng kinh tế trung tâm, tiếp cận Tp. Cà Mau. Phía Nam giáp Tiểu vùng kinh tế ven biển Đông, phía Tây giáp biển Tây (vịnh Thái Lan).

– Là vùng Công nghiệp – TTCN, Đô thị, phát triển nông nghiệp chuyên canh (lúa) và nuôi trồng thủy sản tập trung. Trong đó, Đô thị Sông Đốc là đô thị kinh tế biển, là đô thị động lực của tiểu vùng.

– Có trục hành lang kinh tế ven biển Tây liên kết các huyện ven biển, Khu kinh tế Năm Căn ở phía Nam và nối với huyện An Minh tỉnh Kiên Giang ở phía Bắc. – Có trục hành lang kinh tế đô thị theo tuyến đường ven biển theo quy hoạch.

– Tài nguyên đất: Tiềm năng quỹ đất lớn thuận lợi cho phát nông nghiệp, đô thị, công nghiệp và du lịch. Đất thích hợp trồng chuyên lúa, cây ăn trái và nuôi trồng thủy sản.

– Tiềm năng du lịch: có diện tích rừng ngập mặn và rừng tràm rộng lớn, có rừng bảo tồn Vườn quốc gia U Minh Hạ, cảnh quan sông nước đặc trưng, nên nhiều tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, du lịch làng nghề, nghiên cứu khám phá,…

– Tài nguyên biển dồi dào (dầu khí, thủy hải sản, du lịch, vận tải sông biển). Phát triển mạnh về đánh bắt thủy hải sản, dịch vụ hậu cần nghề cá, công nghệp chế biến.

b) Động lực phát triển Phát triển đô thị:

– Đô thị phát triển tại các huyện, tập trung dọc các tuyến đường tỉnh (ĐT) và đường huyện (ĐH). Trong đó đô thị Sông Đốc là 1 trong 3 đô thị động lực có tốc độ đô thị hóa cao nhất của vùng.

– Huyện U Minh: TT U Minh (huyện lỵ), Khánh Hội, Khánh Lâm, Khánh An, Nguyễn Phích.

– Huyện Trần Văn Thời: TT Trần Văn Thời (huyện lỵ), Đô thị Sông Đốc, Khánh Bình Tây, Phong Điền; Khánh Hải; Khánh Bình Tây Bắc.

– Huyện Phú Tân: TT Cái Đôi Vàm (huyện lỵ), Phú Tân, Phú Thuận; Rạch Chèo; Tân Hưng Tây; Việt Thắng. Phát triển công nghiệp tập trung (đa ngành, chuyên ngành và công nghiệp phục vụ nông nghiệp):

– Các Khu công nghiệp: Đang hoạt động đang và đầu tư xây dựng mở rộng gồm: KCN Sông Đốc; KCN Khánh An và KCN Khí Điệm Đạm.

– Cụm công nghiệp: các CCN Bắc Khánh Hội, U Minh (huyện U Minh), CCN Khánh Bình Tây, Trần Văn Thời (huyện Trần Văn Thời), CCN thị trấn Cái Đôi Vàm (huyện Phú Tân).

Phát triển thương mại dịch vụ, du lịch sinh thái, làng nghề:

– Hình thành các trung tâm dịch vụ phân phối sản phẩm nông nghiệp, TTCN được sản xuất tại địa phương tại các trung tâm huyện.

– Phát triển trung tâm thương mại dịch vụ tại đô thị Sông Đốc, là trung tâm thương mại cấp tiểu vùng, cung ứng, trao đổi dịch vụ nghề cá.

– Phát triển du lịch tham quan, du lịch sinh thái, cảnh quan rừng ngập mặn, cảnh quan ven sông rạch và các tuyến kênh.

– Hình thành các khu du lịch sinh thái (U Minh Hạ, Hòn Đá Bạc, …), khai thác cảnh quan ven biển.

– Bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống. Phát triển nông nghiệp chuyên canh và nuôi trồng thủy sản tập trung – Kinh tế biển: Nâng cấp, phát triển đội tàu cá đánh bắt hải sản xa bờ.

– Nông nghiệp chuyên canh: Hiện đại hóa và cơ khí hóa nông nghiệp qua quá trình xây dựng nông thôn mới.

Phát triển nông nghiệp sạch, chất lượng cao: Hình thành các vùng chuyên canh cây nông nghiệp với các loại cây trồng chủ lực: lúa, dừa, chuối… (phía Bắc huyện Thới Bình và một phần huyện U Minh là vùng sản xuất lúa trọng điểm của tỉnh cùng với huyện Thới Bình).

Nuôi trồng thủy sản tập trung: Khai thác và phát triển nuôi trồng thủy sản tập trung, mô hình nuôi cải tiến; mô hình chăn nuôi trang trại.

Hình thành trang trại, nuôi trồng thủy sản tại vùng phía Nam Sông Đốc.

c) Thế mạnh của vùng Là vùng phát triển đô thị, công nghiệp tập trung, nông nghiệp chuyên canh, nuôi trồng thủy sản và dịch vụ phân phối sản phẩm nông nghiệp, TTCN địa phương. Thế mạnh đặc biệt của tiểu vùng là phát triển kinh tế biển, đặc biệt là nghề đánh bắt thủy hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá.

Vùng liên huyện ven biển Đông

Vùng kinh tế ven biển Đông bao gồm vùng biển, cụm đảo Hòn Khoai và các huyện có bờ biển là huyện Năm Căn, huyện Ngọc Hiển, huyện Đầm Dơi; đây là vùng cực Nam của Tổ quốc, hết sức thiêng liêng, có nhiều ý nghĩa về an ninh quốc phòng.

Đô thị trung tâm của vùng là đô thị Năm Căn, gắn kết với sự phát triển của Khu kinh tế Năm Căn, là đô thị động lực không chỉ riêng tiểu vùng phía Nam mà còn của toàn tỉnh Cà Mau. Đây cũng là điểm cuối của trục hành lang kinh tế quốc gia dọc theo Quộc lộ 1, đường Hồ Chí Minh cũng như hành lang kinh tế ven biển.

a) Đất đai: diện tích đất liền 2.041,54 km2

b) Dân số: Năm 2030 khoảng 360–400 nghìn người

c) Tiềm năng của tiểu vùng

– Vị trí địa kinh tế: Là lưu vực phía Nam sông Bảy Háp; phía Đông và Nam giáp Biển Đông, phía Tây giáp Biển Tây, phía Bắc giáp Tiểu vùng kinh tế trung tâm;

– Tài nguyên đất: Là vùng đất thấp, ngập mặn thích hợp nuôi trồng thủy sản và phát triển rừng ngập mặn ven biển.

