Quy hoạch tỉnh Sơn La thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050: TP Sơn La, Bắc Yên, Mai Sơn, Mộc Châu, Mường La, Phù Yên, Quỳnh Nhai, Sông Mã, Sốp Cộp, Thuận Châu, Vân Hồ, Yên Châu.
Mục lục bài viết
Vị trí địa lý tỉnh Sơn La
Tỉnh Sơn La nằm ở tọa độ từ 20o39’ đến 22o02’ vĩ độ Bắc; từ 103o11’ đến 105o02’ kinh độ Đông, thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ; Cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 320km về phía Đông; cách Vĩnh Phúc khoảng 255 km về phía Đông Bắc; cách thành phố Lào Cai khoảng 250km về phía Tây Bắc, thành phố Điện Biên Phủ khoảng 155 km về phía Tây Bắc.
Sơn La có đường biên giới giáp Lào dài 274,065 km. Diện tích tự nhiên là 14.109,83 km2, chiếm 4,26% diện tích cả nước, đứng thứ 3 trong số 63 tỉnh thành trong cả nước.
Tỉnh Sơn La có 12 đơn vị hành chính cấp huyện gồm: Thành phố Sơn La và 11 huyện (trong đó có huyện Vân Hồ mới được thành lập từ năm 2013 theo Nghị quyết số 72/NQ-CP ngày 10/06/2013 của Thủ tướng Chính phủ).
Tỉnh Sơn La có tuyến QL.6 là tuyến giao thông quan trọng, kết nối tỉnh với thủ đô Hà Nội và các tỉnh Hòa Bình, Điện Biên; kết hợp với các tuyến quan trọng khác như: QL.37, QL.43, QL.279 nối liền các tỉnh từ Tây Bắc sang Đông Bắc. Ngoài ra còn có cảng hàng không Nà Sản (hiện đang xây dưng ̣ đề án cải tạo, nâng cấp) và đường thủy nội địa trên sông Đà.
Sơn La có 3 hệ thống núi chính chạy song song theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Địa hình bị chia cắt sâu bởi các dãy núi cao, thung lũng; 2 cao nguyên nối tiếp nhau và 2 con sông lớn là sông Đà, sông Mã; tạo cho Sơn La những vùng đất có đặc trưng sinh thái rõ rệt:
(1) Vùng trục QL.6 là vùng động lực chính có điều kiện thiên nhiên ưu đãi để phát triển đa ngành, đa lĩnh vực (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ thương mại) các sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, hàng hóa… làm tiền đề cho Sơn La phát triển các cơ sở công nghiệp chế biến nông, lâm sản như: chè, cà phê, sữa…
(2) Vùng lòng hồ sông Đà là khu vực tiềm năng để phát triển rừng nguyên liệu, một số cây công nghiệp, cây ăn quả: …
(3) Vùng cao biên giới là khu vực phát triển kinh tế nông nghiệp, thương mại kinh tế mậu biên gắn liền đảm bảo quốc phòng, an ninh. Với 97% diện tích tự nhiên thuộc lưu vực sông Đà, sông Mã đã tạo tiềm năng, lợi thế cho Sơn La trong việc tập trung phát triển thủy điện, tuy nhiên việc phát triển thủy điện cũng sẽ có những tác động tới điêu kiện tự nhiên và môi trường sinh thái của địa phương.
Quy hoạch tỉnh Sơn La thời kỳ đến năm 2030
Mục tiêu tổng quát
1. Mục tiêu tổng quát của thời kỳ quy hoạch 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 là phát huy mọi tiềm năng, lợi thế, nguồn lực, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo để xây dựng tỉnh Sơn La trở thành tỉnh phát triển Nhanh, Toàn diện, Ổn định – Bền vững và Công bằng. Phấn đấu đưa tỉnh trở thành một trong những tỉnh khá của vùng Trung du và miền núi phía Bắc, là trung tâm của tiểu vùng Tây Bắc; trọng điểm du lịch của vùng biên giới Việt Nam – Lào và vùng Trung du miền núi Bắc Bộ; trung tâm chế biến sản phẩm nông nghiệp của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ.
