Trong tương lại Lâm Đồng sẽ quy hoạch phát triển đô thị theo hướng sinh thái bền vững thân thiện với môi trường.
Xây dựng và phát triển vùng tỉnh Lâm Đồng đến năm 2035 và tầm nhìn đến năm 2050 trở thành vùng kinh tế động lực của khu vực Tây Nguyên.
Mục lục bài viết
Thực trạng phát triển đô thị Lâm Đồng đến năm 2021
Dân số của Lâm Đồng hiện nay khoảng 1,34 triệu người, trong đó dân cư đô thị là 537 nghìn người, tập trung tại các đô thị lớn (Đà Lạt, Bảo Lộc, Liên Nghĩa và Di Linh).
Do các đô thị hiện hữu tại tỉnh Lâm Đồng đã hình thành và phát triển dọc theo Quốc lộ 20 từ lâu, vì vậy trong các giai đoạn tiếp theo Lâm Đồng vẫn tiếp tục lựa chọn hướng phát triển theo chuỗi đô thị.
Tuy nhiên, quá trình phát triển sẽ không dàn trãi, làm “phình to” đô thị, các đô thị vẫn sẽ mở rộng nhưng sẽ theo mô hình đô thị (hoặc các khu chức năng) chuyên biệt, vệ tinh xoay quanh đô thị trung tâm. Trong quá trình phát triển đô thị, tuyệt đối không hình thành các đô thị “nén” kém thân thiện với môi trường.
Đến nay, các đô thị tại tỉnh Lâm Đồng đã có nước phát triển tương đối đồng bộ, về cơ bản hệ thống hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật đã đáp ứng nhu cầu của người dân, ngoại trừ chỉ tiêu thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt nhưng lại là tiêu chí quan trọng về môi trường.
Đến cuối năm 2021 hệ thống đô thị ở Lâm Đồng có: 15 đô thị (01 đô thị loại I, 01 đô thị loại III, 01 đô thị loại IV và 11 đô thị loại V).Tỷ lệ đô thị hóa: 40,8%, chủ yếu tăng nhanh trong 05 năm trở lại đây.
Định hướng phát triển đô thị Lâm Đồng đến năm 2035
Theo Quyết định 1848/QĐ/Ttg của Thủ tướng Chính phủ, định hướng cấu trúc đô thị và phát triển hệ thống đô thị được xác định:
– Phát triển theo trục hành lang kinh tế trọng điểm: Trục hành lang kinh tế đô thị quốc gia quốc lộ 20 và cao tốc Dầu Giây – Đà Lạt, quốc lộ 27; trục hành lang quốc lộ 28, quốc lộ 55; trục hành lang ĐT 721.
– Các vùng đô thị: Vùng đô thị – công nghiệp thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận; vùng đô thị – công nghiệp thành phố Bảo Lộc và vùng phụ cận; vùng đô thị Di Linh; tuyến đô thị dọc quốc lộ 27; tuyến đô thị Đạ Huoai – Đạ Tẻh – Cát Tiên.
– Đến năm 2025: có 19 đô thị; trong đó 01 đô thị loại I (thành phố Đà Lạt), 01 đô thị loại II (thành phố Bảo Lộc),06 đô thị loại IV (Đức Trọng, Thạnh Mỹ, Đinh Văn, Di Linh, Lộc Thắng, Madaguôi) và 11 đô thị loại V (Lạc Dương, Đ’ran, Bằng Lăng, Đạ Rsal, Nam Ban, Lộc An, Hòa Ninh, Đạ M’ri, Đạ Tẻh, Cát Tiên, Phước Cát).
– Đến năm 2035: có 19 đô thị, trong đó 01 đô thị loại I (TP. Đà Lạt), 01 đô thị loại II (thành phố Bảo Lộc), 02 đô thị loại III (đô thị Đức Trọng, Di Linh), 06 đô thị loại IV (Thạnh Mỹ, Đinh Văn, Nam Ban, Lộc Thắng, Madaguôi, Đạ Tẻh), 9 đô thị loại V (Lạc Dương, Đ’ran, Bằng Lăng, Đạ Rsal, Lộc An, Hòa Ninh, Đạ M’ri, Cát Tiên, Phước Cát). Phát triển 02 thị tứ đạt tiêu chuẩn đô thị loại V (Lộc Phú huyện Bảo Lâm; Tân Hà huyện Lâm Hà).
– Đến năm 2050: chủ yếu nâng cao chất lượng đô thị, không phát triển dàn trải, gia tăng số lượng. Nhằm thực hiện định hướng phát triển đô thị theo hướng bền vững, trong giai đoạn 2021 – 2025, để tạo bước đột phá, kiến nghị cần tập trung, ưu tiên dành nguồn lực ngân sách nhà nước để phát triển đối với 02 đô thị là thành phố Đà Lạt và thành phố Bảo Lộc; trong đó cần quan tâm đầu tư đồng bộ hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh để tạo cơ sở, động lực khách quan thúc đẩy sự phát triển của các đô thị khác tại hai cực Bắc và Nam Lâm Đồng.
PHẠM S, P. Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng (Báo Lâm Đồng)
4.9/5 – (8 bình chọn)