– Tiềm năng rừng: phần lớn diện tích huyện Ngọc Hiển nằm trong vùng sinh thái rừng ngập mặn ven biển thuộc Vườn quốc gia Mũi Cà Mau và là khu dự trữ sinh quyển (Ramsar) thứ 2 của đồng bằng sông Cửu Long.

– Tài nguyên thủy sản: vùng có điều kiện thích hợp nuôi trồng thủy sản tự nhiên và quy họach nuôi trồng thủy sản tập trung của tỉnh Cà Mau. Vùng phía Nam có bờ biển và ngư trường thuận lợi cho phát triển đánh bắt thủy sản. Hiện khu vực thị trấn Rạch Gốc cũng đã phát triển khá mạnh nghề đánh bắt hải sản và dịch vụ hầu cần nghề cá.

– Tài nguyên du lịch: Du lịch sinh thái rừng ngập mặn, vườn chim, khai thác cảnh quan ven biển, ven sông, bảo tồn, đặc biệt với địa danh Mũi Cà Mau.

– Tài nguyên thiên nhiên: Là vùng có điều kiện phát triển về năng lượng tái tạo điện gió ven biển; hiện nay đã được quy hoạch và từng bước hình thành, phát triển.

d) Động lực phát triển: Phát triển đô thị: Đô thị phát triển tại các huyện, tập trung dọc các tuyến Quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh, đường tỉnh (ĐT) và đường huyện (ĐH). Trong đó đô thị Năm Căn là 1 trong 3 đô thị động lực có tốc độ đô thị hóa cao nhất của vùng.

– Huyện Đầm Dơi: TT Đầm Dơi (huyện lỵ), Nguyễn Huân, Thanh Tùng, Tân Thuận, Quách Phẩm,Trần Phán, Tân Tiến, Tân Đức

– Huyện Năm Căn: TT Năm Căn (huyện lỵ), Hàm Rồng, Hàng Vịnh,Tam Giang, Lâm hải, Đất Mới. – Huyện Ngọc Hiển: TT Rạch Gốc (huyện lỵ), Đất Mũi, Tân Ân, Viên An.

Phát triển công nghiệp tập trung (đa ngành, chuyên ngành và công nghiệp phục vụ nông nghiệp):

– Các Khu công nghiệp: Đang hoạt động đang và đầu tư xây dựng mở rộng gồm: KCN Sông Đốc; KCN Khánh An và KCN Khí Điệm Đạm. – Cụm công nghiệp: các CCN Bắc Khánh Hội, U Minh (huyện U Minh), CCN Khánh Bình Tây, Trần Văn Thời (huyện Trần Văn Thời), CCN thị trấn Cái Đôi Vàm (huyện Phú Tân). Phát triển nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản

– Chuyển đổi một số khu vực nuôi thủy sản tự nhiên sang nuôi công nghiệp (huyện Năm Căn), tăng năng suất, phát triển bền vững các khu vực nuôi thủy sản tự nhiên (huyện Ngọc Hiển).

– Nuôi trồng, đánh bắt thủy sản lớn và tập trung của tỉnh. – Phát triển diện tích rừng ngập mặn ven biển, góp phần bảo vệ môi trường, phục hồi sự đa dạng sinh học đặc trưng của vùng.

– Phát triển nông nghiệp chuyên canh, công nghệ cao. Phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch sinh thái cảnh quan – Hình thành trung tâm thương mại trao đổi hàng hóa cấp vùng tại KKT Năm Căn.

– Hình thành các trung tâm dịch vụ phân phối sản phẩm nông nghiệp.

– Phát triển du lịch tham quan và mua sắm tại khu kinh tế; du lịch sinh thái Mũi Cà Mau, cảnh quan rừng ngập mặn, cảnh quan ven sông Bảy Háp, sông Cửa Lớn, tuyến đường Hồ Chí Minh và các kênh rạch,… Đặc biệt đầu tư phát triển, khai thác Khu du lịch Đất Mũi thành điểm du lịch nhiều ý nghĩa, hấp dẫn du khách.

– Hình thành các khu du lịch sinh thái, khai thác cảnh quan ven biển. Đặc biệt đầu tư phát triển, khai thác Khu du lịch Đất Mũi thành điểm du lịch nhiều ý nghĩa, hấp dẫn du khách. Phát triển công nghiệp – TTCN, làng nghề.

– Hình thành khu công nghiệp tập trung, gắn kết với hệ thống cảng, gắn kết với các vùng nguyên liệu tại KKT Năm Căn. – Phát triển các cụm công nghiệp gắn với đô thị trung tâm các vùng huyện.

– Hình thành các làng nghề thủy hải sản, phát huy bản sắc văn hóa đặc trưng, đồng thời tạo cơ hội hình thành các điểm du lịch tham quan làng nghề. Phát triển kinh tế biển, cảng tổng hợp

– Xây dựng và phát triển Khu kinh tế biển Năm Căn (khu phi thuế quan, thương mại – dịch vụ, công nghiệp phi thuế quan, …).

– Xây dựng cảng tổng hợp Năm Căn, Hòn Khoai kết nối với đưởng hải vận Quốc tế, trục hành lang kinh tế đô thị Quốc gia qua Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh.

– Phát triển ngành đánh bắt hải sản (thị trấn Rạch Gốc), …

e) Thế mạnh của vùng liên huyện Là phát triển đô thị, vùng nuôi trồng thủy sản tự nhiên và công nghiệp; phát triển thương mại dịch vụ; phát triển du lịch sinh thái cảnh quan và đặc biệt là khu kinh tế biển Năm Căn, cảng tổng hợp

Quy hoạch vùng huyện tỉnh Cà Mau

Vùng huyện Cái Nước

Phạm vi, tính chất, hướng phát triển trọng tâm

– Phạm vi vùng huyện: Toàn bộ huyện Cái Nước, diện tích 449,63 km2, ranh giới cụ thể như sau:

+ Phía Đông giáp: huyện Đầm Dơi.