2. Phát triển Sơn La tiếp tục trở thành Tỉnh phát triển đa ngành, đa lĩnh vực bao gồm: Công nghiệp, Dịch vụ, Nông nghiệp Đô thị và Nông thôn. Trong đó Nông nghiệp, Du lịch, Đô thị và Nông thôn là trọng tâm; Công nghiệp và hệ thống đô thị là mối quan tâm hàng đầu; có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ; có mối quan hệ liên kết phát triển mật thiết với các Tỉnh lân cận trong vùng và cả nước; bền vững về môi trường sinh thái, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu;
Xác định các nhiệm vụ trọng tâm cần giải quyết
Để thực hiện được QH tỉnh Sơn La đến 2030, tầm nhìn đến 2050 phát triển theo các quan điểm, mục tiêu đã nêu ở trên, cần phải thực hiện 1 số nhiệm vụ chiến lược trọng tâm như sau:
1. Tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp nhiều tuyến giao thông huyết mạch quan trọng kết nối trung tâm vùng, trung tâm kinh tế của tỉnh tạo thành mạng lưới giao thông kết nối thuận lợi với các địa phương trong và ngoài tỉnh, với các trục giao thông trọng điểm quốc gia.
Trong đó có các công trình giao thông trọng điểm nổi bật như: Dự án xây dựng tuyến đường bộ cao tốc CT03: Hà Nội – Hòa Bình – Sơn La – Điện Biên, đoạn chạy qua địa bàn tỉnh Sơn La có tổng chiều dài khoảng 231km; điểm đầu tại Km53, nút giao IC4 theo dự án cao tốc Hòa Bình – Mộc Châu; điểm cuối tại ranh giới tỉnh Sơn La và tỉnh Điện Biên(khu vực xã Mường Bám, huyện Thuận Châu) với quy mô đạt tối thiểu đường cao tốc 04 làn xe, giai đoạn 2021-2030 tập trung đầu tư trước đoạn từ Hòa Bình – TP. Sơn La.
Phối hợp chặt chẽ với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Quốc Phòng để sớm triển khai Đầu tư nâng cấp cảng hàng không Nà Sản theo quyết định phê duyệt của Thủ tướng. Ngoài ra, đẩy mạnh nguồn lực đầu tư các trục giao thông đối ngoại, kho tàng, bến bãi, cảng cạn, bến thủy theo các chương trình, đề án đã được phê duyệt nhằm gia tăng năng lực vận tải, giao thương hàng hóa và dịch vụ…
2. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư để thu hút đầu tư vào Khu du lịch Quốc gia Mộc Châu; khu du lịch lòng hồ Sông Đà; KCN Mai Sơn, KCN Vân Hồ và các khu cụm kinh tế chuyên ngành khác; trong đó tập trung mạnh cho xây dựng Khu Du lịch Mộc Châu trở thành khu du lịch quốc gia với nhiều sản phẩm du lịch độc đáo thu hút mạnh khách trong Vùng, cả nước và khu vực Quốc tế. Tập trung xây dựng hạ tầng KCN Vân Hồ, thành lập hai khu kinh tế Lóng Sập và Chiềng Khương.
Tăng cường thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chế biến sâu gắn với xây dựng thương hiệu, khai thác tốt thế mạnh về năng lượng tái tạo. Tiếp tục hình thành và phát triển các khu chức năng lớn, chuyên ngành về công nghiệp, du lịch, đô thị hóa, NN công nghệ cao, TDTT, giáo dục đào tạo, dịch vụ khác …vv nhằm thu hút các nguồn lực đầu tư xã hội và tạo lập động lực phát triển.
3. Đẩy mạnh thực hiện cơ cấu lại ngành Nông nghiệp; trọng tâm là thực hiện tích tụ và tập trung ruộng đất để hình thành “cánh đồng lớn”; đẩy mạnh liên kết giữa 6 nhà (nhà nông – nhà nước – nhà doanh nghiệp – nhà băng (ngân hàng) – nhà khoa học – nhà phân phối), trong đó đặc biệt là liên kết giữa Doanh nghiệp và người Nông dân; Thu hút đầu tư mạnh vào nông nghiệp ứng dụng cao, nông nghiệp hữu cơ, tái cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng cao hiệu quả sản xuất cho Nông dân; tổ chức thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM gắn với đẩy mạnh thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).
Tổ chức thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ của Trung ương cho các khu vực khó khăn trong Tỉnh với trọng tâm là nâng cao hiệu quả sản xuất và bố trí sắp xếp ổn định dân cư; tăng cường công tác bảo tồn và phát huy giá trị các hệ sinh thái rừng, bảo vệ vốn rừng, xã hội hoá nghề rừng nhằm giải quyết việc làm, tạo sinh kế cho người dân, giúp người dân thoát nghèo nhanh và bền vững từ nghề rừng.
4. Nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ giáo dục, văn hóa, y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân; tiếp tục đầu tư hoàn chỉnh cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở y tế, giáo dục và các thiết chế văn hóa; đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư hệ thống các bệnh viện và trường học có chất lượng cao, tiến tới hình thành trung tâm y tế cung cấp các dịch vụ khám chữa bệnh thông minh, có chất lượng cho người dân trong và ngoài Tỉnh; cung cấp dịch vụ giáo dục chất lượng cao đạt chuẩn Quốc gia và Quốc tế. Chú trọng đào tạo phát triển nguồn nhân lự c, đặc biệt là nguồn lao động chất lượng cao.
Thúc đẩy hoạt động nghiên cứu phát triển, ứng dụng tiến bộ khoa học và đổi mới công nghệ vào các ngành, lĩnh vực trọng tâm để tạo ra sự bứt phá của một số công nghệ cao có tác động tích cực đến sức cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế. Thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội.
5. Từng bước xây dựng hoàn thiện hệ thống hạ tầng các đô thị theo hướng hình thành các đô thị lớn, có mối liên kết mạnh với nhau; nhằm đẩy mạnh đô thị hóa. Ưu tiên phát triển trước hệ thống các trung tâm đô thị, gắn kết không gian phát triển đô thị với không gian phát triển kinh tế – xã hội trên cơ sở liên kết, hỗ trợ giữa mạng lưới đô thị với các khu điểm kinh tế và điểm dân cư nông thôn.
Trong đó đặc biệt lưu ý việc phát triển các trọng điểm như: Thành phố Sơn La trở thành đô thị xanh, đô thị thông minh và hướng tới đạt các tiêu chí đô thị loại I sau 2030; Thành lập thị xã Mộc Châu đạt tiêu chí đô thị loại III giai đoạn trước 2030, các KDL quốc gia Mộc Châu, KDL lòng hồ sông Đà và các khu kinh tế tập trung khác được phân bố hợp lý trong tổng thể cấu trúc chiến lược về không gian kinh tế xã hội an ninh quốc phòng và môi trường Tỉnh.
Phát triển xây dựng nông thôn mới, kiểu mẫu gắn với đô thị hóa nông thôn và các chương trình giảm nghèo, chương trình phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số; chú trọng sản xuất nông nghiệp sạch, công nghệ cao, sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị để phát triển bền vững.
6. Tăng cường kiểm soát các khu vực cần bảo tồn, khu vực nhạy cảm về môi trường, ngăn ngừa các hiểm họa thiên tai và các thảm họa khác do con người gây ra. Tăng cường bản sắc, hình ảnh, thương hiệu các khu vực đặc thù của các khu vực dân cư gắn với các dân tộc trong Tỉnh. Bảo tồn, tôn tạo và nâng cấp các khu vực dân cư hiện hữu theo hướng nông thôn mới và giữ gìn bản sắc đặc thù gắn kết với sự phát triển chung của Tỉnh, đảm bảo ổn định xã hội, gìn giữ, bảo tồn các di sản văn hoá lịch sử và truyền thống.
7. Tăng cường cải cách hành chính; Nâng cao chất lượng biện pháp quản lý nhà nước trong thể chế quản lý nhà nước; phục vụ tốt phát triển kinh tế, xã hội, phát triển đô thị và nông thôn. Đặc biệt có chính sách hợp lý ưu đãi nhằm thu hút đầu tư xã hội, tăng cường các nguồn lự c đầu tư phát triển Tỉnh. Các chiến lược này sẽ được cụ thể hoá bằng các giải pháp được thể hiện trong các nội dung cụ thể của quy hoạch Tỉnh đến 2030, tầm nhìn đến 2050
Tài liệu, bản đồ QH tỉnh Sơn La
Báo cáo thuyết minh tổng hợp QH tỉnh Sơn La thời kỳ đến năm 2030
Bản đồ cấp huyện:
1.Bản đồ hiện trạng huyện Bắc Yên
2. Bản không gian huyện Bắc Yên vn2000
3. Bản đồ hiện trạng huyện Mai Sơn
4. Bản đồ không gian huyện Mai Sơn
