PF bằng bao nhiêu uF?

0
78
Ngoài ra để đo và kiểm tra tụ điện, người dùng chắc hẳn sẽ cần đến ampe kìm, đồng hồ vạn năng để hỗ trợ công việc. Nếu bạn đang có nhu cầu mua thiết bị đo điện, hãy liên hệ ngay đến HOTLINE Hà Nội: 0902 148 147 – TP.HCM: 0979 244 335 để được các chuyên viên tư vấn miễn phí trong thời gian nhanh nhất. Bạn cũng có thể truy cập vào trang web kyoritsuvietnam.net và đặt hàng online sau khi đã chọn được sản phẩm phù hợp.

Với những tụ điện kích thước nhỏ chúng ta không thể ghi đầy đủ giá trị tụ điện dưới dạng μF microfarad nF nanofarad pF picofarad, vì diện tích bề mặt của nó quá nhỏ, có in vào thì bằng mắt thường cũng không đọc được. Vì vậy, để đơn giản người ta sẽ viết nó dưới dạng mã, nhưng trở ngại là không phải ai cũng hiểu được các ghi mã kiểu này, vì vậy dưới đây là bảng chuyển đổi sang giá trị mà bạn có thể tra nhanh.

Mã tụμF (microfarad)nF (nanofarad)pF (picofarad)1010.0001uF0.1nF100pF1020.001uF1nF1000pF1030.01uF10nF10000pF1040.1uF100nF100000pF1051uF1000nF1000000pF1200.000012uF0.012nF12pF1210.00012uF0.12nF120pF1220.0012uF1.2nF1200pF1230.012uF12nF12000pF1240.12uF120nF120000pF1500.000015uF0.015nF15pF1510.00015uF0.15nF150pF1520.0015uF1.5nF1500pF1530.015uF15nF15000pF1540,15uF150nF150000pF1800.000018uF0.018nF18pF1810.00018uF0.18nF180pF1820.0018uF1.8nF1800pF1830.018uF18nF18000pF1840,18uF180nF180000pF2000.00002uF0.02nF20pF2010.0002uF0.2nF200pF2020.002uF2nF2000pF2030.02uF20nF20000pF2040,2uF200nF200000pF2200.000022uF0.022nF22pF2210.00022uF0.22nF220pF2220.0022uF2.2nF2200pF2230.022uF22nF22000pF2240,22uF220nF220000pF2500.000025uF0.025nF25pF2510.00025uF0.25nF250pF2520.0025uF2.5nF2500pF2530.025uF25nF25000pF2540,25uF250nF250000pF2700.000027uF0.027nF27pF2710.00027uF0.27nF270pF2720.0027uF2.7nF2700pF2730.027uF27nF27000pF2740,27uF270nF270000pF3000.00003uF0.03nF30pF3010.0003uF0.3nF300pF3020.003uF3nF3000pF3030.03uF30nF30000pF3040.3uF300nF300000pF3300.000033uF0.033nF33pF3310.00033uF0.33nF330pF3320.0033uF3.3nF3300pF3330.033uF33nF33000pF3340.33uF330nF330000pF3900.000039uF0.039nF39pF3910.00039uF0.39nF390pF3920.0039uF3.9nF3900pF3930.039uF39nF39000pF3940.39uF390nF390000pF4000.00004uF0.04nF40pF4010.0004uF0.4nF400pF4020.004uF4nF4000pF4030.04uF40nF40000pF4040.4uF400nF400000pF4700.000047uF0.047nF47pF4710.00047uF0.47nF470pF4720.0047uF4.7nF4700pF4730.047uF47nF47000pF4740.47uF470nF470000pF5000.00005uF0.05nF50pF5010.0005uF0.5nF500pF5020.005uF5nF5000pF5030.05uF50nF50000pF5040.5uF500nF500000pF5600.000056uF0.056nF56pF5610.00056uF0.56nF560pF5620.56uF5.6nF5600pF5630.056uF56nF56000pF5640.56uF560nF560000pF6000.00006uF0.06nF60pF6010.0006uF0.6nF600pF6020.006uF6nF6000pF6030.06uF60nF60000pF6040.6uF600nF600000pF6800.000068uF0.068nF68pF6810.00068uF0.68nF680pf6820.0068uF6.8nF6800pF6830.068uF68nF68000pF6840.68uF680nF680000pF7000.00007uF0.07nF70pF7010.0007uF0.7nF700pF7020.07uF7nF7000pF7030.07uF70nF70000pF7040.7uF700nF700000pF8000.00008uF0.08nF80pF8010.0008uF0.8nF800pF8020.008uF8nF8000pF8030.08uF80nF80000pF8040.8uF800nF800000pF8200.000082uF0.082nF82pF8210.00082uF0.82nF820pF8220.0082uF8.2nF8200pF8230.082uF82nF82000pF8240.8uF820nF820000pF