+ Phía Tây giáp: huyện Phú Tân.

+ Phía Nam tiếp: huyện Năm Căn.

+ Phía Bắc giáp: Thành phố Cà Mau và huyện Trần Văn Thời.

– Tính chất của vùng huyện: Là cực phát triển kinh tế công nghiệp, đô thị, dịch vụ của tỉnh. Trung tâm kết nối các khu vực động lực của tỉnh.

– Hướng phát triển trọng tâm: Tập trung phát triển nhanh, bền vững, hài hòa, toàn diện kinh tế – xã hội, an sinh xã hội, quốc phòng an ninh và bảo vệ môi trường. Trở thành địa phương có vai trò quan trọng về kinh tế và trong chiến lược bảo vệ an ninh quốc phòng của tỉnh.

Phát triển kinh tế nông nghiệp, thủy sản theo hướng ứng dụng công nghệ – khoa học kỹ thuật, hướng tớí sản phẩm sạch, chất lượng cao. Liên kết, thu hút đầu tư để trở thành vùng tiềm năng phát triển các loại hình dịch vụ phục du lịch sinh thái miệt vườn, homestay…điểm kết nối các vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh.

Xây dựng trung tâm huyện đạt tiêu chí đô thị loại IV vào năm 2030; Phát triển công nghiệp theo định hướng phát triển công nghiệp của tỉnh gắn với KCN và CCN trên địa bàn, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh.

Không gian phát triển của huyện được chia làm 03 vùng như sau:

– Vùng 1 (tiểu vùng trung tâm): Là vùng trung tâm phát triển đô thị, dịch vụ du lịch, văn hóa, lịch sử, thương mại, trung tâm hành chính, chính trị của huyện, trung tâm vùng là thị trấn Cái Nước và xã Hưng Mỹ.

– Vùng 2: (tiểu vùng phía Đông, Đông Nam tuyến Quốc lộ 1A): Là vùng sản xuất, nuôi trồng thủy sản, kết hợp phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ đô thị; là cửa ngõ kết nối với 02 đô thị động lực là thành phố Cà Mau và Năm Căn; Trung tâm chính của vùng là xã Lương Thế Trân, xã Thạch Phú và xã Trần Thới.

– Vùng 3: tiểu vùng phía Tây tuyến Quốc lộ 1A: Là vùng nuôi thủy sản (tôm sinh thái) kết hợp phát triển vùng trồng cây đặc sản của địa phương; phát triển du lịch miệt vườn, tham quan di tích lịch sử (Khu Căn cứ Lung Lá Nhà thể, Khu bia kỷ niệm Xứ ủy Nam bộ, Ủy ban kháng chiến hành chính Nam Bộ, Trung ương cực Miền Nam tại xã Hưng Mỹ; phát triển các loại hình dịch vụ phục vụ du lịch; Trung tâm chính của vùng là xã Tân Hưng Đông.

Hạ tầng giao thông:

– Tuân thủ quy hoạch giao thông tỉnh Cà Mau đã được phê duyệt và quy hoạch chung của các xã, thị trấn được duyệt. – Hệ thống Quốc lộ 1 gồm: Quốc lộ 1; nâng cấp mở rộng tuyến Quốc lộ 1 đạt chuẩn cấp III;

– Đường tỉnh (ĐT): Tuyến đường tỉnh ĐT 985D (Tuyến Nam Sông Đốc); Đầu tư hoàn thiện tuyến đường ĐT 986 (Trục Đông – Tây) để tạo liên kết với huyện Phú Tân, huyện Đầm Dơi, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu; Đầu tư các tuyến còn lại gồm ĐT.985, ĐT.987 và 988B.

– Đường huyện và đường giao thông nông thôn: Đầu tư đảm bảo tính liên kết với các trục chính theo quy hoạch.

+ Đầu tư nâng cấp ĐH Hòa Mỹ – Đông Hưng; ĐH Lung Lá – Nhà Thể; ĐH Kinh Xáng Đông Hưng, ĐH Quế Hải – Kênh Lớn.

+ Hệ thống đường giao thông nông thôn được nâng cấp, mở mới đảm bảo đạt tiêu chí nông thôn mới. Quy mô các đường giao thông nông thôn trục ấp liên ấp phải đảm bảo từ cấp C trở lên, nền đường rộng từ 3 – 5m.

+ Thực hiện nâng cấp, mở rộng các tuyến đường và cầu về trung tâm các xã trên địa bàn huyện.

– Hệ thống đường đô thị: Được đầu tư xây dựng theo đúng quy hoạch đô thị được duyệt.

– Bến bãi:

+ Quy hoạch bến xe tại thị trấn Cái Nước, xã Hưng Mỹ.

+ Phát huy lợi thế các tuyến giao thông thủy để tạo mối liên kết như: Sông Bảy Háp, Kinh Xáng Lương Thế Trân, Sông Đầm Cùng…; Đầu tư xây dựng Bến hàng hóa tập trung tại xã Trần Thới. Xây dựng bến thủy nội địa tại thị trấn Cái Nước.

Vùng huyện Đầm Dơi

Phạm vi, tính chất, hướng phát triển trọng tâm

– Phạm vi vùng huyện: Toàn bộ huyện Đầm Dơi, diện tích 816,06 km2, ranh giới cụ thể như sau:

+ Phía Đông giáp: Biển Đông.

+ Phía Tây giáp: Huyện Cái Nước.

+ Phía Nam giáp: Huyện Năm Căn.

+ Phía Bắc giáp: Thành phố Cà Mau và huyện Đông Hải tỉnh Bạc Liêu.

– Tính chất của vùng huyện: Là vùng nuôi thủy, hải sản trọng điểm của tỉnh;

– Hướng phát triển trọng tâm: Phát triển nhanh, bền vững, hài hòa, toàn diện kinh tế – xã hội, an sinh xã hội, quốc phòng an ninh và bảo vệ môi trường.

Phát triển kinh tế nông nghiệp, thủy sản theo hướng ứng dụng công nghệ – khoa học kỹ thuật, hướng tớí sản phẩm sạch, chất lượng cao. Liên kết, thu hút đầu tư để trở thành vùng tiềm năng phát triển các loại hình dịch vụ phục du lịch sinh thái miệt vườn, du lịch biển.

