Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ đến năm 2030

0
87

Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050: TP Quảng Ngãi, TX Đức Phổ, Ba Tơ, Bình Sơn, Lý Sơn, Minh Long, Mộ Đức, Nghĩa Hành, Sơn Hà, Sơn Tây, Sơn Tịnh, Trà Bồng, Tư Nghĩa.

Mục tiêu phát triển tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050

Hướng tới 2030, Quảng Ngãi là một tỉnh công nghiệp với hai ngành công nghiệp chủ lực là lọc hóa dầu và luyện kim thép. Các loại hình công nghiệp xanh, công nghiệp công nghệ cao dần hình thành tại các khu công nghiệp và cụm công nghiệp tập trung. Tỉnh từng bước xây dựng được thương hiệu về các loại hình dịch vụ chất lượng cao, với điểm nhấn là lĩnh vực du lịch.

Các mô hình về nông nghiệp áp dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn dần được nhân rộng. Tỷ lệ đô thị hóa được nâng cao với cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển các đô thị xanh, đô thị thông minh dần được hoàn thiện. Công tác xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao tiếp tục được chú trọng và đạt được các chỉ tiêu đề ra cho giai đoạn.

Hướng tới 2050, Quảng Ngãi là một tỉnh phát triển bền vững và đa dạng với các ngành công nghiệp xanh, công nghiệp công nghệ cao tập trung tại các khu công nghiệp và cụm công nghiệp tập trung; các loại hình dịch vụ tiên tiến, hiện đại và đặc sắc chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế của tỉnh; các loại hình nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn trở thành mũi nhọn của lĩnh vực nông nghiệp; hệ thống cơ sở hạ tầng được hoàn thiện đồng bộ, phù hợp với nhu cầu phát triển; hệ thống đô thị thông minh, hiện đại và hệ thống nông thôn phát triển đạt tiêu chí nông thôn mới nâng cao; hệ thống mạng lưới phát triển khoa học như các trung tâm nghiên cứu và phát triển (đặc biệt là về các lĩnh vực dược liệu, nông nghiệp công nghệ cao…), trung tâm đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, các cộng đồng nghiên cứu khoa học dần được hình thành trên địa bàn tỉnh.

Ngoài ra, bản sắc văn hoá dân tộc, con người Quảng Ngãi luôn được bảo tồn và phát huy, trở thành điểm nhấn trong phát triển du lịch của tỉnh. Giáo dục và đào tạo, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, an sinh xã hội luôn được chú trọng và nâng cao chất lượng để phù hợp với các giai đoạn phát triển mới. Công tác quốc phòng-an ninh và trật tự an toàn xã hội luôn được đảm bảo.

Mô hình tổ chức hệ thống đô thị tỉnh Quảng Ngãi

Hệ thống đô thị của Quảng Ngãi được phát triển dựa trên 04 hành lang kinh tế chính, 06 không gian phân vùng phát triển kinh tế xã hội và 05 vùng liên huyện trên cơ sở phát huy lợi thế giao thông của các tuyến quốc lộ, đường tỉnh, các tuyến cao tốc, đường sắt… đi qua địa bàn huyện.

Trong đó, chuỗi đô thị dọc theo tuyến QL1 và đường ven biển là trung tâm phát triển các hoạt động kinh tế của tỉnh gắn với 03 trung tâm đô thị động lực phát triển ở phía Đông. Bao gồm:

– Các đô thị dọc theo tuyến QL1: thị xã Bình Sơn; đô thị Tịnh Phong; thành phố Quảng Ngãi; đô thị La Hà – Sông Vệ; đô thị Nam Sông Vệ – Quán Lát, thị trấn Mộ Đức, đô thị Thạch Trụ; thị xã Đức Phổ.

– Tuyến đô thị ven biển bao gồm đô thị Nghĩa Hòa; đô thị Đức Lợi, Đức Minh. Ở phía Tây Bắc, các đô thị Trà Phong, Trà Bình, thị trấn Trà Xuân mở rộng phát triển gắn kết với cụm Khu kinh tế Dung Quất và thương mại dịch vụ tại Bình Sơn với các hành lang QL24C, Cao tốc 22 (Quy hoạch).

Ở phía Tây và Tây Nam, các đô thị phát triển theo hành lang kinh tế rừng xanh, kinh tế nông nghiệp bền vững với mô hình của đô thị miền núi. Bao gồm:

– Đô thị Sơn Tây; thị trấn Di Lăng mở rộng, đô thị Sơn Hạ kết nối với thị trấn huyện lỵ Sơn Tịnh qua hành lang QL24B. – Đô thị Minh Long kết nối với thị trấn Chợ Chùa, thị trấn Mộ Đức qua các tuyến tỉnh lộ 624, 624C.

– Đô thị Ba Vì, thị trấn Ba Tơ mở rộng kết nối với thị trấn Mộ Đức và thị xã Đức Phổ qua tuyến tỉnh lộ 627 và QL24.

Tài liệu tham khảo và bản đồ

Báo cáo tổng hợp quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn năm 2050

1_Bản đồ vị trí và các mối quan hệ của tỉnh

4_Bản đồ phương án quy hoạch hệ thống đô thị, nông thôn

5_Bản đồ phương án tổ chức không gian và phân vùng chức năng

6.1_Bản đồ phương án phát triển dịch vụ

6.2_Bản đồ phương án quy hoạch hệ thống du lịch

6.3_Bản đồ phương án phát triển văn hóa thể thao

6.4_Bản đồ phương án quy hoạch cơ sở giáo dục nghề nghiệp

6.5_Bản đồ phương án phát triển y tế

6.6_Bản đồ phương án quy hoạch cơ sở trợ giúp xã hội

6.7_Bản đồ phương án phát triển khoa học và công nghệ

6.8_Bản đồ phương án quy hoạch khu công nghiệp

6.9_Bản đồ phương án phát triển cụm công nghiệp

7.1_Bản đồ phương án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải

7.2_Bản đồ phương án phát triển hệ thống cấp nước sinh hoạt và xử lý nước thải

7.3_Bản đồ quy hoạch phát triển mạng lưới cấp điện tỉnh

7.4_Bản đồ phương án phát triển thông tin và truyền thông

7.5_Bản đồ phương án phát triển hạ tầng viễn thông thụ động

7.6_Bản đồ phương án thoát nước xử lý chất thải rắn và nghĩa trang

8_Bản đồ phương án quy hoạch sử dụng đất

9.1_1-4_50.000_Bản đồ PA thăm dò, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên

9.1_2-4_50.000_Bản đồ PA thăm dò, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên

9.1_3-4_50.000_Bản đồ PA thăm dò, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên

9.1_4-4_50.000_Bản đồ PA thăm dò, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên

9.1_Bản đồ PA thăm dò, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên

9.2_Bản đồ phương án khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước

10.1_Bản đồ phương án bảo vệ môi trường, thiên nhiên và đa dạng sinh học

10.2_Bản đồ phương án phát triển kết cấu hạ tầng phòng chống thiên tai, thủy lợi và ứng phó bới biến đổi khí hậu

11_Bản đồ phương án QH xây dựng vùng liên huyện vùng huyện

12_Bản đồ vị trí các dự án và thứ tự ưu tiên thực hiện

Tổng hợp bởi ashtechservice.com

4.7/5 – (7 bình chọn)

– Quảng cáo –