5. Bản đồ hiện trạng Mộc Châu
6. Bản đồ tổ chức không gian Mộc Châu VN2000
7. Bản đồ hiện trạng Mường La VN2000
8. Bản đồ không gian Mường La
9. Bản đồ hiện trạng Phù Yên
10. Bản đồ không gian Phù Yên
11. Bản đồ hiện trạng Quỳnh Nhai
12. Bản đồ không gian Quỳnh Nhai
13. Bản đồ hiện trạng Sông Mã
14. Bản đồ không gian Sông Mã
15. Bản đồ hiện trạng Sốp Cộp
16. bản đồ không gian Sốp Cộp
17. Bản đồ hiện trạng Thuận Châu
18. Bản đồ không gian Thuận Châu
19. Bản đồ hiện trạng Vân Hồ
20. Bản đồ không gian Vân Hồ
21. Bản đồ hiện trạng Yên Châu
22. Bản đồ không gian Yên Châu
23. Bản đồ hiện trạng SDĐ TP Sơn La
24. Bản đồ không gian TP. Sơn La
41. Bản đồ liên huyện thuận châu -thành phố-mai sơn
42. Bản đồ liên huyện Mộc Châu – Vân Hồ – Yên Châu
43. Bản đồ liên vùng lòng hồ và lưu vực Sông Đà
44. Bản đồ liên vùng cao biên giới
Bản đồ cấp tỉnh:
1.Bản đồ vị trí liên hệ vùng
2. Bản đồ địa hình địa mạo NEW
3. Phân vùng khí hậu, thủy văn-VN2000
4. Bản đồ hiện trạng phát triển kinh tế – xã hội
5. Bản đồ hiện trạng phát triển khu, cụm công nghiệp tỉnh Sơn La
6. Bản đồ hiện trạng khu kinh tế cửa khẩu Chiềng Khương
6.2.Bản đồ hiện trạng khu kinh tế cửa khẩu Lóng Sập
7. Bản đồ hiện trạng phát triển nông công nghệ cao-vn2000
8. Bản đồ hiện trạng phát triển thương mại dịch vụ
9. Bản đồ hiện trạng du lịch
10. Bản đồ hiện trạng giáo dục đào tạo, giáo dục nghề nghiệp
11. Bản đồ hiện trạng y tế
12. Bản đồ hiện trạng phát triển văn hóa, thể thao
13. Bản đồ hiện trạng hệ thống đô thị và nông thôn
14 Bản đồ hiện trạng phát triển thông tin và truyền thông tỉnh
15. Bản đồ hiện trạng phát triển kết cấu hạ tầng phòng chống thiên tai và thủy lợi
15a. Bản đồ hiện trạng phát triển GTVT
16. Bản đồ hiện trạng cấp nước tỉnh Sơn La
17. Bản đồ hiện trạng phát triển mạng lưới cấp điện
18. Bản đồ hiện trạng môi trường, thiên nhiên và đa dạng sinh học NEW1
19. Bản đồ hiện trạng, thăm dò, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên NEW1
20. Bản đồ hiện trạng khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước
21. Hiện trạng khu xử lý chất thải rắn và nghĩa trang
22. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỉnh Sơn La 2020
23. Bản đồ đánh giá sử dụng đất đai theo mục đích
24. Bản đồ phương án quy hoạch hệ thống đô thị, nông thôn
25. Bản đồ phương án tổ chức không gian -Vn20000-Model
26. Bản đồ phương án phát triển thương mại dịch vụ
27. Bản đồ phương án phát triển du lịch
28. Bản đồ phương án GDĐT-vn20000-Model
29. Bản đồ PA VHTDTT
30. Bản đồ phương án phát triển Y Tế-vn20000-Model
31. Bản đồ phương án KCN-CCN
32. Bản đồ phương án khu kinh tế cửa khẩu Chiềng Khương
32.1.Bản đồ PA khu kinh tế cửa khẩu Lóng Sập
33. Bản đồ phương án nông-lâm-thủy sản UDNCNC
34. Bản đồ phương án GTVT-vn2000-Model
35. Bảng đồ phương án phát triển hệ thống cấp nước sinh hoạt và xử lý nước
36. Bản đồ phương án mạng lưới cấp điện
37. Bản đồ phương án phát triển thông tin và truyền thông
38. Bản đồ phương án thoát nước xử lý chất thải rắn và nghĩa trang
39. Bản đồ phương án QHSDD
40. Bản đồ phương án thăm dò, sử dụng bảo vệ tài nguyên khoáng sản
41. Bản đồ phương án khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước
42. Bản đồ phương án bảo vệ tài nguyên, đa dạng sinh học
43. Bản đồ phương án phát triển kết cấu hạ tầng phòng chống thiên tai, thủy lợi
44. Bản đồ danh mục các dự án ưu tiên đầu tư
Tổng hợp bởi ashtechservice.com
4.7/5 – (4 bình chọn)