Xây dựng trung tâm huyện đạt tiêu chí đô thị loại IV vào giai đoạn 2021 – 2025; Phát triển công nghiệp theo định hướng phát triển công nghiệp của tỉnh gắn với các cụm CCN trên địa bàn.

Hạ tầng giao thông:

Hệ thống đường quốc gia: Đường ven biển. Hệ thống đường tỉnh: ĐT 996, ĐT 988B và ĐT 990.

– Đường tỉnh lộ: Giai đoạn 2021-2030, nâng cấp, cải tạo các tuyến:

+ Nâng cấp, cải tạo đường tỉnh (ĐT 988) đạt tiêu chuẩn đường cấp IV đồng bằng.

+ Nâng cấp cải tạo đường tỉnh (ĐT996) đạt tiêu chuẩn đường cấp IV đồng bằng.

– Đường tỉnh lộ: Giai đoạn 2021-2030 đầu tư mới các tuyến theo quy hoạch: Đường tỉnh (ĐT 990); Đường hành lang ven biển phía Nam qua địa bàn huyện.

– Cầu Gành Hào kết nối qua tỉnh Bạc Liêu (tại xã Tân Thuận).

Hệ thống đường huyện và giao thông nông thôn:

– Đường huyện: Xây dựng, nâng cấp mạng lưới đường huyện đạt tiêu chuẩn đường cấp V đồng bằng, một số tuyến có mật độ giao thông cao nâng cấp các cầu trên tuyến đảm bảo phù hợp năng lực vận tải. Đầu tư mới các tuyến, đấu nối vào trục chính Đông – Tây; vào các khu vực điện gió, để phát triển du lịch, thương mại.

– Đường đô thị: Giai đoạn 2021-2030: Xây dựng mới các tuyến đường theo quy hoạch chi tiết trung tâm thị trấn Đầm Dơi và các đô thị: Thanh Tùng, Nguyễn Huân, Tân Thuận; Chỉnh trang đô thị và xây dựng các tuyến phố văn minh đô thị. Nâng cấp, cải tạo các đường đô thị hiện hữu đạt tiêu chuẩn đường đô thị.

Xây dựng đường đi bộ dọc bờ sông Đầm Dơi, kết hợp với xây dựng công viên cây xanh phát triển các ngành dịch vụ.

– Giao thông nông thôn: Đường xã, đường trục ấp, liên ấp: đầu tư xây dựng đạt tiêu chí nông thôn mới; xây dựng cầu, cống trên tuyến phù hợp với cấp đường.

Bến bãi, cảng biển: Trong giai đoạn 2021-2030 xây dựng Bến xe huyện Đầm Dơi; Đầu tư xây dựng mới 02 bến xe tại các xã Thanh Tùng, Tân Thuận. Đầu tư xây dựng cảng tại xã Tân Thuận.

Vùng huyện Năm Căn

Phạm vi, tính chất, hướng phát triển trọng tâm

– Phạm vi vùng huyện: Toàn bộ huyện Năm Căn, diện tích 490,85 km2, ranh giới cụ thể như sau:

+ Phía Đông: giáp với biển Đông.

+ Phía Tây: giáp với biển Tây.

+ Phía Nam: giáp sông Cửa Lớn và huyện Ngọc Hiển.

+ Phía Bắc: giáp huyện Phú Tân, huyện Cái Nước và huyện Đầm Dơi.

– Tính chất của vùng huyện: Là trung tâm kinh tế phía Nam của tỉnh, thuộc tiểu vùng kinh tế ven biển và một trong 03 đô thị động lực của tỉnh Cà Mau.

Là huyện có Khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực gồm công nghiệp – thương mại – dịch vụ – nông nghiệp kỹ thuật coa, du lịch sinh thái và trung tâm tiếp vận (logistics) của tỉnh Cà Mau và vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Là đầu mối giao thương, vận tải hàng hải quốc gia và quốc tế của tỉnh Cà Mau, vùng đồng bằng sông Cửu Long thông qua cảng biển Hòn Khoai, cảng sông Cửa Lớn gắn với an ninh quốc phòng.

– Hướng phát triển trọng tâm: Phát triển nhanh, bền vững, hài hòa, toàn diện kinh tế – xã hội, an sinh xã hội, quốc phòng an ninh và bảo vệ môi trường với vai trò trọng điểm phát triển của tỉnh về phát triển công nghiệp, đô thị, dịch vụ gắn với phát triển KKT Năm Căn, cảng Năm Căn.

Liên kết, thu hút đầu tư để trở thành vùng tiềm năng phát triển các loại hình dịch vụ phục du lịch lịch sử, du lịch biển. Xây dựng đô thị Năm Căn là đô thị động lực của tỉnh; Phát triển công nghiệp theo định hướng phát triển công nghiệp của tỉnh gắn với các cụm CCN trên địa bàn.

Không gian phát triển của huyện được chia làm 03 tiểu vùng

– Tiểu vùng 1: Khu đô thị – công nghiệp trung tâm huyện, là KKT Năm Căn gồm thị trấn Năm Căn, xã Hàm Rồng, xã Hàng Vịnh và một phần xã Đất Mới, là tiểu vùng với tính chất khu kinh tế tổng hợp đã ngành, đa lĩnh vực, gồm công nghiệp – thương mại – dịch vụ – nông nghiệp kỹ thuật cao, du lịch sinh thái và các trung tâm tiếp vận (Logicstic), đầu mối giao thương quốc gia và quốc tế thông qua cảng biển Hòn Khoai và cảng sông Cửa Lớn; là Khu kinh tế biển đảo, có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng an ninh của quốc gia.

Phát triển không gian các KCN, kho tàng, khu phi thuế quan, không gian cảng Năm Căn và các khu dịch vụ logistics; không gian khu du lịch-không gian xanh; khu sản xuất ứng dụng công nghệ cao ngành nong nghiệp và không gian đô thị và nông thôn.

– Tiểu vùng 2: Nông – lâm nghiệp phía đông là vùng sinh thái tự nhiên với phần lớn diện tích là rừng sản xuất, rừng đặc dụng và rừng phòng hộ ven biển Đông, phát triển sản xuất nuôi trồng thủy hải sản, khai thác lâm nghiệp. Phát triển theo hướng trải dài kết nối từ tiểu vùng 1 ra đến biển Đông.