READ  logic kỹ thuật số là gì

Không giống như điện trở, tụ điện sử dụng nhiều loại mã để mô tả đặc điểm của nó. Các tụ điện kích thước nhỏ rất khó đọc, do không gian hạn chế để in thông tin lên. Bạn đừng ngạc nhiên nếu thông tin trên tụ điện của bạn được in theo thứ tự khác với thông tin trong bài viết hoặc nếu thiếu thông tin về điện áp và dung sai trên tụ điện của bạn. Đối với nhiều mạch DIY điện áp thấp, thông tin duy nhất bạn cần là điện dung. Bài viết này sẽ giúp bạn đọc hầu như tất cả các tụ điện được sử dụng hiện nay.

Cách đọc tụ điện lớn

1.Đơn vị của tụ điện:

Đơn vị cơ bản của điện dung là farad (F). Giá trị này quá lớn so với các mạch thông thường, vì vậy các tụ điện gia dụng được gắn nhãn với một trong các đơn vị sau:

1 µF, uF (microfarad) = 10^-6 farad (F).

1 mF (millifarads) = 10^-3 farad (F).

1 nF ( nanofarad) = 10^-9 farad (F).

1 pF, mmF hoặc uuF = 1 picofarad = 10^-12 farad (F).

2.Đọc giá trị điện dung:

Hầu hết các tụ điện lớn đều có giá trị điện dung được ghi ở mặt bên. Cũng có thể có sự khác nhau tùy tụ, vì vậy hãy tìm giá trị phù hợp với các đơn vị ở trên. Tuy nhiên bạn cũng cần phải điều chỉnh một chút:

  • Bỏ qua các chữ cái viết hoa trong đơn vị. Ví dụ: “MF” chỉ là biến thể của “mf”. (chắc chắn đây không phải là megafarad, mặc dù là chữ viết tắt chính thức của SI.)
  • Có thể bạn sẽ thấy chữ “fd”. Đây chỉ là một chữ viết tắt khác cho farad. Ví dụ: “mmfd” cũng là “mmf”.
  • Cẩn thận với các ký hiệu một chữ cái như “475m”, thường thấy trên các tụ điện nhỏ.

3.Tìm giá trị dung sai:

Một số tụ điện có ghi dung sai, hoặc khoảng giá trị dự kiến của điện dung so với giá trị được ghi. Điều này co thể không quan trọng, nhưng bạn cần phải chú ý nếu bạn cần giá trị tụ điện chính xác. Ví dụ, một tụ điện có nhãn “6000uF +50% / – 70%” có thể có điện dung cao tới 6000uF + (6000 * 0.5) = 9000uF, hoặc thấp tới 6000 uF – (6000uF * 0.7) = 1800uF.

Có thể bạn quan tâm

  • Bao nhiêu tháng cho đến ngày 1 tháng 2 năm 2023?
  • Xe điện dibao Tesla đi được bao nhiêu km?
  • Giá cà phê nhân Gia Lai hôm nay bao nhiêu?
  • Sữa bịch Cô Gái Hà Lan giá bao nhiêu
  • Nuôi cá Koi bao nhiêu con?

4.Kiểm tra giá trị điện áp:

Nếu còn chỗ trên thân của tụ điện, nhà sản xuất thường in thêm thông tin về điện áp dưới dạng một số theo sau là V, VDC, VDCW, hoặc WV (cho “Điện áp làm việc”). Đây là điện áp tối đa tụ điện được thiết kế để xử lý.

1 kV = 1.000 vôn.

2E = 250 vôn.

Nếu không có biểu tượng nào cả, hãy sử dụng tụ với mạch điện áp thấp.

Nếu bạn sử dụng cho mạch xoay chiều thì tìm một tụ điện có chữ VAC. Không sử dụng tụ điện 1 chiều trừ khi bạn có kiến thức chuyên sâu về cách chuyển đổi điện áp và cách sử dụng loại tụ điện đó một cách an toàn trong các ứng dụng xoay chiều.

5.Tìm dấu + hoặc -:

Nếu bạn thấy một trong các dấu trên gần chân của tụ thì tức là tụ điện được phân cực. Đảm bảo kết nối chân + của tụ điện với phần dương của mạch, nếu không tụ có thể bị nổ. Nếu không có + hoặc -, bạn có thể định hướng tụ điện theo cách khác.

Một số tụ điện sử dụng một vạch màu hoặc một hình vòng hiển thị cực. Thông thường, dấu hiệu này biểu thị đầu – trên tụ điện phân cực nhôm (tụ hóa nhôm). Trên các tụ điện phân cực tantali (tụ hóa tantali), dấu này chỉ định đầu +. (Bỏ qua vạch màu này nếu nó mâu thuẫn với dấu + hoặc – hoặc nếu nó nằm trên tụ không phân cực.).

Cách đọc tụ điện nhỏ

1.Viết xuống hai chữ số đầu tiên của điện dung:

PF bằng bao nhiêu uF?

Các tụ điện cũ hơn thì khó có thể đoán được, nhưng hầu như tất cả tụ hiện đại đều sử dụng mã tiêu chuẩn EIA khi tụ điện quá nhỏ để ghi lại điện dung đầy đủ. Trước hết ghi lại hai chữ số đầu tiên sau đó dựa trên đoạn mã tiếp theo.

Nếu mã bắt đầu bằng hai chữ số theo sau là một chữ cái (ví dụ: 44M), thì hai chữ số đầu tiên chính là mã đầy đủ của điện dung. Bỏ qua để tìm đơn vị.

Nếu một trong hai ký tự đầu tiên là một chữ cái, hãy bỏ qua xuống các hệ thống chữ cái.

Nếu ba ký tự đầu tiên đều là số thì tiếp tục bước tiếp theo.

2.Sử dụng chữ số thứ ba làm số lũy thừa của 10.

Mã điện dung gồm ba chữ số có thể tính như sau:

Nếu chữ số thứ ba từ 0 đến 6, thì số bao nhiêu thì thêm bấy nhiêu chữ số 0 vào 2 số đầu. (Ví dụ: 453 → 45 x 10^3 → 45.000.)

Nếu chữ số thứ ba là 8, nhân với 0,01. (ví dụ: 278 → 27 x 0,01 → 0,27)

Nếu chữ số thứ ba là 9, nhân với 0,1. (ví dụ: 309 → 30 x 0,1 → 3,0)

3.Đơn vị điện dung.

Các tụ điện nhỏ (làm từ gốm, phim, hoặc tantali) sử dụng các đơn vị picofarad (pF), bằng 10^-12 farad. Các tụ điện lớn hơn (loại điện phân nhôm hình trụ hoặc loại hai lớp) sử dụng các đơn vị microfarad (uF hoặc µF), bằng 10^-6 farad.

Tụ điện có thể có một đơn vị sau nó (p cho picofarad, n cho nanofarad, hoặc u cho microfarad). Tuy nhiên, nếu chỉ có một chữ cái sau mã, thì thường là mã dung sai, không phải là đơn vị. (P và N là các mã dung sai không phổ biến, nhưng vẫn có.)

4.Đọc mã có chứa chữ cái.

Nếu mã của bạn bao gồm một chữ cái là một trong hai ký tự đầu tiên, có ba khả năng:

Nếu chữ cái là chữ R, thì thay thế nó bằng dấu thập phân để lấy giá trị điện dung trong pF. Ví dụ, 4R1 có nghĩa giá trị điện dung là 4.1pF.