– Tiểu vùng 3: Nông – lâm nghiệp phía Tây, là vùng sinh thái tự nhiên phía Tây với phần lớn diện tích là rừng sản xuất, rừng đặc dụng và rừng phòng hộ ven biển Tây, phát triển sản xuất nuôi trồng thủy sản, khai thác lâm nghiệp. Phát triển kết nối từ tiểu vùng 1 ra đến biển Tây.

Hạ tầng giao thông

– Đường bộ: Hệ thống Quốc lộ: Quốc lộ 1, đường ven biển. Đường tỉnh: Thực hiện theo định hướng quy hoạch hệ thống giao thông toàn tỉnh. Các tuyến đường trong khu vực đô thị, khu chức năng, đường giao thông nông thôn xây dựng phù hợp với quy hoạch xây dựng.

Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, tính kết nối và năng lực vận tải cao. Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải đồng bộ, hiện đại đáp ứng được nhu cầu vận tải hàng hóa, hành khách, dịch vụ logistics…

Chú trọng phát triển hệ thống giao thông kết nối với hệ thống giao thông của tỉnh và các huyện lân cận trong và ngoài tỉnh.

Đường tỉnh: ĐT.988C (đường Cà Mau – Đầm Dơi – Năm Căn) đạt tiêu chuẩn cấp III; ĐT.987 (đường Đê Tây sông Bảy Háp) đạt chuẩn cấp III. Đường huyện: Các tuyến đường huyện trên địa bàn đạt quy mô cấp IV.

Đường giao thông nông thôn: Nâng cấp, mở mới theo tiêu chí nông thôn mới; quy mô các tuyến đường giao thông nông thôn phải đạt từ cấp C trở lên; nền đường rộng từ 3-5m, được bê tông hóa.

Đường đô thị: đầu tư xây dựng hệ thống đường đô thị theo các quy hoạch đô thị được phê duyệt.

– Đường thủy: Phát triển hệ thống đường thủy nội địa, các tuyến đường sông, các bến sông theo định hướng phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa tỉnh Cà Mau.

Tuyến sông Cửa Lớn qua cửa Bồ Đề đến Cảng Năm Căn: là tuyến giao lưu chính bằng đường biển cho khu vực phía Nam bán đảo Cà Mau; tàu trọng tải 3.000-5.000 DWT.

Tuyến đường biển nối thị trấn Rạch Gốc với đảo Hòn Khoai. Hệ thống đường thủy do Trung ương quản lý: Sông Bảy Háp (tiêu chuẩn sông cấp III); kênh xáng Cái Ngay, kênh xáng Cái Nhép, kênh xáng Cái Nai, kênh Tắc Năm Căn (tiêu chuẩn kênh cấp III).

Hệ thống đường thủy do huyện quản lý quy hoạch cải tạo luồng tuyến duy trì đạt chuẩn cấp V. Phát triển hệ thống giao thông nông thôn góp phần xây dựng huyện Năm Căn cơ bản trở thành huyện nông thôn mới vào năm 2025.

Đầu tư duy tu, cải tạo, nâng cấp các tuyến đường kết nối liên xã, tạo được sự kết nối liên thông giữa nông thôn và đô thị.

Vùng huyện Ngọc Hiển

Phạm vi, tính chất, hướng phát triển trọng tâm

– Phạm vi vùng huyện: Toàn bộ huyện Ngọc Hiển, diện tích 734,63 km2, ranh giới cụ thể như sau:

+ Phía Đông giáp: Biển Đông.

+ Phía Tây giáp: Biển Tây.

+ Phía Nam giáp: Biển Đông.

+ Phía Bắc giáp: Huyện Năm Căn.

– Tính chất của vùng huyện: Là huyện cực Nam của Việt Nam, thuộc vùng kinh tế biển và ven biển của tỉnh Cà Mau, vùng trọng điểm về kinh tế thủy sản. Là huyện phát triển dịch vụ du lịch sinh thái trong môi trường rừng ngập mặn và khu Bảo tồn vườn Quốc gia Mũi Cà Mau và khai thác lâm sản thông qua đất rừng trồng.

Cụm đảo Hòn Khoai được đánh giá là tiềm năng để xây dựng cảng trung chuyển thuộc nhóm cảng biển khu vực đồng bằng sông Cửu Long, có vị trí chiến lược về kinh tế và quốc phòng.

– Hướng phát triển trọng tâm: Phát triển cảng biển tổng hợp Hòn Khoai, phát triển nhanh, bền vững, hài hòa kinh tế – xã hội, an sinh xã hội, quốc phòng an ninh và bảo vệ môi trường với vai trò trọng điểm phát triển của tỉnh về phát triển du lịch trên cơ sở khai thác tối đa lợi thế của Khu du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau.

Liên kết, thu hút đầu tư để trở thành vùng tiềm năng phát triển các loại hình dịch vụ phục du lịch lịch sử, du lịch biển, cụm đảo Hòn Khoai.

Hệ thống giao thông

– Đường bộ: Hệ thống các tuyến đường thực hiện theo phương án phát triển hệ thống giao thông toàn tỉnh. Ưu tiên đầu tư tuyến đường cao tốc Cà Mau – Đất Mũi; tuyến đường Ven biển đông và nâng cấp đường Hồ Chí Minh và các tuyến đường ô tô đên trung tâm xã; đầu tư các tuyến đường trong khu vực đô thị, khu chức năng, đường giao thông nông thôn xây dựng phù hợp với quy hoạch xây dựng. Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, tính kết nối và năng lực vận tải cao.

Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải đồng bộ, hiện đại đáp ứng được nhu cầu vận tải hàng hóa, hành khách, dịch vụ logistics…Chú trọng phát triển hê thống giao thông kết nối với hệ thống giao thông của tỉnh và các huyện lân cận trong và ngoài tỉnh.

– Đường thủy: Phát triển hệ thống đường thủy nội địa, các tuyến đường sông, các bến sông theo định hướng phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa tỉnh Cà Mau.

– Bến bãi: Quy hoạch mới các bến xe Đất Mũi là bến xe trung tâm của huyện và các bến xe trên địa bàn huyện, các điểm dừng, đón, trả khách tại các xã..

Vùng huyện Phú Tân

Phạm vi, tính chất, hướng phát triển trọng tâm

– Phạm vi vùng huyện: Toàn bộ ranh giới hành chính huyện Phú Tân, diện tích tự nhiên 450,60 km2, ranh giới cụ thể:

+ Phía Đông giáp: Huyện Cái Nước

+ Phía Tây giáp: Biển Tây;

+ Phía Nam giáp: Huyện Năm Căn

+ Phía Bắc giáp: Huyện Trần Văn Thời

– Tính chất của vùng huyện: Là vùng chiến lược phát triển kinh tế biển phía Tây của tỉnh, khu vực cửa ngõ giao thương và đầu mối giao thông thủy Quốc gia thông với biển Tây. Là huyện nông thôn mới.

– Hướng phát triển trọng tâm: Tập trung phát triển nhanh, bền vững, hài hòa, toàn diện kinh tế – xã hội, an sinh xã hội, quốc phòng an ninh và bảo vệ môi trường. Trở thành địa phương có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế biển tỉnh.

Phát triển kinh tế nông nghiệp, thủy sản theo hướng ứng dụng công nghệ – khoa học kỹ thuật, hướng tớí sản phẩm sạch, chất lượng cao. Liên kết, thu hút đầu tư để trở thành vùng tiềm năng phát triển các loại hình dịch vụ phục du lịch … Xây dựng trung tâm huyện đạt tiêu chí đô thị loại V, phát triển đô thị biển Cái Đôi Vàm.

Hạ tầng giao thông

a. Đường do Trung ương quản lý:

Đường Đê Biển Tây: Trong tương lai sẽ trở thành tuyến đê bao phía Tây của tỉnh có vai trò phục vụ an ninh – quốc phòng. Tuyến đi qua huyện Phú Tân dài 38,2 km, điểm đầu tại sông Mỹ Bình, điểm cuối giao tuyến đê Tây đi qua huyện Năm Căn. Quy hoạch mở mới đạt tiêu chuẩn cấp IV đồng bằng, mặt đường rộng 7 m, nền 9 m, hành lang bảo vệ đường mỗi bên là 10 m.

Tuyến đường bộ ven biển phía Nam (Đoạn từ Cái Đôi Vàm đến cửa biển Sông Ông Đốc huyện Trần Văn Thời tối thiểu 500m so với đê biển Tây và Đoạn từ Cái Đôi Vàm đấu nối Sông Bảy Háp – Năm Căn).

b. Đường tỉnh:

– ĐT.987 (Đường Đê Tây sông Bảy Háp): Tuyến đường đi qua huyện Phú Tân thuộc xã Việt Thắng và xã Rạch Chèo. Đây là tuyến trục ngang phía Nam kết nối đường bộ ven biển với Quốc Lộ 1A. Tuyến dài 7 km, điểm đầu tại cuối tuyến đường huyện ĐH.43, điểm cuối tại cầu Đầm Cùng.

Hướng tuyến bắt đầu từ đường Đê Tây chạy dọc theo bờ Bắc sông Bảy Háp đi về đường Cà Mau – Đầm Dơi (bến phà Hoà Trung). Quy hoạch mở mới đặt tiêu chuẩn cấp V đồng bằng, mặt đường rộng 7m, lề đường 9m, lộ giới 32m.

– ĐT.986: Đây là tuyến trục ngang nối từ ngã 3 Cái Đôi Vàm đi về Quốc lộ 1A. Quy hoạch mở mới đặt tiêu chuẩn cấp III đồng bằng, mặt nhựa rộng 7m, lề đường 12m, lộ giới 45m.

Vùng huyện Thới Bình

Phạm vi, tính chất, hướng phát triển trọng tâm

– Phạm vi vùng huyện: Toàn bộ ranh giới hành chính huyện Thới Bình, diện tích tự nhiên 636,30 km2, ranh giới cụ thể:

+ Phía Đông giáp: Huyện Hồng Dân, Phước Long và thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu.

+ Phía Tây giáp: Huyện U Minh.

+ Phía Nam giáp: Thành phố Cà Mau và huyện Trần Văn Thời.

+ Phía Bắc và Đông Bắc giáp: Huyện An Minh, U Minh Thượng và Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang.

– Tính chất của vùng huyện: Là trung tâm kinh tế phía Bắc của tỉnh, khu vực cửa ngõ giao thương và đầu mới giao thông quan trọng với các tỉnh Kiên Giang, Bạc Liêu; Là vùng phát triển đô thị – công nghiệp hiện đại kết nối với vùng đô thị trung tâm TP. Cà Mau;

Vùng phát triển du lịch sinh thái miệt vườn đặc trưng kết nối với vùng phía Nam Đồng bằng sông Cửu Long; Là vùng phát triển nông nghiệp công nghệ cao, có vai trò bảo tồn cảnh quan và đa dạng sinh học của tỉnh Cà Mau; Là vùng có chất lượng cuộc sống tốt, có khả năng thích ứng cao, hướng tới phát triển cân bằng và bền vững.

– Hướng phát triển trọng tâm: Tập trung phát triển nhanh, bền vững, hài hòa, toàn diện kinh tế – xã hội, an sinh xã hội, quốc phòng an ninh và bảo vệ môi trường.

Trở thành địa phương có vai trò quan trọng về kinh tế và trong chiến lược bảo vệ an ninh quốc phòng của tỉnh. Phát triển kinh tế nông nghiệp, thủy sản theo hướng ứng dụng công nghệ – khoa học kỹ thuật, hướng tớí sản phẩm sạch, chất lượng cao. Liên kết, thu hút đầu tư để trở thành vùng tiềm năng phát triển các loại hình dịch vụ phục du lịch sinh thái miệt vườn, homestay…điểm kết nối các vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh.

Xây dựng trung tâm huyện đạt tiêu chí đô thị loại IV vào năm 2030; Phát triển công nghiệp theo định hướng phát triển công nghiệp của tỉnh gắn với các CCN trên địa bàn, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh.