Nếu chữ cái là p, n hoặc u, chữ này cho bạn biết các đơn vị (pico-, nano- hoặc microfarad). Thay thế chữ cái này bằng dấu thập phân. Ví dụ, n61 có nghĩa là 0,61 nF và 5u2 nghĩa là 5,2 uF.

Một mã như “1A253” thực sự là hai mã. 1A cho bạn biết điện áp, và 253 cho bạn biết điện dung như mô tả ở trên.

5.Đọc mã dung sai trên các tụ gốm.

Tụ gốm, thường có hình giống cái bánh nhỏ xíu với hai chân, thường ghi giá trị dung sai là một chữ cái ngay sau giá trị điện dung ba chữ số. Chữ cái này đại diện cho dung sai của tụ điện để bạn biết được khoảng giá trị điện dung thực của tụ. Nếu mạch của bạn cần độ chính xác, hãy dịch mã này như sau:

B = ± 0,1 pF.

C = ± 0,25 pF.

D = ± 0,5 pF cho các tụ điện dưới 10 pF, hoặc ± 0,5% cho các tụ điện trên 10 pF.

F = ± 1 pF hoặc ± 1%

G = ± 2 pF hoặc ± 2%

J = ± 5%.

K = ± 10%.

M = ± 20%.

Z = + 80% / -20% (Nếu bạn thấy không có dung sai nào được ghi, hãy giả định đây là trường hợp xấu nhất.)

6.Đọc các giá trị dung sai dạng số – chữ cái – số.

Nhiều loại tụ điện biểu thị giá trị điện dung bằng hệ thống ba ký hiệu chi tiết hơn. Giải thích điều này như sau:

Ký hiệu đầu tiên cho biết nhiệt độ tối thiểu. Z = 10ºC, Y = -30ºC, X = -55ºC.

Ký hiệu thứ hai cho biết nhiệt độ tối đa. 2 = 45ºC, 4 = 65ºC, 5 = 85ºC, 6 = 105ºC, 7 = 125ºC.

Ký hiệu thứ ba cho thấy sự thay đổi về điện dung trong phạm vi nhiệt độ này. Khoảng này dao động từ chính xác nhất, A = ± 1.0%, đến độ chính xác thấp nhất, V = +22.0% / – 82%. R là một trong những ký hiệu phổ biến nhất với R= ± 15%.

7.Giải thích các mã điện áp.

Bạn có thể tra cứu biểu đồ điện áp EIA để có danh sách đầy đủ, nhưng hầu hết các tụ điện sử dụng một trong các mã phổ biến sau đây cho điện áp tối đa (các giá trị này chỉ dành cho các tụ điện một chiều):

0J = 6.3V

1A = 10V

1C = 16V

1E = 25V

1H = 50V

2A = 100V

2D = 200V

2E = 250V

Một mã chữ cái là chữ viết tắt của một trong các giá trị phổ biến ở trên.

Để ước tính các mã khác, ít phổ biến hơn, hãy nhìn vào chữ số đầu tiên. 0: bao gồm các giá trị nhỏ hơn mười; 1: gồm các giá trị từ mười đến 99; 2: gồm các giá trị từ 100 đến 999…

8.Tra cứu các hệ thống khác.

Các loại tụ điện cũ hoặc tụ điện được sử dụng chuyên dụng có thể sử dụng các hệ thống khác nhau. Trong phạm vi bài viết này sẽ không nói đến, nhưng bạn có thể dựa vào gợi ý dưới đây để nghiên cứu thêm:

1 pF bằng bao nhiêu Fara?

1 pF, mmF hoặc uuF = 1 picofarad = 10^-12 farad (F).

1 micro Fara bằng bao nhiêu Pico Fara?

1 Fara = 1.000.000 µ Fara = 1.000.000.000 n F = 1.000.000.000.000 p F. 1 µ Fara = 1.000 n Fara. 1 n Fara = 1.000 p Fara.

1000pF bằng bao nhiêu UF?

Bảng chuyển đổi mã tụ điện sang các đơn vị μF microfarad nF nanofarad pF picofarad.

nF là đơn vị gì?

Nanofarad (nF): Đây là đơn vị đo dung lượng tụ điện phổ biến, thường được sử dụng để đo các tụ điện có dung lượng từ 1 µF đến 100 µF.

programming
bằng bao nhiêu