Vùng huyện Thới Bình phát triển theo “mô hình phát triển tập trung cụm – tuyến” với đặc điểm phát triển theo từng ‘cụm’ gồm các trung tâm đô thị – dịch vụ – công nghiệp và được kết nối với các ‘tuyến’ hành lang kinh tế:

  • Trục hành lang kinh tế ven biển phía Nam, bao gồm: TP Cà Mau – Thị trấn Thới Bình – xã Tân Bằng – xã Biển Bạch,
  • Trục hành lang kinh tế Quốc lộ 63, bao gồm: TP Cà Mau – xã Tân Lộc – xã Tân Lộc Bắc – xã Tân Phú – xã Trí Phải – tỉnh Kiên Giang,
  • Trục hành lang kinh tế đường tỉnh 983B: TP Cà Mau – xã Tân Lộc Đông – xã Tân Lộc – thị trấn Thới Bình – xã Hồ Thị Kỷ.

Hạ tầng giao thông

Đường bộ: Hệ thống các tuyến đường Quốc lộ, Tỉnh lộ thực hiện theo phương án phát triển hệ thống giao thông toàn tỉnh. Các tuyến đường trong khu vực đô thị, khu chức năng, đường giao thông nông thôn xây dựng phù hợp với quy hoạch xây dựng.

Đường Quốc lộ – Xây dựng Tuyến đường cao tốc Cần Thơ – Cà Mau đi qua địa bàn huyện Thới Bình.

– Quốc lộ 63 đoạn ngoài đô thị qua huyện Thới Bình sẽ được nâng cấp lên cấp III: lộ giới 52m.

– Đường Hành lang ven biển phía Nam: điểm đầu tại ranh giới tỉnh Kiên Giang (xã Biển Bạch), điểm cuối giao QL1A. Đi qua các xã: Hồ Thị Kỷ, xã Thới Bình, TT Thới Bình, Biển Bạch Đông, Tân Bằng, Biển Bạch. Nâng cấp, mở rộng 04 làn xe đoạn từ Võ Văn Kiệt nối vào cao tốc Cần Thơ – Cà Mau.

– Hành lang 3: Nằm ở phía Đông Bắc Tp.Cà Mau. Điểm đầu giao với QL1 điểm cuối giao với đường huyện ĐH08C (Dự kiến). Kết nối QL1 với đường Quản Lộ – Phụng Hiệp, QL63, HLVBPN. Được xây dựng theo tiêu chuẩn đường đô thị lộ giới 40m.

– Hành lang Tây Nam: Nằm ở phía Tây Nam Tp.Cà Mau. Điểm đầu giao với QL1 điểm cuối giao với Hành lang 3. Kết nối QL1, ĐT 984B, Hành lang 3 Được xây dựng theo tiêu chuẩn đường đô thị, lộ giới 40m.

Tỉnh lộ:

– Nâng cấp ĐT.983, 983B đạt tiêu chuẩn cấp III, lộ giới 45m.

– Xây mới ĐT 983B (đoạn 1 Quẩn lộ Phụng Hiệp – Cầu Tân Lộc, QL63) đạt tiêu chuẩn cấp III, lộ giới 45m.

– Nâng cấp, mở rộng ĐT 984B (đường Võ Văn Kiệt) đạt tiêu chuẩn cấp III, lộ giới 45m.

Đường huyện: Xây dựng mới các tuyến đường huyện với quy mô cấp IV, mặt đường 7m, lộ giới 30m: ĐH04C; ĐH04D, ĐH 05B, ĐH 05 C, ĐH 06B, ĐH 07…; Xây tuyến đường Ranh Hạt đấu nối Quốc lộ 63 và đường cao tốc Cần Thơ – Cà Mau với quy mô cấp IV, mặt đường 7m, lộ giới 30m.

Vùng huyện Trần Văn Thời

Phạm vi, tính chất, hướng phát triển trọng tâm

– Phạm vi vùng huyện: Toàn bộ ranh giới hành chính huyện Trần Văn Thời, diện tích tự nhiên 703,47 km2.

+ Phía Đông giáp: Thành phố Cà Mau và huyện Cái Nước.

+ Phía Tây giáp: Biển Tây.

+ Phía Nam giáp: Huyện Phú Tân.

+ Phía Bắc giáp: Huyện U Minh.

– Tính chất của vùng huyện: Là trung tâm kinh tế ven biển Tây của tỉnh, khu vực cửa ngõ giao thương và đầu mối giao thông thủy Quốc gia thông với biển Tây; Trung tâm huyện là cực phát triển đa năng, tổng hợp phía Tây kết nối vùng đô thị trung tâm TP. Cà Mau; Vùng phát triển kinh tế biển và ven biển của tỉnh. Là vùng sản xuất lúa chất lượng cao của tỉnh.

– Hướng phát triển trọng tâm: Là một trong những đơn vị dẫn đầu trong toàn tỉnh Cà Mau về khai thác thủy sản, phát triển nông nghiệp, lâm nghiệm và cá đồng. Ngoài ra, có nhiều lợi thế trong phát triển đô thị, dịch vụ hậu cần nghề cá, năng lượng sạch và du lịch.

Tập trung phát triển nhanh, bền vững, hài hòa, toàn diện kinh tế – xã hội, an sinh xã hội, quốc phòng an ninh và bảo vệ môi trường. Là địa phương có vai trò quan trọng về kinh tế và trong chiến lược bảo vệ an ninh quốc phòng của tỉnh.

Phát triển kinh tế nông nghiệp, thủy sản theo hướng ứng dụng công nghệ – khoa học kỹ thuật, hướng tớí sản phẩm sạch, chất lượng cao. Liên kết, thu hút đầu tư để trở thành vùng tiềm năng phát triển các loại hình dịch vụ phục du lịch sinh thái, du lịch biển, du lịch tâm linh,…;

Phát triển đô thị Sông Đốc trở thành trung tâm kinh tế biển, đô thị động lực của tỉnh; Phát triển công nghiệp theo định hướng phát triển công nghiệp của tỉnh gắn với các KCN, CCN trên địa bàn, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

Hạ tầng giao thông

Tập trung đầu tư, mời gọi đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông đảm bảo theo quy hoạch được phê duyệt, trong đó ưu tiên cho các tuyến cụ thể như sau:

– Hệ thống đường trung ương quản lý: Tuyến đường đê biển Tây (đoạn từ Sông Đốc đến sông Mỹ Bình), chiều dài 5,2 km; kết nối từ các huyện của tỉnh Kiên Giang đến Sông Đốc – Phú Tân; tạo động lực cho phát triển kinh tế – xã hội. Đường hành lang ven biến phía Nam đầu tư nâng cấp hoàn thiện đường cấp III, được xác định là đường trục chính nối các trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá lớn của đất nước, của địa phương.

– Hệ thống đường tỉnh (đường bộ, đường thủy):

+ ĐT. 985 (Rau Dừa – Rạch Ráng): Nâng cấp đạt tiêu chuẩn cấp III-ĐB, mặt BTN rộng 7m, nền 12m, lộ giới 45m. Riêng đoạn từ cầu treo đến đường ĐT.985B (Tắc Thủ- Rạch Ráng – Sông Đốc) theo tiêu chuẩn đường đô thị.

+ ĐT.985B (Tắc Thủ – Rạch Ráng – Sông Đốc): Nâng cấp đạt tiêu chuẩn cấp III-ĐB, mặt BTN, rộng 7m, nền 12m, Lộ giới 45m. Đối với các đoạn đi qua khu vực trung tâm, khu dân cư được triển khai đầu tư theo quy hoạch chi tiết xây dựng được phê duyệt.

+ ĐT.985C (Tắc Thủ – Vàm Đá Bạc): Nâng cấp đạt tiêu chuẩn cấp III-ĐB, mặt BTN, rộng 7,0m, nền 12m, lộ giới 45m. Đoạn đi qua khu vực trung tâm xã Khánh Bình Tây đầu tư đạt chuẩn theo quy hoạch đô thị.

+ ĐT.985D (Bờ Nam Sông Ông Đốc): Nâng cấp toàn tuyến đạt tiêu chuẩn cấp III-ĐB, lộ giới 45m (đoạn qua đô thị Sông Đốc theo quy hoạch đô thị được phê duyệt).

+ Đường Vành Đai Tây Nam: Đầu tư xây dựng theo tiêu chuẩn đường đô thị, lộ giới 40m.

+ Triển khai đầu tư các công trình, dự án theo quy hoạch phát triển giao thông vận tải được phê duyệt.

* Cảng, bến khách

+ Cảng hàng hoá sông Ông Đốc: Nằm ở bờ Nam sông Ông Đốc, huyện Trần Văn Thời. Quy mô: Bến bốc xếp hàng hóa dài 300m tiếp nhận được phương tiện thủy trên dưới 1.000T; Kè bảo vệ bờ dài 150m kết hợp làm bến cho phương tiện nhỏ, thiết kế kho bãi chứa hàng diện tích 15.000 m2; năng lực thông qua đến 2025 đạt 600 ngàn T/năm; đến 2030 đạt 900 ngàn T/năm.

+ Cảng khách sông Ông Đốc: Có khả năng tiếp nhận tàu lớn nhất >600 ghế, năng lực thông qua đến năm 2050 đạt trên 3,1 triệu HK/năm.

+ Quy hoạch các bến khách ngang sông: Trên địa bàn huyện Trần Văn Thời có 27 bến khách ngang sông (Sông Ông Đốc 19 bến, sông Tắc Thủ 02 bến, Vàm Xáng – Lương Thế Trân 01 bến, Kênh thị Kẹo 03 bến, Đầm Thị Tường 02 bến).

+ Đầu tư Cảng cá theo quy hoạch phê duyệt được phê duyệt đảm bảo phục vụ tốt cho hậu cần nghề cá.

Vùng huyện U Minh

Phạm vi, tính chất, hướng phát triển trọng tâm

– Phạm vi vùng huyện: Toàn bộ ranh giới hành chính huyện U Minh, diện tích tự nhiên 775,89 km2.

+ Phía Đông giáp: Huyện Thới Bình;

+ Phía Tây giáp: Biển Tây;

+ Phía Nam giáp: Huyện Trần Văn Thời.

+ Phía Bắc giáp: Huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang.

– Tính chất của vùng huyện: Là vùng trọng điểm du lịch phía Bắc của tỉnh, vùng sinh thái nông nghiệp, thủy sản, vùng bảo tồn, bảo vệ rừng, nguồn nước và đa dạng sinh học; là cửa ngõ giao thương và đầu mối giao thông quan trọng với tỉnh Kiên Giang. Là khu vực phát triển công nghiệp trọng điểm của tỉnh gắn liền với cụm Khí – Điện – Đạm, Khu công nghiệp Khánh An.

– Hướng phát triển trọng tâm: Tập trung phát triển nhanh, bền vững, hài hòa, toàn diện kinh tế – xã hội, an sinh xã hội, quốc phòng an ninh và bảo vệ môi trường. Là địa phương có vai trò quan trọng về kinh tế và trong chiến lược bảo vệ an ninh quốc phòng của tỉnh.

Phát triển kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản theo hướng ứng dụng công nghệ – khoa học kỹ thuật, hướng tới sản phẩm sạch, chất lượng cao.

Liên kết, thu hút đầu tư để trở thành vùng tiềm năng phát triển các loại hình dịch vụ phục du lịch sinh thái khu vực rừng U Minh, du lịch biển ven biến gắn với khu vực cửa biển Khánh Hội,…;

Phát triển công nghiệp theo định hướng phát triển công nghiệp của tỉnh gắn với các cụm công nghiệp trên địa bàn, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

Hạ tầng giao thông

Phát triển hạ tầng giao thông tuân thủ định hướng phát triển giao thông tỉnh Cà Mau, đầu tư nâng cấp các tuyến đường tỉnh qua địa bàn huyện.

Hệ thống đường huyện và giao thông nông thôn:

+ Nâng cấp các tuyến đường huyện.

+ Hệ thống đường giao thông nông thôn được nâng cấp, mở mới đảm bảo đạt tiêu chí nông thôn mới. Quy mô các đường giao thông nông thôn trục liên ấp phải đảm bảo từ cấp C trở lên, nền đường rộng 3 – 5 m.

+ Thực hiện nâng cấp, mở rộng các tuyến đường và cầu về trung tâm các xã trên địa bàn huyện.

+ Hệ thống đường đô thị: Được đầu tư xây dựng theo đúng quy hoạch đô thị được duyệt.

– Bến bãi: Quy hoạch bến xe tại thị trấn U Minh, xã Khánh Hội, Khánh Tiến.

Bản đồ QHVLH Cà Mau 2030 (42,6 MB)

Tổng hợp bởi ashtechservice.com

4.9/5 – (7 bình chọn)